Khái niệm về hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 30)

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh của cá thể nhằm đạt kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là thước đo trình độ tổ chức sản xuất của cá thể mà còn là vấn đề sống còn của cá thể trong hoạt động kinh doanh.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh được chia thành 2 loại: hiệu quả kinh doanh cá biệt và HQKD xã hội.

- Hiệu quả kinh doanh cá biệt được thể hiện qua hiệu quả sản xuất kinh doanh thu được của từng cá thể, biểu hiện là lợi nhuận của từng cá thể.

- Hiệu quả kinh doanh xã hội là sự đóng góp của hoạt động SXKD trong lĩnh vực mà cá thể hoạt động vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng NSLĐ, tăng thu cho ngân sách….

Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bằng mối tương quan giữa đại lượng kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh và chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt đó.

Theo P. Samuelson và Nordhaus (1991)7 thì “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác” . Điều này cho thấy rằng, những tác giả trên muốn nhắc đến vấn đề phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế sản xuất của xã hội và nền kinh tế sản xuất này đã phân bổ và sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất một cách tối ưu nhằm làm cho nền kinh tế đạt hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được.

Theo Manfred Kuhn (1990)8, thì “tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh” . Như vậy, theo quan điểm của các nhà quản trị thì cho rằng việc xác định hiệu quả kinh doanh phải dựa trên tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Chính vì vậy việc có đạt được hiệu quả kinh doanh hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào vai trò quản trị của người đứng đầu tổ chức kinh doanh đó biết cách tính toán hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đã bỏ ra.

7

P. Samuelson, W. Nordhaus (1991), Kinh tế học. Viện Quan hệ quốc tế - Bộ Ngoại giao, Hà Nội.

8

Từ các quan điểm trên, có thể hiểu rằng hiệu quả sản xuất- kinh doanh sẽ được phản ánh thông qua việc sử dụng các nguồn lực (vật lực, nhân lực và tài lực) nhằm đạt được mục tiêu trong sản xuất-kinh doanh, tuy nhiên để biết được hoạt động sản xuất-kinh doanh đó có hiệu quả không thì cần so sánh giữa kết quả đạt được so với những nguồn lực đã bỏ ra và thông thường đối với các hộ kinh doanh thì mục tiêu quan trọng nhất là đạt được lợi nhuận, và công thức chung tính cho hiệu quả kinh doanh:

Trong đó: H - Hiệu quả kinh doanh K - Kết quả đạt được

C - Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 30)