Bảng 4.4: Lí do lao động nhập cư tham gia vào hoạt động KTPCT tại TP.Cần Thơ
Lí do chọn nghề Tần số Tỷ lệ (%)
Truyền thống gia đình 20 13,5
Theo phong trào 12 8,1
Dễ kiếm thu nhập 79 53,4
Công việc nhàn nhã 61 41,2
Phù hợp với sức khỏe 26 17,6
Không biết làm gì khác 57 38,5
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014
Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy thì phần lớn lí do dễ đem lại thu nhập chiếm tỷ lệ cao ( 53,4%), là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy người nhập cư tham gia vào các hoạt động trong khu vực KTPCT. Bởi vì cuộc sống của người nhập cư ở quê nhà rất khó khăn , vất vả; họ không có đất sản xuất, điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên thu nhập từ làm nông rất bấp bênh và không ổn định. Ngoài ra những việc làm trong khu vực KTPCT không đòi hỏi yêu cầu về trình độ, chuyên môn và mức vốn bỏ ra ban đầu không quá cao. Ngoài ra, công việc trong khu vực KTPCT mang tính chất đơn giản và chủ động nhiều về thời gian vừa chăm sóc gia đình vừa có thời gian buôn bán tạo ra thu nhập nên có 61 đáp viên (41,2%) đồng tình với lí do công việc trong khu vực KTPCT nhàn nhã. Bên cạnh đó, phần lớn những người nhập cư họ chuyển đến Cần Thơ chủ yếu là để xin việc làm ở các khu công nghiệp nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn, các công ty, xí nghiệp còn phải sa thải nhân viên để hạ chi phí kinh doanh nên khả năng người nhập cư vào TPCT có ý định xin việc trong khu vực kinh tế chính thức rất khó khăn nên trong thời gian chờ đợi họ không biết làm gì ( 38,5%) nên họ sẽ tham gia vào khu vực KTPCT để tạo ra thu nhập trang trãi cho những chi phí sinh hoạt. Một số lí do khác như theo truyền thống gia đình, công việc phù hợp với khả năng hay do theo phong trào chiếm tỷ lệ khá thấp dưới 20%. Tóm lại, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào khu vực KTPCT của người nhập cư là yếu tố dễ kiếm thu nhập; tiếp đến là yếu tố công việc nhàn nhã và yếu tố không biết làm gì.
Bảng 4.5: Hiệu quả kinh doanh phân theo lĩnh vực kinh doanh
Chỉ tiêu
Hiệu quả kinh doanh
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Sản xuất -0,46 0,75 0,24
Thương mại -1,29 0,69 0,18
Dịch vụ -0,19 0,80 0,40
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014
Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy những hoạt động kinh doanh của người nhập cư khi tham gia vào khu vực KTPCT rất đa dạng, tác giả phân thành ba nhóm hoạt động chính bao gồm sản xuất, thương mại và dịch vụ. Nhóm ngành sản xuất chiếm một tỷ lệ khá cao hơn 40% trong tổng mẫu là 148, vì nhóm ngành này đối tượng nhập cư dễ tiếp cận hơn như bán đồ uống, thức ăn do tự tay họ chế biến và một khía cạnh khác là nhóm ngành này tạo ra mức sinh lời cũng khá cao trung bình khoảng 0,24 lần/ngày, tỷ suất sinh lời cao nhất đạt 0,75 lần/ngày và thấp nhất (0,46) lần/ngày. Ngoài ra, nhóm ngành thương mại là những hoạt động mua đi bán lại những hàng hóa như các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ hay những xe đẩy bán trái cây, bán quần áo may sẵn, giày dép ở lề đường…loại hình kinh doanh này khá phổ biến chiếm 34,459% tương đối cao với mức sinh lời trung bình đạt 0,18 lần/ngày, cao nhất là 0,69 lần/ngày và thấp nhất là (1,29) lần/ngày. Bên cạnh đó, nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp chỉ 23,65% vì đa số những hoạt động kinh doanh trong nhóm ngành này đòi hỏi người tham gia phải có kỹ năng tay nghề như hoạt động cắt uốn tóc, dán decal điện thoại, laptop, ép dẻo hay sửa xe, làm móng dạo… Tuy nhiên, những hoạt động dịch vụ đem lại tỷ suất sinh lời cao nhất trong hai nhóm ngành còn lại, trung bình đạt gần 0,400 lần/ngày vì chủ yếu họ lấy công làm lời, những khoản chi phí như mua hàng hằng ngày là rất thấp.
Bảng 4.6: Hình thức và lĩnh vực kinh doanh của người nhập cư
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Loại hình kinh
doanh
Bán hàng rong 98 66,22
Hộ kinh doanh không đăng ký 50 33,78
Lĩnh vực kinh doanh Sản xuất 62 41,89 Thương mại 51 34,46 Dịch vụ 35 23,65 Tổng 148 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014
Kết quả thống kê cho thấy phần lớn người nhập cư có trình độ và tay nghề thấp, không có đất canh tác, nguồn vốn kinh doanh thấp, là những lao động mới nhập cư trong một thời gian ngắn chưa tìm được việc làm ổn định nên chủ yếu họ tham gia vào hoạt động bán hàng rong (BHR) chiếm 66,216% và một số ít người nhập cư (33,784%) tham gia vào hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ tại nhà như kinh doanh tạp hóa, quán ăn hay quán giải khát…Điều này không chỉ bản thân họ giải quyết được vấn đề việc làm, có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình mà còn làm giảm bớt tình trạng thất nghiệp góp phần phát triển nền kinh tế thị trường và địa phương. Tuy nhiên, bản thân những người nhập cư đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lao động nhập cư bằng những biện pháp thiết thực. Bên cạnh đó, kết quả điều tra cho thấy có 75,676% người nhập cư chọn hình thức kinh doanh là cố định, những người này đa số là ngồi một chỗ ở các vỉa hè hay xung quanh chợ và họ không cần phải đóng thuế mặt bằng mà chỉ đóng lệ phí cho ban quản lý để có được một phần đường dùng để buôn bán, một số người nhập cư có gia đình người thân tại Cần Thơ thì họ thực hiện việc kinh doanh như bán tạp hóa hay quán ăn hoặc quán cà phê nho nhỏ tại nhà. Số người có hình thức bán lưu động chiếm chỉ 24,324 % với hình thức buôn bán là các gánh hàng hay xe đẩy hàng nên hàng hóa chủ yếu là những mặt hàng gọn nhẹ thuận tiện cho việc di chuyển buôn bán như thức ăn nhanh, quà vặt,…
Hơn thế nữa, qua quá trình thu thập số liệu cho thấy các hoạt động tạo thu nhập trong khu vực KTPCT rất đa dạng, nhưng tác giả phân chia ra làm 3 loại lĩnh vực kinh doanh bao gồm sản xuất, thương mại và dịch vụ. Trong đó, lĩnh vực sản xuất bao gồm các công việc như: bán điểm tâm sáng, nước giải
khát, bánh tráng trộn, chuối chiên,... chiếm tỷ lệ 40% cao nhất so với hai lĩnh vực còn lại. Lĩnh vực thương mại bao gồm các công việc mua đi bán lại, kinh doanh tiệm tạp hóa là thường thấy nhất, chiếm tỷ lệ tương đối cao trên 30%. Nói chung hai lĩnh vực sản xuất và thương mại thì rất dễ kinh doanh vì nó không đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn như lĩnh vực dịch vụ ( sửa xe, làm móng dạo, cắt uốn tóc, may quần áo…) nên lĩnh vực kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp nhất 23,65%.
Bảng 4.7: Số giờ kinh doanh của lao động nhập cư trong khu vực KTPCT
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
Dưới 8 giờ 27 18,24
8-12 giờ 76 51,35
12 giờ trở lên 45 30,41
Tổng 148 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014
Thêm vào đó dựa trên số liệu thu thập thì thời gian hoạt động của những lao động nhập cư trong khu vực kinh tế này rất đa dạng, để đạt được mức sinh lời cao như thế thì những lao động nhập cư trong khu vực KTPCT phải bỏ ra nhiều giờ lao động trong một ngày cụ thể, có những lao động chỉ hoạt động trong một khung giờ/ngày, đồng thời cũng có hộ lao động hoạt động cả ngày, điều này tạo ra sự chênh lệch về thời gian lao họ hoạt động. Theo bảng số liệu 4.7 tác giả chia ra 3 khung thời gian, trong đó khung giờ 8-12 giờ chiếm tỷ lệ cao nhất 51,35% cho thấy so với con số trung bình giờ làm việc trong khu vực chính thức là 8 giờ/ngày thì đa số những lao động nhập cư trong khu vực KTPCT phải bỏ ra rất nhiều giờ lao động trong một ngày để kiếm được thu nhập đủ để trang trải cho cuộc sống hằng ngày và lo cho con cái học hành. Bên cạnh đó, cũng có một số người lao động nhập cư (chiếm tỷ lệ 30,41%) làm việc hầu như là suốt ngày hơn 12 giờ lao động/ngày, vì theo tính chất công việc nên họ thực hiện việc buôn bán với nhiều khung giờ trong ngày với mong muốn tạo thu nhập tối đa. Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ tính hiệu quả trong kinh doanh thì những người lao động này phải bỏ ra rất nhiều chi phí lao động nên suy ra sẽ làm giảm đi lợi nhuận so với thực tế họ kiếm được.
Bảng 4.8: Nguồn vốn kinh doanh trong hoạt động KTPCT
ĐVT: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Vốn cố định 200,00 100.000,00 12.254,00 20.879,76
Vốn lưu động/ngày
2,00 3.250,00 416,39 557,99
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014
Qua kết quả phân tích, ta hoàn toàn có cơ sở khẳng định rằng nguồn vốn để kinh doanh hàng rong là tương đối ít, nhưng tỷ suất sinh lợi lại rất lớn.
Đối với vốn cố định, mức vốn trung bình mà một người cần có để tham gia hoạt động phi chính thức là khoảng 12.254.000 đồng. Nguồn vốn cao nhất là 100.000.000 đồng thì hầu hết là những lao động nhậ cư lâu năm tham gia vào các hoạt động như kinh doanh tiệm tạp hóa phải bỏ ra vốn lớn để lấy hàng dự trữ, hay quán cà phê thì chi phí xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn bỏ ra đầu tư, tuy nhiên vẫn có một số người không cần bỏ vốn cố định cũng có thể tham gia hoạt động kinh doanh phi chính thức, ví dụ như những người bán vé số lưu động, họ không đầu tư bất cứ khoản nào về cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động kinh doanh buôn bán…Đây là điểm riêng biệt giữa các lĩnh vực kinh doanh trong khu vực KTPT. Vì vậy độ lệch của nguồn vốn cố định trong bộ số liệu khá cao 20.879.760 đồng.
Đối với vốn lưu động thì hoạt động kinh doanh còn tạo ra một lợi thế đặc trưng riêng của khu vực KTPCT đó là vòng quay vốn rất nhanh, vốn ngày hôm nay sẽ được đầu tư mua hàng hoá cho ngày mai, đối với một số mặt hàng tiêu dùng ở dạng tiệm tạp hóa thì vòng quay vốn này có chậm hơn nhưng cũng chỉ diễn ra trong một đợt mua hàng khoảng 5 – 10 ngày. Đây là một tốc độ quay vốn nhanh nhất mà khó có đơn vị sản xuất kinh doanh nào trên thị trường so sánh được. Vốn lưu động cần thiết để đầu tư kinh doanh hàng ngày cũng khá thấp, mức vốn trung bình khoảng gần 0,5 triệu đồng/ngày, số vốn này sẽ lập tức đi vào thị trường, tạo nguồn thu nhập và được tái đầu tư cho ngày tiếp theo. Đây là một mức vốn phù hợp với những người nhập cư, những người không có nhiều vốn để kinh doanh. Với nguồn vốn kinh doanh tương đối thấp nhưng lại tạo mức thu nhập khá cao, đủ cho họ chi trả các chi phí sinh hoạt mà vẫn còn một khoản tiết kiệm nhất định. Khoản lợi nhuận mà người nhập cư
tham gia vào khu vực KTPCT có được với tỷ suất sinh lời khá cao, hiện tượng “bán 1 lời 1” không phải là vấn đề xa lạ đối với hoạt động buôn bán này.
Trên thực tế điều tra thì hầu hết các đáp viên đều trả lời những hoạt động trong khu vực KTPCT đem lại mức thu nhập vừa đủ sống và một số đáp viên trả lời công việc hiện tại đem lại thu nhập cao hơn khi đi làm thuê, cho thấy hình thức kinh doanh này là lấy công làm lời, để hiểu rõ hơn về tính hiệu quả kinh doanh của lao động nhập cư trong khu vực KTPCT sẽ được thể hiện qua bảng cơ cấu chi phí theo từng lĩnh vực kinh doanh như sau:
Bảng 4.9: Cơ cấu chi phí, doanh thu và lợi nhuận theo từng lĩnh vực kinh doanh trong KTPCT
ĐVT: Nghìn đồng
Tiêu chí Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn SẢN XUẤT Doanh thu 100,00 5000,00 727,18 753,05 Chi phí 88,90 3.576,92 540,86 580,86 Thuế 0 5,00 0,87 1,44 Mặt bằng 0 150,00 13,39 29,83 Khấu hao 0 15,00 2,87 3,12 Chi phí lao động 17,50 310,00 92,48 56,47 Mua hàng 12,00 3.150,00 421,02 510,78 Khác 0,00 200,00 10,24 30,94 Lợi nhuận -46,28 1423,08 186,32 236,24 Lợi nhuận/người -46,28 1423,08 146,51 211,47 THƯƠNG MẠI Doanh thu 50,00 4000,000 988,43 903,58 Chi phí 80,50 3.402,33 748,08 675,94 Thuế 0 100,00 4,61 14,52 Mặt bằng 0 150,00 15,12 33,85 Khấu hao 0,00 25,00 1,93 3,82
Chi phí lao động 26,67 320,00 92,81 55,00 Mua hàng 25,00 3.250,00 629,90 634,68 Khác 0,00 49,00 3,71 9,59 Lợi nhuận -67,00 1526,00 240,35 347,39 Lợi nhuận/người -67,00 1526,00 165,54 252,51 DỊCH VỤ Doanh thu 50,00 4000,000 315,57 661,90 Chi phí 40,64 2.803,00 191,94 469,42 Thuế 0,00 5,00 0,20 0,901 Mặt bằng 0,00 226,00 13,87 42,07 Khấu hao 0,20 10,00 2,52 2,50 Chi phí lao động 30,00 570,00 75,13 93,93 Mua hàng 2,00 2.000,00 97,09 335,11 Khác 0,00 100,00 3,14 16,94 Lợi nhuận -9,70 1526,00 123,63 202,02 Lợi nhuận/người -9,70 598,50 99,70 111,90
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2014
+ LĨNH VỰC SẢN XUẤT
Đối với các lao động trong phi chính thức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, doanh thu trung bình hàng ngày của họ khoảng 727 nghìn đồng với mức doanh thu thấp nhất là 100 nghìn đồng và cao nhất là 5 triệu đồng. Trong khi đó chi phí trung bình bỏ ra cho hoạt động kinh doanh buôn bán hàng ngày là 540,860 nghìn đồng, chi phí thấp nhất trong ngày là 88,900 nghìn đồng đối với những hộ buôn bán nhỏ, tính chất sản phẩm đơn giản, không tốn nhiều công phu trong quá trình sản xuất, các sản phẩm của những hộ này đa phần là các món ăn vặt, hoặc các hàng quán giải khát quy mô nhỏ. Tuy nhiên, chi phí trung bình cao nhất một ngày đối với những hộ có hoạt động trong lĩnh vực sản xuất là 3.576,920 nghìn đồng, khoản chi phí này thuộc về những hộ có quy mô kinh doanh tương đối lớn, tính chất kinh doanh của họ mang tính phức tạp đòi hỏi chi phí cho việc kinh doanh nhất thiết phải nhiều để có thể đáp ứng
được quy mô kinh doanh. Từ đó cho thấy, kết quả của hoạt động KTPCT trong lĩnh vực sản xuất có lợi nhuận trung bình thu được hàng ngày có độ lớn nhỏ khác nhau tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của từng hộ, theo đó lợi nhuận trung bình hàng ngày của hoạt động KTPCT trong lĩnh vực sản xuất là 240,352 nghìn đồng, tuy nhiên đôi lúc việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên thua lỗ với mức lợi nhuận thấp nhất là (67,000) nghìn đồng và cao nhất là 1.526,000 nghìn đồng thường là đối với những hộ hoạt động kinh doanh có quy mô lớn.
+ LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI
Trong lĩnh vực thương mại, doanh thu, lợi nhuận và kết cấu chi phí kinh doanh có sự khác biệt so với lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực thương mại trong nghiên cứu này đơn giản là hình thức mua đi bán lại với quy mô kinh doanh lớn nhỏ đa dạng. Doanh thu trung bình một ngày từ hoạt động phi chính thức trong lĩnh vực thương mại là 988,430 nghìn đồng, với mức doanh thu cao nhất là 4.000,000 nghìn đồng và thấp nhất là 50,000 nghìn đồng. Tương tự lĩnh vực sản xuất, những hoạt động có quy mô nhỏ sẽ có chi phí đầu tư hàng ngày thấp hơn rất nhiều so với những hộ kinh doanh có quy mô lớn. Theo số liệu phân tích cho thấy, người kinh doanh trong lĩnh vực thương mại có quy nhỏ bỏ ra chi phí rất thấp (80,500 nghìn đồng/ ngày/ hộ) và thường thu lại rất nhanh các khoản đầu tư đó trong ngày. Trái lại, người kinh doanh lớn có chi phí hàng ngày lớn nhất là 3.402,330 nghìn đồng, đó thường là những hoạt động thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày như kinh doanh tiệm gạo, tiệm tạp hóa hay shop