Tình hình xã hội

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 51)

3.2.2.1 Tình hình dân số trên địa bàn nghiên cứu

Bảng 3.5: Diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số năm 2013 phân theo huyện/quận/thị xã/thành phố

Diện tích (km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/Km2) Tổng số 1.408,96 1.232.260 875

Quận Ninh Kiều 29,27 255.728 8.737

Quận Ô Môn 132,22 134.630 1.018

Quận Bình Thủy 70,68 119.158 1.686

Quận Cái Răng 68,33 91.000 1.332

Quận Thốt Nốt 118,01 164.940 1.398

Huyện Vĩnh Thạnh 298,23 116.110 389

Huyện Cờ Đỏ 311,15 126.069 405

Huyện Phong Điền 125,26 101.120 807

Huyện Thới Lai 255,81 123.505 483

Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013

Mật độ dân số tại TPCT không đồng đều, mật độ thấp nhất là 389người/km2 và mật độ cao nhất là 8.737người/km2, quận Ninh Kiều có mật độ dân số lớn nhất trong toàn thành phố 8.617người/km2 cao hơn rất nhiều so với các quận huyện khác, vì nơi đây là trung tâm thành phố nên có dân số đông đúc, nếu xét về tổng số dân thì quận Ninh Kiều có số dân tương đối lớn hơn các quận huyện khác sấp sỉ 2 lần về tổng số dân, tuy nhiên về diện tích quận Ninh Kiều lại là nhỏ nhất. Bên cạnh đó, các quận như: Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng và Thốt Nốt lại có mật độ dân số sấp sỉ trên 1000 người/km2. Mật độ dân số khá đồng đều giữa các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền và huyện Thới Lai có mật độ dân số thấp sấp sỉ 400người/ km2, mặt khác do nơi đây có diện tích lớn. Tóm lại, mật độ dân số trung bình của toàn thành phố là khoảng 866 người/ km2, tuy nhiên dựa trên bảng số liệu ta có thể thấy mật độ dân số tại TPCT không đồng đều giữa các quận và huyện. Mật độ dân số tại các quận thuộc thành phố đông do nơi đây tập trung các khu công nghiệp lớn, yêu cầu tay nghề thấp, do đó người dân tại các huyện di cư đến để đi làm, mặt khác các khu trung tâm thuộc thành phố là nơi tập trung các trường học, khu vui chơi giải trí, siêu thị,… tạo điều kiện cho việc kinh doanh, mua bán, nên nơi đây tận dụng hết mọi diện tích mặt bằng để hoạt động kinh doanh, dẫn đến tình trạng người dân đông đúc.

Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013

Hình 3.3 Dân số trung bình phân theo giới tính trên địa bàn

Dân số phân theo giới tính không đồng đều giữa nam và nữ, tỷ lệ dân số nam luôn thấp lơn tỷ lệ dân số nữ qua các năm từ 2011 – 2013, tỷ lệ dân số nữ qua các năm luôn lớn hơn 50% so với tổng cơ cấu dân số của thành phố, tỷ lệ dân số nữ giảm dần từ 50,3% tương đương 608.224 người năm 2011, năm 2012 giảm xuống còn 50,28% tương đương 613.447 người và năm 2013 tỷ lệ này tăng nhẹ là 50,32% tương đương 620.134 người; trong khi đó thì tỷ lệ dân số nam lại tăng từ 49,70% tương đương 600.968 năm 2011 lên 49,72% tương đương 606.713 người năm 2012 và tăng lên 49,68% tương đương 612.126 người vào năm 2013. Về tỷ trọng tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ rất nhỏ (dưới 1%) giảm dần qua các năm từ năm 2011 – 2012 lần lượt là 0,6%, 0,56% và năm 2013 tăng 0,64%,cho thấy dân số trung bình nam đang tăng so với dân số trung bình nữ, tỷ lệ dân số trung bình nam tăng trung bình 0,96% năm 2012 và tăng lên 0,89% năm 2013, cũng tăng với tốc độ tương tự như tỷ lệ tăng của dân số trung bình nam, dân số trung bình nữ năm 2012 tăng 0,86% so với năm 2010 và tăng 1,09% năm 2013 so với năm 2012. Mặc dù tỷ lệ dân số nam và nữ có sự chênh lệch, tuy nhiên thì chênh lệch giữa dân số nam và nữ là không nhiều. Dân số trung bình nam và nữ đang đi đến tình trạng cân bằng, đi đến bình đẳng giới giữa nam và nữ. Tỷ lệ dân số nam và nữ TPCT có sự khác biệt so với tỷ lệ dân số các tỉnh thành khác trong cả nước, trong khi tỷ lệ dân số tại

các tỉnh thành khác là tỷ lệ dân số nam luôn cao hơn tỷ lệ dân số nữ thì tỷ lệ dân số tại TPCT lại là ngược lại và dần dẫn đến tình trạng cân bằng. Tỷ lệ dân số cân bằng trong xã hội dẫn đến việc bình đẳng giới, bình đẳng trong công việc, trong học tập,…tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Bảng 3.6: Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn trên địa bàn

ĐVT: người

Năm Thành thị Nông thôn Tổng

2011 799.859 409.333 1.209.192

2012 809.207 410.953 1.220.160

2013 818.957 413.303 1.232.260

Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013

Tỷ lệ dân số trung bình sống tại thành thị cao hơn so với dân số trung bình sống tại nông thôn sấp sỉ 2 lần, dân số trung bình sống tại thành thị năm 2011 là 799.859 người chiếm 66,15%, trong khi đó thì dân số tại nông thôn là 409.333 người, chiếm 33,85% trong tổng dân số tại TPCT, tuyệt đối giữa dân số thành thị và nông thôn năm 2011 là 390.526 người, mức chênh lệch này chiếm 32,30% trong tổng dân số tại TPCT, bước sang năm 2012, dân số tại thành thị tăng lên 809.207 người chiếm 66,32%, trong khi dân số sống tại nông thôn là 410.953 người, chiếm 32,68% trong tổng dân số sống tại thành phố, tỷ trọng chênh lệnh giữa dân số thành thị và nông thôn chiếm 32,64% trong tổng dân số, năm 2013 dân số sống tại thành thị tiếp tục tăng lên 818.957 người, trong khi dân số nông thôn là 413.303 người, thì tỷ lệ chênh lệch này tăng lên mức 32.92% trong tổng dân số tương ứng với 405.654 người. Tỷ lệ dân số sống tại thành thị tăng 1,17% và 1,2% lần lượt qua các năm 2012 và 2013 về tốc độ tăng liên hoàn, tỷ lệ tăng tại nông thôn qua 2 năm 2012 và 2013 lần lượt là 0,40% và 0,57% tốc độ tăng liên hoàn năm 2012 so với năm 2011 và năm 2013 so với năm 2012. Tỷ lệ dân số thành thị tăng từ 66,15% năm 2011 lên 66,32% năm 2012 và 66,46 năm 2013; do đó đồng nghĩa với tỷ lệ dân số nông thôn giảm từ 33,85% năm 2011 xuống mức 33,68% năm 2012 và 33,54 năm 2013. Tỷ lệ dân số thành thị tăng lên tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển tại các vùng trung tâm thành phố, tuy nhiên thì cũng mang theo những rủi ro về mức sống, dân cư, tình hình sức khỏe, tệ nạn xã hội,… Dân số nông thôn theo thời gian giảm dần tỷ trọng do trong sản xuất nông nghiệp vì

việc máy móc thay thế sức lao động của con người, dẫn đến tình trạng nhàn rỗi trong công việc do đó làm cho tình trạng lao động di chuyển đến các trung tâm đô thị, trung tâm công nghiệp để tìm kiếm việc làm.

Theo dự báo mang tính xu hướng của tốc độ tăng dân số Việt Nam thì giai đoạn 2010 – 2030 dân số Việt Nam đạt tỷ lệ dân số vàng, khi đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% so với tổng dân số, trên 20% dân số dưới độ tuổi lao động và trên 10% dân số ngoài độ tuổi lao động. Vì vậy theo xu hướng chung của cả nước và xu hướng hội nhập và phát triển thì TPCT cũng không ngoại lệ.

Đơn vị tính: ‰

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2013

Hình 3.4: Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của TPCT năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa trên hình 3.3 ta thấy, tỷ suất sinh thô năm 2011 là 14,72‰ nhưng tỷ suất chết thô lại là 4,44‰, nên dẫn đến tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 10,28%. Tuy nhiên tỷ suất sinh thô và tỷ suất chết thô lại có xu hướng giảm kéo theo tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm, tỷ suất sinh thô năm 2012 là 14,41‰ trong khi tỷ suất chết thô là 4,23‰ làm cho tỷ lệ gia tăng tự nhiên năm 2011 giảm xuống còn 10,18‰, tỷ lệ gia tăng tự nhiên năm 2013 là 10,37‰, tăng trở lại so với năm 2011 và 2012. Tỷ suất sinh thô giảm nguyên nhân là do các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe ngày càng được tiến bộ, ý thức về chăm sóc sức khỏe của người dân thông qua các chương trình tuyên truyền ngày càng được nâng cao, các dịch bệnh cũng như thiên tai được nhà nước trú trọng đề phòng cũng như khắc phục. Ngoài ra thì các cơ quan chức năng phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước phát động nhiều chương trình như: kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV, nghiêm cấm hút thuốc lá những nơi như bệnh viện, trường học, nơi công cộng,…để đảm bảo sức khỏe cho người dân cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn TPCT.

Bảng 3.7: Tỷ suất nhập cư phân theo giới tính và thành thị, nông thôn

ĐVT: ‰

Năm Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2005 5,0 5,1 4,9 3,0 1,7 2006 5,8 5,7 5,9 3,4 2,0 2007 7,5 7,3 7,6 3,8 2,8 2008 6,0 5,7 6,3 2,7 2,3 2009 8,7 8,3 9,0 5,3 1,4 2010 9,7 9,1 10,3 5,2 2,4 2011 10,4 9,9 10,9 4,9 3,2 2012 7,2 6,7 7,8 3,9 1,8

Nguồn: Niên giám Thống kê 2012

Qua bảng số liệu thu thập ta nhận thấy tỷ suất nhập cư của cả nước phân theo giới tính có nhiều biến động và tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2005-2011, tỷ suất nhập cư của nữ cao hơn của nam từ 2007 -2012. Tỷ suất nhập cư phân theo khu vực thành thị-nông thôn cũng có sự chệnh lệch đáng kể và hấu như qua các năm tỷ suất nhập cư vào thành thị luôn chiếm cao hơn so với nông thôn. Điều này được giải thích do cuộc sống ở quê nhà khó khăn nên những đối tượng nhập cư có nhu cầu chuyển lên các thành phố lớn với mong muốn tìm được việc làm có thu nhập ổn định, vừa lo cho bản thân vừa có thể gởi tiền về quê nhà giúp người thân cải thiện cuộc sống hơn. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2012 thì tỷ suất nhập cư của cả nước đã giảm đi rất nhiều từ 10,4 ‰ (năm 2011) xuống còn 7,2 ‰ (năm 2012) do các cơ quan Bộ, Ngành ở những thành phố lớn đã thực hiện một số chính sách nhằm hạn chế tình trạng nhập cư ồ ạt gây ra những mất cân đối trong cơ cấu dân số và việc làm của tỉnh, thành phố.

3.2.2.2 Tình hình lao động trên địa bàn nghiên cứu

Bảng 3.8: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị, nông thôn

ĐVT: người

Năm 2011 2012 2013 Chênh lệch

2012/2011 2013/2012

Thành thị 320.312 432.212 450.622 111.900 18.410

Tổng 622.825 663.677 675.055 40.852 11.378

Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013

Dân số trong độ tuổi lao động phân theo thành thị, nông thôn cũng có những biến động bất thường. Dân số trong độ tuổi lao động tại nông thôn giảm dần qua các năm, đi ngược với dân số trong độ tuổi lao động tại nông thôn thì dân số trong độ tuổi lao động tại thành thị lại tăng trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể thì dân số trong độ tuổi lao động tại thành thị tăng từ 320.312 người năm 2011 lên 432.212 người năm 2012, tăng 111.900 người và năm 2013 thì tiếp tục tăng lên là 450.622 người, tăng 18.410 người, dân số trong độ tuổi lao động tại nông thôn năm 2012 giảm từ 302.513 người xuống còn 231.465 người , giảm 71.048 người so với năm 2011, năm 2013 chỉ số này tiếp tục giảm còn 224.433 người, giảm 7.032 người so với năm 2012.

Bảng 3.9: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính

Năm Đơn vị tính 2011 2012 2013 Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 Nam Người 387.389 374.494 379.704 (12.895) 5.210 Cơ cấu % 62,20 56,43 56,25 (5,77) (0,18) Nữ Người 235.436 289.183 295.351 53.747 6.168 Cơ cấu % 37,80 43,57 43,75 5.77 0.18 Tổng Người 622.825 663.677 675.055 40.852 11.378 Chỉ số phát triển % 1,06 1,07 1,02 - -

Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013

Dân số nam trong độ tuổi lao động cao hơn dân số nữ trong độ tuổi lao động giai đoạn 2011 – 2013, khi xét đến tình hình dân số thì dân số nữ luôn lớn hơn dân số nam trong giai đoạn 2011 – 2013, tỷ lệ dân số nữ luôn chiếm trên 50% trong tổng dân số, đồng thời thì chênh lệch giữa dân số nam và dân số nữ là không nhiều, trong khi đó thì tỷ lệ dân số nữ trong độ tuổi lao động giai đoạn 2011 – 2013 lại thấp hơn so với dân số nam trong độ tuổi lao động rất nhiều. Dân số nữ trong độ tuổi lao động tăng dần trong giai đoạn 2011 - 2013, số lao động nữ năm 2011 là 235.436 người, năm 2012 là 289.183 người, tăng 53.747 người tương đương với 5,77% so với năm 2011, năm 2013 dân số nữ trong độ tuổi lao động là 295.351 người, tăng 6.168 người, tương đương với tốc độ tăng liên hoàn so với năm 2012 là 0,18%. Dân số nam trong độ tuổi lao động giai đoạn 2011 – 2013 có chiều hướng giảm đi, khác hẳn so với chiều hướng của dân số nữ trong độ tuổi lao động. Dân số nam trong độ tuổi lao động năm 2011 là387.389 người, năm 2012 là 374.494 người, giảm tuyệt

đối là 12.895 người và tương đối là 0,03% so với năm 2011, năm 2013 dân số nam trong độ tuổi lao động là 379.704 người, tăng nhẹ 5.210 người tương đương với 0,01% so với năm 2012. Điều này có thể được lý giải như: số thiếu niên là nữ khi chưa đến độ tuổi lao động tại TPCT thì chiếm một lực lượng đông đảo, hay nói cách khác thì số thiếu niên là nữ trong thời gian khảo sát thì số thiếu niên đó gần bước vào độ tuổi lao động, do đó theo thời gian thì những thiếu niên này đủ 15 tuổi do đó họ vô tình được xem là lao động trong độ tuổi, điều này mang lại sự khả quan cho nền kinh tế khi tổng số lao động nói chung và lao động nữ nói riêng tại TPCT ngày một tăng. Bên cạnh đó, tỷ suất sinh thô hàng năm tại TPCT ngày một giảm, đồng nghĩa với việc một phần nào đó lao động nữ có nhiều thời gian dành cho công việc hơn chăm sóc gia đình. Hơn nữa, do chi phí cơ hội của việc chọn việc ở nhà làm các công việc nội trợ mà không tham gia vào lao động kinh tế bên ngoài ngày một tăng, do mức lương tối thiểu ngày một tăng và các chính sách ưu đãi cho những lao động nữ ngày một hấp dẫn, do đó những lao động nữ này bắt buộc phải tham gia vào thi trường lao động khi có đủ điều kiện.

Bảng 3.10: Lao động có việc làm và thất nghiệp ở TP Cần Thơ năm 2013

Đơn vị tính: Người

Lao động có việc làm Lao động thất nghiệp

Tổng số Nữ Nam Tổng

số

Nữ Nam

Quận Ninh Kiều 85.324 37.978 47.346 941 414 527

Quận Ô Môn 61.034 24.162 36.872 735 321 414 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quận Bình Thủy 48.088 19.167 28.921 527 270 257

Quận Cái Răng 39.452 16.155 23.297 381 161 220

Quận Thốt Nốt 69.183 25.673 43.510 534 213 321

Huyện Vĩnh Thạnh 49.812 19.609 30.203 5.446 1.895 3.551

Huyện Cờ Đỏ 65.662 25.788 39.874 451 188 263

Huyện Phong Điền 55.458 22.319 33.139 326 118 208

Huyện Thới Lai 63.791 25.388 38.403 323 140 183

Toàn TPCT 537.804 216.239 321.565 9.664 3.720 5.944

Nguồn: Trung tâm dịch vụ việc làm ( Sở Lao động thương binh và xã hội TPCT)

Ở nước ta, trong những năm qua, tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp phá sản, cắt giảm nhân sự gia tăng, lượng lao động thất nghiệp cũng tăng theo, trong khi đó nhu cầu tuyển dụng lao động không nhiều khiến thị trường lao động trở nên đìu hiu. Trong khi đó tại TPCT, một thành phố trung tâm của cả vùng ĐBSCL cũng phải đối mặt với tình trạng chung này, năm 2013 nhu cầu về nguồn nhân lực có xu hướng giảm về số lượng nhưng lại tăng về chất lượng, điều này đã làm cho tình trạng thất nghiệp kéo dài, đặc biệt là ở người lao động có trình độ thấp không đáp ứng được nhu cầu của xã hội và

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 51)