Thông tin cá nhân của người nhập cư

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 63)

Đối tượng nghiên cứu là những người nhập cư lên Cần Thơ sinh sống nên tác giả đã thống kê một số thông tin về quê quán, giới tính và tình trạng hôn nhân được thể hiện qua bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2: Thông tin cá nhân của người nhập cư trong khu vực KTPCT Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) 1. Quê quán Các tỉnh ĐBSCL 116 78,38 Các tỉnh khác 32 21,62 2. Giới tính Nam 46 31,08 Nữ 102 68,92 3. Tình trạng hôn nhân Độc thân 26 17,57 Kết hôn và có con 11 7,43

Kết hôn nhưng chưa có con 111 75,00

Tổng cộng 148 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014

Kết quả khảo sát cho thấy người nhập cư đa số là người ở các tỉnh ĐBSCL chiếm tới 78,38%, trong đó chủ yếu là người dân ở các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu…. Ngoài ra còn có 21,62% người nhập cư đến từ các tỉnh khác như Thanh Hóa, Quãng Ngãi, Hưng Yên, Hà Nội... do không có việc làm ở địa phương nên đã di cư vào TP.Cần Thơ để sinh sống.

Theo kết quả khảo sát thì phần lớn người nhập cư là nữ chiếm 68,92%. Tỷ lệ này cho ta thấy người lao động tham gia vào hoạt động kinh tế phi chính thức chủ yếu là nữ do họ dễ thích ứng với môi trường kinh doanh, có khả năng giao tiếp tốt để mời chào hàng hóa với khách hàng.

Phần lớn người những người nhập cư đều đã kết hôn (chiếm 82,43%), những người này phải chi trả rất nhiều cho sinh hoạt phí và thời gian tham gia vào những công việc phi chính, còn lại 17,57% là những lao động nhập cư trẻ tuổi cuộc sống chưa ổn định nên chưa lập gia đình.

Bảng 4.3: Độ tuổi và trình độ của người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Nhóm tuổi của lao động nhập cư 15-20 tuổi 7 4,73 21-29 tuổi 30 20,27 30-49 tuổi 72 48,65 50-59 tuổi 26 17,57 Từ 60 trở lên 13 8,78

Số năm đi học của lao động người nhập Không biết chữ 5 3,38 1-5 năm 37 25,00 6-9 năm 51 34,46 10-12 năm 42 28,38 Trên 12 năm 13 8,78 Tổng 148 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014

Dựa vào số liệu khảo sát cho thấy nhóm tuổi của người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT khá đa dạng, trong đó nhóm tuổi 30-49 chiếm tỷ lệ cao nhất 48,65%, ở nhóm tuổi này thì hầu hết nhũng lao động nhập cư đã lập gia đình nên họ tham gia các công việc trong khu vực KTPCT để kiếm thu nhập cho gia đình. Ngoài ra, nhóm tuổi trên 60, đã quá tuổi lao động chiếm tỷ lệ 8,78% cho thấy sự khác biệt trong giữa khu vực KTPCT và khu vực kinh tế chính thức là không giới hạn độ tuổi lao động, điều này làm cho các hoạt động trong khu vực KTPCT trở nên đa dạng hơn. Các nhóm tuổi còn lại như nhóm tuổi 15-20 chiếm 4,73%, nhóm tuổi 21-29 chiếm tỷ lệ 20,27 và nhóm tuổi 50- 59 chiếm tỷ lệ 17,57%.

Theo kết quả điều tra cho thấy, trình độ học vấn của người dân nhập cư cũng đa dạng, phần lớn những lao động nhập cư tham gia vào công việc trong khu vực KTPCT có trình độ trung bình ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 62,84%. Bên cạnh đó cũng có một phần lao động nhập cư có trình độ trên lớp 12 chiếm 8,78%, tuy nhiên, cũng có một số người tham gia hoạt động KTPCT không được đi học chiếm tỷ lệ 3,38% hay chỉ được học hết cấp 1 (chiếm tỷ lệ 25,00%) vì lý do gia đình khó khăn hay do chịu nhiều áp lực của những năm tháng chiến tranh.

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014

Hình 4.3 Lí do người dân ngoại tỉnh nhập cư vào TPCT

Đặc điểm chung của những người nhập cư trên địa bàn TPCT đã được trình bày trong hình 4.3, vì vậy nó không được nhắc lại một cách chi tiết ở đây. Một cách ngắn gọn, theo kết quả phỏng vấn cho thấy, phụ nữ nhập cư chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều (68,92%) so với nam (31,08%). Nếu như những năm trước nhập cư vì lý do phi kinh tế ( đoàn tụ gia đình, cưới hỏi,…) chiếm một tỷ lệ khá cao, thì bây giờ động lực kinh tế chiếm vị trí quan trọng áp đảo và thực tế khảo sát đa số người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT tại TP.Cần Thơ là vì lí do cải thiện đời sống chiếm tỷ lệ 58,784% khi được hỏi đến lí do nhập cư. Lí do phi kinh tế là cưới hỏi hay có người thân, họ hàng và bạn bè tại nơi chuyển đến cũng chiếm tỷ lệ không ít 38,51%. Tuy nhiên, bên cạnh hai lí do vừa nêu thì một phần số người nhập cư lúc ban đầu họ chuyển lên Cần Thơ sinh sống với mong muốn tìm việc làm ở các khu công nghiệp, nhưng vì số công nhân ở các khu công nghiệp đã quá tải và do họ là những lao động không có trình độ chuyên môn nên không thể có được việc làm như mong muốn. Vì thế, họ tìm đến những công việc giản đơn trong khu vực KTPCT và một loại hình hoạt động phổ biến nhất là bán hàng rong, bán vé số để cải thiện cuộc sống hiện tại. Bởi một tỷ lệ lớn người di cư từ nông thôn ra thành thị là nông dân là những người không có việc làm hoặc thiếu việc làm và có đời sống thấp (Douglass và cộng sự, 2002).

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 63)