Một số khái niệm về kinh tế phi chính thức

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 33)

Hiện nay, trên thế giới đang phổ biến một số tên gọi như: khu vực phi chính quy (Informal sector); kinh tế bóng đen (Shadow economy); kinh tế ngầm (Underground economy)…Dù tên gọi được dùng khác nhau, chung quy lại các thuật ngữ trên đều phản ánh bản chất các hoạt động của một khu vực kinh tế phi chính thức (KTPCT), trái ngược với khu vực kinh tế chính thống.

9

Theo Tổng Cục Thống Kê https://gso.gov.vn/danhmuc/HTCT_xa.aspx?ma_nhom=X010601

Thuật ngữ “Khu vực kinh tế phi chính thức” đầu tiên do Hart (1973)10 đề xuất để mô tả một khu vực kinh tế truyền thống ở các nền kinh tế đang phát triển. Nguyên gốc, sự phân biệt giữa khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức là dựa trên sự phân biệt giữa lao động được trả lương và lao động tự làm. Phạm trù này dần dần được mở rộng để bao quát tất cả các sự thay đổi về công việc do toàn cầu hóa gây ra, do đó đã chuyển từ khái niệm “Khu vực kinh tế phi chính thức” sang khái niệm “Kinh tế phi chính thức”. Một khái niệm bao trùm cả khu vực KTPCT và việc làm phi chính thức - xuất hiện ở cả hai khu vực KTPCT và chính thức (ILO, 2002), hay:

Kinh tế phi chính thức = Khu vực KTPCT + Việc làm PCT

Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO)

Theo ILO 1993 và 2002, OECD 2002, SNA 1993 và 2008 thì “kinh tế chưa được giám sát” bao gồm 3 thành tố:

Nền kinh tế phi chính thức: thoát khỏi (một phần hoặc hoàn toàn) các quy định của Nhà nước (nhưng không cố ý) – đặc biệt là ở các nước đang phát triển: lao động tự làm; điều tra trực tiếp.

Kinh tế ngầm: tránh các quy định của Nhà nước (cố ý khai thấp doanh số); tiếp cận gián tiếp: chợ đen (tránh kiểm toán thuế).

Kinh tế bất hợppháp : sản phẩm bất hợp pháp (sản phẩm và dịch vụ: buôn bán ma túy…)

Theo đó thì:

- Kinh tế phi chính thức (KTPCT) là khu vực mà ở đó tồn tại việc làm phi chính thức, là một tập hợp các đơn vị sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ với mục tiêu chủ yếu nhằm tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho những người có liên quan, đóng góp vào GDP mà khu vực kinh tế chính thức không với tới được. KTPCT bao gồm nhiều khu vực, nhiều loại hình, nhiều hình thức và đối tượng hoạt động.

- Đơn vị sản xuất kinh doanh (SXKD) thuộc khu vực KTPCT mang những đặc điểm của hộ SXKD, không có tư cách pháp nhân, hoạt động của các đơn vị SXKD thuộc khu vực KTPCT không nhằm để lảng tránh nghĩa vụ nộp thuế, bảo đảm xã hội, vi phạm luật lao động hay vi phạm luật pháp hoặc

10

bất kì quy định quản lý nào khác (Hệ thống Tài khoản Quốc gia – SNA, Tái bản lần thứ tư) Những đơn vị này thường được tổ chức đơn giản, quy mô nhỏ, với không hoặc rất ít sự phân chia giữa lao động và vốn là các yếu tố đầu vào của sản xuất. Các mối liên hệ việc làm (nếu có) chủ yếu dựa trên sự tình cờ, quan hệ họ hàng, hoặc quan hệ cá nhân, sự quen biết hơn là các thỏa thuận hợp đồng với sự bảo đảm chính thức.

Như vậy, khái niệm về các hoạt động của khu vực KTPCT khác với các hoạt động tương tự của kinh tế giấu giếm hay kinh tế ngầm.

Quan điểm của Viện Khoa học Thống kê (Tổng cục Thống kê)

Năm 2007, Viện Khoa học Thống kê (KHTK) và Đơn vị nghiên cứu Phát triển, Thể chế và Phân tích Dài hạn (DIAL) đã thiết kế một lược đồ điều tra để thu thập thông tin về khu vực KTPCT và việc làm phi chính thức ở Việt Nam. Lược đồ này được xây dựng có sự tham khảo các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam:

- Khu vực KTPCT được định nghĩa là “tất cả các doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, sản xuất ít nhất một hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ để bán hoặc trao đổi, không đăng kí kinh doanh (không có giấy phép kinh doanh) và không thuộc ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản” (gọi tắt là ngành nông nghiệp) . Các doanh nghiệp như vậy được gọi là “các hộ SXKD phi chính thức”, phù hợp với từ dùng chính thức về loại hình SXKD này. Việc loại hoạt động SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp ra khỏi định nghĩa là do đặc trưng hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp có sự khác nhau, ví dụ như tính thời vụ, tổ chức lao động, mức thu nhập, và công cụ điều tra khác nhau ở 2 khu vực này. Các hộ SXKD chính thức (có đăng ký kinh doanh) thuộc vào khu vực kinh tế chính thức.

- Việc làm phi chính thức được định nghĩa là việc làm không có bảo hiểm xã hội (đặc biệt là bảo hiểm y tế). Ở Việt Nam, tất cả các doanh nghiệp và hộ SXKD có đăng ký kinh doanh, bất kể có quy mô như thế nào đều bắt buộc phải đăng ký lao động thường xuyên (có hợp đồng lao động ít nhất là từ 3 tháng trở lên) của đơn vị mình với Cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Tất cả các việc làm thuộc khu vực KTPCT được coi là việc làm phi chính thức.

 Theo một số quan điểm của học thuyết Keynes Có ba cách tiếp cận chính:

+ Học thuyết kinh tế Keynes: đưa ra khái niệm khu vực phi chính thức từ những năm 1970. Theo cách tiếp cận này, khu vực phi chính thức bắt nguồn từ chiến lược của các hộ gia đình nhằm tự tạo thu nhập để sống và tồn tại. Trong khuôn khổ này, đó là những đơn vị sản xuất vi mô sử dụng rất nhiều nhân lực và có kỹ thuật sản xuất truyền thống.

+ Cách tiếp cận tự do: được phát triển chủ yếu bởi tác giả Hernando de Soto vào cuối những năm 1980, coi khu vực phi chính thức là cách để thoát khỏi những chính sách can thiệp của Nhà nước hoặc những quy định công bị cho là quá khắt khe. Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến tính năng động và mong muốn làm chủ của các đơn vị sản xuất vi mô vốn tìm cách thoát khỏi những quy định quá ràng buộc.

+ Theo cách tiếp cận “tân Mác-xít”: khu vực phi chính thức được bắt nguồn từ chiến lược của các doanh nghiệp hoặc các công ty đa quốc gia nhằm giảm chi phí lao động và phát triển hình thức thầu phụ mà không phải tuân thủ những quy định pháp luật.

Trong các nghiên cứu kinh tế đã được thực hiện, có thể thấy có ba phương pháp tiếp cận chủ đạo đã được sử dụng để tìm hiểu về nguồn gốc và nguyên nhân của tính phi chính thức (Roubaud, 1994; Bacchetta và những người khác, 2009)

Phương pháp tiếp cận “hai mặt/kép” được sử dụng trong các nghiên cứu của Lewis (1954) và Harris-Todaro (1970). Phương pháp này dựa trên mô hình thị trường lao động kép, trong đó khu vực phi chính thức được coi như một thành phần còn sót lại của thị trường lao động và không có liên hệ với khu vực kinh tế chính thức; khu vực kinh tế mưu sinh này tồn tại chỉ bởi vì khu vực kinh tế chính thức không có khả năng tạo đủ việc làm cho người lao động.

Phương pháp tiếp cận “cơ cấu”, khác với phương pháp thứ nhất, phương pháp tiếp cận này nhấn mạnh quan hệ phụ thuộc qua lại giữa hai khu vực chính thức và phi chính thức (Moser, 1978; Portes và những người khác,1989), dựa trên tinh thần của chủ nghĩa Marx, theo đó, khu vực phi chính thức tham gia vào hệ thống tư bản chủ nghĩa theo quan hệ phụ thuộc. Khu vực này cung cấp lao động và sản phẩm giá rẻ cho các doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức, đồng thời làm tăng tính linh hoạt và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Phương pháp tiếp cận mang tính “pháp lí”, theo đó, khu vực phi chính thức được tạo nên từ các doanh nghiệp siêu nhỏ, hoạt động phi chính thức nhằm thoát khỏi các biện pháp điều chỉnh về kinh tế (de Soto, 1994). Cách tiếp cận theo trường phái tự do này trái ngược với hai cách tiếp cận ở trên, vì cho rằng việc lựa chọn vị thế phi chính thức là tự nguyện và có nguyên nhân là do chi phí để chính thức hóa và đăng ký kinh doanh quá tốn kém.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 33)