CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 82)

CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ TRONG KHU VỰC KTPCT

Dựa vào mô hình hồi qui tuyến tính đa biến đã được thiết lập, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD thông qua chỉ số ROS của lao động nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT, kết quả ước lượng mô hình như sau:

Bảng 4.14: Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của người nhập cư Các biến Mô hình ROS Hệ số B Hệ số Sig VIF Hằng số 11,000 0,318 Vốn lưu động -0,010 0,004 1,101

Thời gian nhập cư bình phương -0,067 0,000 9,391

Thời gian nhập cư 1,735 0,002 9,922

Kinh nghiệm -0,534 0,114 1,368 Hình thức bán -8,974 0,037 1,103 Hôn nhân -9,731 0,043 1,082 Tổng giờ bán 0,493 0,357 1,084 Hài lòng 7,212 0,001 1,103 Sig.F 0,000 Hệ số R2 0,336 Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,298 Durbin-Watson 1,694

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2014

Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy mô hình với biến phụ thuộc là ROS thì mức ý nghĩa quan sát Sig. rất nhỏ (Sig. = 0,000) chứng tỏ có sự tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của đối tượng nghiên cứu (đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu/ngày) với ít nhất một trong các yếu tố là biến độc lập, như vậy mô hình hồi

qui tuyến tính được thiết lập phù hợp. Giá trị R2 điều chỉnh = 29,8% nghĩa là 29,8% thay đổi của biến phụ thuộc là lợi nhuận trên doanh thu một ngày của người nhập cư được giải thích bởi các biến độc lập. Dựa vào hệ số phóng đại phương sai (VIF), ta thấy hệ số VIF đều nhỏ hơn 10 nên mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Trọng và Ngọc, 2008). Dựa vào kiểm định giá trị d của Durbin – Waston, ta có d = 1,694 rất nhỏ, vì thế ta có thể kết luận mô hình đã xãy ra hiện tượng tự tương quan, tuy nhiên hiện tượng tự tương quan chỉ được xem trọng trong mô hình hồi quy theo số liệu chuỗi thời gian, mô hình trong nghiên cứu của tác giả là hồi quy theo số liệu không gian nên kết quả Durbin-Watson trong khoảng 1,5 < d= 1,694 < 2,5 (Mai Văn Nam, 2008) có thể chấp nhận.

Phương trình hồi quy của mô hình nghiên cứu như sau:

ROS = – 0,010CHIPHIKD*** – 0,534KNGHIEM ns+ 1,735TGIANNC*** – 0,067TGIANbinhphuong*** – 9,731HONNHAN**+ 0,493TONGGIO ns – 8,794HINHTHUCKD** + 7,212MUCDOHAILONG*** + ui

Ghi chú: *: ý nghĩa đến 10%; **: ý nghĩa đến 5%; ***: ý nghĩa đến 1%;

Kết quả phân tích cho thấy trong tổng số 8 biến tác giả đã đưa vào mô hình thì có 6 biến trong mô hình có ý nghĩa thống kê, ảnh hưởng đến HQKD của lao động nhập cư khi tham gia vào các hoạt động trong khu vực KTPCT trên địa bàn Cần Thơ là các biến vốn lưu động, thời gian nhập cư, thời gian nhập cư bình phương, hình thức kinh doanh, tình trạng hôn nhân và mức độ hài lòng với công việc hiện tại. Trong đó, các yếu tố mức độ hài lòng và thời gian nhập cư có mối tương quan thuận với biến phụ thuộc là chỉ số ROS của người nhập cư.

Giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của người nhập cư trong khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT

+ Biến Chi phí kinh doanh tác động ngược chiều với biến phụ thuộc, khi vốn lưu động tăng lên 1% thì sẽ làm HQKD giảm đi 0,01% trong trường hợp các nhân tố khác không đổi. Điều này phù hợp với tình hình thực tế vì vốn lưu động là một thành phần trong phần chi phí bỏ ra trong ngày của người lao động phi chính thức để duy trì công việc, khi lượng vốn lưu động chi cho một ngày càng tăng trong khi các yếu tố về giá và sản lượng không đổi sẽ góp phần làm cho phần lợi nhuận giảm đi, đồng nghĩa với việc tỷ suất sinh lời và lợi

nhuận cũng giảm đi. Tuy nhiên, khi người lao động có thể cân nhắc lại nguồn vốn lưu động, hệ thống lại các khoản cần chi và có sự tính toán chặt chẽ trong công việc làm ăn của mình thì họ sẽ làm cho phần lời của hoạt động kinh doanh mua bán của mình trở nên hiệu quả hơn.

+ Biến Thời gian nhập cư và biến Thời gian nhập cư bình phương

đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Ta có phương trình ảnh hưởng của biến thời gian nhập cư đến HQKD nếu các yếu tố khác không đổi.

Y(ROS)= 1,735THOIGIANNC – 0,067THOIGIANNCbinhphuong +… Ta tìm được cực trị của phương trình trên với giá trị là 13. Do biến thời gian nhập cư ảnh hưởng đến HQKD theo đường phi tuyến tính nên ta phân ra hai nhóm thời gian nhập cư để giải thích: nhóm thời gian nhập cư từ 13 năm trở xuống và nhóm thời gian nhập cư trên 13 năm. Thời gian nhập cư từ 13 năm trở lên càng tăng thì HQKD sẽ giảm. Ở nhóm thời gian dưới 13 năm thì khi thời gian nhập cư càng giảm thì HQKD sẽ càng tăng và đạt HQKD cao nhất ở mốc 13 năm vì đây là điểm cực trị của hàm số. Nguyên nhân do khi những người mới nhập cư lên đây thì họ sẽ có quyết tâm và ý chí nỗ lực làm việc cao với mong muốn cải thiện cuộc sống của bản thân và giúp đỡ gia đình ở quê hương, nên sẽ đạt HQKD cao hơn so với những đối tượng nhập cư lâu năm (trên 13 năm). Vì khi thời gian nhập cư càng lâu năm thì cuộc sống cũng đã ổn định nên họ có xu hướng ỷ lại, ý chí làm việc cũng giảm đi một phần so với lúc mới nhập cư vàcó xu hướng rước người thân ở quê nhà lên đây cùng sinh sống, vì thế các khoản chi phí sinh hoạt gia đình tăng lên và dành một phần thời gian để chăm sóc cho các thành viên trong gia đình, điều này gây áp lực cho những người nhập cư khi tham gia vào hoạt động KTPCT. Chị Đào (53 tuổi, quê ở Vĩnh Long) chia sẻ: “ Vừa kinh doanh tiệm tạp hóa vừa phải chăm sóc cho đứa con bị bệnh vừa chuyển ở quê lên đây để chữa trị, buôn bán này chỉ đủ sống cho qua ngày”

+ Biến Tình trạng hôn nhân có mối tương quan nghịch với HQKD của lao động nhập cư và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Dựa trên kết quả hồi quy cho thấy những người nhập cư đã kết hôn sẽ đạt HQKD thấp hơn 9,731% so với những đối tượng nhập cư còn độc thân trong khu vực KTPCT, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này phù hợp với thực tế vì khi đã lập gia đình thì những người lao động sẽ phải dành thời gian chăm sóc gia đình và con cái, vừa kinh doanh buôn bán vừa phải quán xuyến công việc nhà, cuộc sống trở nên bận rộn hơn, họ phải đối mặt với áp lực gia đình nên công

việc kinh doanh bị hạn chế. Ngược lại, những người nhập cư còn độc thân đa số là những người trẻ tuổi mới di cư đến Cần Thơ để sinh sống, họ chỉ tập trung làm việc để kiếm thu nhập nên sẽ đạt HQKD cao hơn.

+ Biến Hình thức bán lại có mối tương quan nghịch với HQKD của người nhập cư. Qua kết quả phân tích, nếu người nhập cư chọn hình thức buôn bán là cố định sẽ làm giảm hệ số ROS, cụ thể là những lao động nhập cư chọn hình thức kinh doanh là lưu động sẽ có HQKD thấp hơn 8,794% so với những đối tượng chọn hình thức kinh doanh là lưu động trong trường hợp các yếu tố còn lại không đổi vì việc bán hàng tại những nơi cố định sẽ không chủ động hơn trong việc tìm khách hàng. Ngược lại, nếu người nhập cư chọn hình thức bán lưu động họ sẽ gặp nhiều đối tượng và tìm được nhiều khách hàng hơn, việc bán hàng linh hoạt hơn.

+ Biến Mức độ hài lòng có mối tương quan thuận, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, khi người đáp viên đánh giá mức độ hài lòng của họ đối với công việc hiện tại tăng lên một điểm thì sẽ tác động đến biến phụ thuộc là HQKD tăng lên 7,212 % trong điều kiện các yếu tố còn lại không đổi; điều này cho thấy tâm lý của đáp viên có ảnh hưởng tích cực đến HQKD. Điều này phù hợp với tình hình thực tế vì khi đối tượng lao động cảm thấy hài lòng và yêu thích công việc hiện tại thì họ sẽ có nhiều động lực và niềm vui khi thực hiện công việc buôn bán.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 82)