Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 42)

Hình 2.2 Sơ đồ quá trình nghiên cứu

XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tình hình kinh tế-xã hội của thành phố

Cần Thơ

Thu thấp số liệu thứ cấp Cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tế kết hợp lược khảo tài liệu

Số liệu sơ cấp Bảng câu hỏi

Thực trạng hoạt động KTPCT của người nhập cư

ở Tp. Cần Thơ

Các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của người nhập cư tham gia khu vực

KTPCT Kiểm định mô hình nghiên cứu Kết luận và đề xuất giải pháp Thống kê mô tả Kiểm định T-test

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Về tọa độ địa lí, TPCT nằm trong giới hạn105013’38” đến 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” đến 10019’38” vĩ độ Bắc, trung tâm TPCT cách thành phố Hồ Chí Minh 170km. TPCT nằm ở vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính địa bàn TPCT 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

3.1.1 Vị trí địa lí

TPCT nằm ở vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp, trung tâm TPCT

cách thành phố Hồ Chí Minh 170km. Trung tâm TPCT cách thành phố Hồ Chí Minh 170km về hướng Đông Bắc theo Quốc lộ 1A cách các đô thị lớn của vùng ĐBSCL trong cự ly khỏang 60-120km, thuận lợi mở rộng giao lưu và ảnh hưởng kinh tế đến các tinh lân cận, đặc biệt là các tỉnh vùng Tây Nam sông Hậu và Tứ Giác Long Xuyên. Ngoài ra, trong một số lĩnh vực kinh tế, TPCT có khả năng vươn xa đến thành phố Hồ Chí Minh và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam

3.1.2 Khí hậu

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28°C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.500 giờ nắng với số bình quân giờ nắng là 7h/ngày, lượng mưa trung bình năm đạt 1600 mm. Độ ẩm trung bình năm giao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm.

Thuận lợi: Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra 1 hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất.

Hạn chế: Mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố ; mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp

3.1.3 Đất đai và sông ngòi

TPCT nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa song Mê Kông bồi đáp và được bồi lắng thường xuyên qua các nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu. Địa chất được hình thành và bồi lắng trầm tích biển và phù sa, trên bề mặt ở độ sâu 50m. Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với độ cao trung bình khoảng 1- 2m dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía

đông bắc sang phía tây nam. Bên cạnh đó, TPCT còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu. Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.

3.1.4 Lịch sử hình thành

Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Cùng phát triển với những thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính.

- Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang.

- Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ.

- Đến Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Cần Thơ đổi thành tỉnh Phong Dinh. - Sau năm 1975, tỉnh Phong Dinh, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Chương Thiện hợp nhất để thành lập tỉnh Hậu Giang, trong đó TPCT là tỉnh lỵ.

- Cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. TPCT là tỉnh lỵ tỉnh Cần Thơ.

- Ngày 26/11/2003, Quốc Hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, tỉnh Cần Thơ được chia thành TPCT là thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.5 Đơn vị hành chính

TPCT tính đến năm 2013 được chia thành 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện. Tổng số thị trấn, xã, phường là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường, 36 xã và 644 ấp, khu vực.

Bảng 3.1: Bảng đơn vị hành chính cấp quận, huyện tại TPCT

Đơn vị hành chính cấp quận,huyện Số đơn vị hành chính

Quận Ninh Kiều 13 phường và 71 khu vực

Quận Bình Thủy 8 phường và 45 khu vực

Quận Cái Răng 7 phường và 63 khu vực

Quận Ô Môn 7 phường và 83 khu vực

Huyện Phong Điền 1 thị trấn,6 xã và 79 ấp

Huyện Cờ Đỏ 1 thị trấn,9 xã và 79 ấp

Huyện Thới Lai 1 thị trấn,12 xã và 108 ấp

Huyện Vĩnh Thạnh 2 thị trấn,9 xã và 56 ấp

Nguồn: Niên Giám Thống Kê Thành phố Cần Thơ năm 2013

3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ XÃ HỘI 3.2.1 Tình hình kinh tế 3.2.1 Tình hình kinh tế

3.2.1.1 Giá trị sản xuất

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nửa cuối năm 2008 kéo theo hậu quả là nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giá trị sản xuất suy giảm, tỷ lệ lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức thấp, thậm chí ở mức âm,… khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam nói chung và cả nền kinh tế TPCT nói riêng. Tưởng rằng khủng hoảng kinh tế kéo dài sẽ gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, tuy nhiên thì điều đó đã không xảy ra, các chính sách tài khóa cũng như chính sách tiền tệ của chính phủ đã vực dậy được nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Đến năm 2009 – đến nay thì nền kinh tế cả nước ta nói chung và nền kinh tế TPCT nói riêng có những chuyển biến tích cực được thể hiện như sau.

Bảng 3.2: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế của TPCT

Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Khu vực I Triệu đồng 14.499.532 14.426.908 14.353.196

% 10,06 8,53 7,48

Khu vực II Triệu đồng 86.262.881 99.517.249 112.354.093

% 59,86 58,83 58,55

Khu vực III Triệu đồng 43.353.645 55.229.276 65.177.624

% 30,08 32,65 33,97

Tổng số Triệu đồng 144.116.058 169.173.433 191.884.913

% 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013

Qua bảng số liệu trên, giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế trên địa bàn TPCT có nhiều biến động, giá trị sản xuất của khu vực I các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất kinh tế phân theo khu vực kinh tế, giá trị sản xuất tại khu vực này liên tục

giảm nhẹ trong giai đoạn 2011 – 2013, năm 2011 giá trị sản xuất tại khu vực I là 14.499.532 triệu đồng chiếm 10,06% so với tổng cơ cấu sản xuất phân theo khu vực kinh tế, năm 2012 do cả nước đang trong quá trình CNH-HĐH, giá trị sản xuất trong khu vực này giảm đi 72.624 triệu đồng tương đương 0,5% so với năm 2011; cụ thể là đạt mức 14.426.908 triệu đồng, chiếm 8,53% so với tổng cơ cấu sản xuất năm 2012; năm 2013 thì giá trị sản xuất trong khu vực này đạt 14.353.196 triệu đồng, giảm tuyệt đối 73.712 triệu đồng tương đương với tốc độ là 0,5% so với năm 2012, và giá trị sản xuất khu vực I năm 2013 chỉ chiếm 7,48% so với tổng cơ cấu sản xuất phân theo khu vực kinh tế.

Giá trị sản xuất tại khu vực II các ngành công ngiệp – xây dựng có tỷ trọng chiếm trên 58% cao nhất trong các khối ngành, chỉ tính riêng tỷ trọng sản xuất công nghiệp chiếm trên 50% qua các năm từ năm 2011 đến 2013, với giá trị sản xuất của khu vực II tăng nhanh về giá trị qua các năm, năm 2011 là 86.262.881 triệu đồng chiếm 59,86% so với tổng cơ cấu giá trị sản xuất năm 2011; năm 2012 giá trị sản xuất tại khu vực này tăng lên 99.517.249 triệu đồng chiếm 58,83% so với tổng cơ cấu giá trị sản xuất năm 2012 và năm 2013 khu vực II tiếp tục tăng lên 112.354.093 triệu đồng chiếm 58,03% so với tổng cơ cấu giá trị sản xuất năm 2013. Giá trị sản xuất khu vực II năm 2012 tăng 15,37% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 12,90 % so với năm 2012, tuy tỷ lệ tăng giá trị sản xuất có giảm nhưng về giá trị thì khu vực II vẫn có tỷ số tăng tuyệt đối ở mức cao, năm 2012 mức tăng tuyệt đối là 13.254.368 triệu đồng so với năm 2011, và năm 2012 so với năm 2011 là 12.836.844 triệu đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị sản xuất của khu vực III cũng tăng nhanh theo thời gian, giá trị sản xuất khu vực III tăng liên tục trong giai đoạn 2011 – 2013, tốc độ tăng của khu vực III năm 2012 là 27,39% so với năm 2011 và năm 2013 là 18,01% so với năm 2012. Tỷ trọng của khu vực III trong giai đoạn 2011 – 2013 tăng từ 30,08% năm 2011 lên 32,65% năm 2011 và 33,97% năm 2013, tương ứng với giá trị sản xuất tăng từ 43.353.645 triệu đồng năm 2011 lên 55.229.276 triệu đồng năm 2012 và năm 2013 thì giá trị này là 65.177.624 triệu đồng. Tốc độ tăng liên hoàn tương đối lớn của khu vực này năm 2012 là 27,39% và năm 2013 là 18,01%. Tại khu vực III năm 2013 thì giá trị tăng tuyệt đối so với năm 2011 là 21.823.979 triệu đồng và tốc độ tăng tương đối so với năm 2010 là 50,34%.

3.2.1.2 Tổng sản phẩm trên địa bàn TPCT

Bảng 3.3: Tổng sản phẩm theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế của địa bàn TPCT

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013

Nhìn chung thì tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 – 2013, tuy nhiên thì chỉ có khu vực I– khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản trong năm 2013 lại giảm nhẹ từ 6.170.283 triệu đồng năm 2012 xuống 6.137.801 triệu đồng tương đương tốc độ 0,53% nhưng tăng so với năm 2011 đạt 6.126.141 triệu đồng với mức tăng là 0,19%. Tổng sản phẩm tại khu vực I đạt được giá trị cao và tăng trưởng ổn định như vậy là do ngành sản xuất của khu vực này (ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp) chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa, chất lượng, cũng như áp dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất.

Khu vực II – khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng có giá trị tổng sản phẩm đứng thứ hai trong tổng giá trị sản phẩm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2011 – 2013. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn TPCT năm 2011 là 18.720.666 triệu đồng, năm 2012 thì giá trị tổng sản phẩm của khu vực tăng 21.960.827triệu đồng, tăng với tốc độ 17,31% so với năm 2011, năm 2013 thì tổng sản phẩm của khu vực có chuyển biến tăng đột ngột với giá trị lớn, tăng thêm lên đến 3.136.917 triệu đồng, đạt 25.097.744 triệu đồng, tăng 14,28% so với năm 2012. Do TPCT có tiềm năng phát triển cao, là một trung tâm lớn thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, do đó TPCT có thế mạnh trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, với nguồn kinh phí cao, tạo động lực cho phát triển kinh tế có mức độ cơ giới hóa cao.

Khu vực III các ngành thương mại – dịch vụ có giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất tế và có tổng giá trị tăng liên tục trong giai đoạn 2011 – 2013, năm 2011 giá trị sản xuất khu vực này là 29.859.367 triệu đồng; năm 2012 thì giá trị sản xuất tại khu vực này tăng thêm 7.891.651 triệu đồng, đạt 37.751.018 triệu đồng, tương đương với giá trị tăng là 26,43% so với năm 2011, năm 2013 thì giá trị xuất khẩu này

Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Khu vực I 6.126.141 6.170.283 6.137.801

Khu vực II 18.720.666 21.960.827 25.097.744

Khu vực III 29.859.367 37.751.018 44.620.800

tăng lên 44.620.800 triệu đồng, giá trị tăng tuyệt đối là 6.869.782 triệu đồng tương đương với mức tăng là 18,20% so với năm 2012. Các ngành thuộc khu vực III tại TPCT có sự phát triển nhanh và liên tục, đa dạng hóa các loại hình thương mại – dịch vụ, hơn nữa chất lượng dịch vụ được chú ý hơn. Hơn nữa, TPCT là đầu mối giao thông quạn trọng với các tỉnh khác và giữa các tỉnh thành khác trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, TPCT còn là một trong những nơi có địa điểm tham quan, giải trí lý tưởng, là điểm đến thú vị cho khách du lịch trong và ngoài nước, hệ thống khách sạn, nhà hàng ngày càng khang trang và hiện đại hơn.

Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013

Hình 3.2 Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế

Cơ cấu kinh tế TPCT có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực trong giai đoạn 2011 – 2013, tỷ trọng khu vực II và III luôn ở mức cao. Năm 2011 thì khu vực I chiếm 10,96%, năm 2012 thì tỷ trọng này giảm xuống mức là 9,19% và giảm xuống 7,94% năm 2013 so với cơ cấu tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế. Tại khu vực II thì tỷ trọng này có chiều hướng giảm, tỷ trọng năm 2011 là 33,49% giảm xuống còn 32,70% năm 2012 và tiếp tục giảm xuống 32,47% năm 2013 so với cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế. Khu vực III cũng có chuyển biến tích cực, năm 2011 thì tỷ trọng tại khu vực này là 53,41%, năm 2012 thì tỷ trọng này tăng lên là 56,22%

sau đó năm 2013 thì tỷ trọng này tăng lên 57,73% so với cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế.

Bảng 3.4: Tổng sản phẩm trên địa bàn TPCT bình quân đầu người

Năm Tiền Việt Nam theo giá hiện hành (nghìn đồng)

Ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái bình quân (USD) 2005 12.426 784 2006 14.847 929 2007 19185 1.192 2008 26.758 1.630 2009 31.066 1.750 2010 36.539 1.897 2011 46.234 2.211 2012 55.037 2.632 2013 62.719 2.894

Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013

Giai đoạn năm 2006-2013 thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn, nguồn thu và phân theo nhóm thu nhập có những chuyển biến tích cực, tăng dần qua các năm. Theo số liệu sơ bộ năm 2013, tổng sản phẩm bình quân đầu người trên năm đạt 2.894 USD

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 42)