Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao su hà tĩnh (Trang 129)

Với những công ty trong ngành Công nghiệp cao su tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của công ty như so với tài sản cố định là không đáng kể, tuy nhiên giá trị của nó cũng không phải nhỏ và rất quan trọng để đảm bảo cho quá trình kinh doanh và nhu cầu thanh toán của công ty. Do đó, ngoài việc nâng cao chất lượng trong việc quản lý và sử dụng tài sản cố định thì hiệu quả trong công tác đầu tư là một vấn đề công ty cần quan tâm hơn.

Trong những năm qua công ty đã chú trọng đầu tư tăng tài sản cố định hàng năm, tài sản cố định tăng trong các năm chủ yếu là vườn cây cao su khai thác, nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, truyền dẫn nhưng trong quá trình

120

đầu tư còn có một số tồn tại như sai phạm trong khai hoang trồng mới khi chưa có chủ trương của Tập đoàn dẫn đến chiếm dụng vốn làm mất khả năng thanh toán, trong việc sử dụng vốn đầu tư còn có một số tồn tại làm thất thoát vốn. Để nâng cao hiệu quả công tác đầu tư Công ty cần thực hiện các công việc sau:

- Đối với đầu tư xây dựng cơ bản Công ty phải thực hiện quản lý theo đúng trình tự pháp luật hiện hành. Công tác đấu thầu, thi công, giám sát chất lượng các hạng mục công trình thực hiện nghiêm túc. Công ty chỉ thực hiện đầu tư các công trình xây dựng cơ bản thật sự cần thiết và thiết thực phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người lao động. - Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các nông trường, các nhà máy trong công ty nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất của từng đơn vị để đảm bảo tài sản được sử dụng tốt hơn.

- Công ty thường xuyên kiểm tra đánh giá lại giá trị tài sản cố định để có biện pháp thích hợp như là phát hiện hư hỏng để sửa chữa hay tiến hành thanh lý những tài sản không sử dụng, những rừng cây đã già, những cây phát triển kém để thu hồi vốn nhằm tái đầu tư lại tài sản cố định và trồng mới hay trồng tái canh các rừng cao su.

- Máy móc thiết bị, sự phát triển và tuổi thọ khai thác mủ của những rừng cao su luôn gắn liền với nhân tố con người, do đó, việc nâng cao tay nghề cũng như sự hiểu biết của công nhân trong việc sử dụng máy móc thiết bị, kỹ thuật chăm bón và khai thác mủ là một vấn đề cần thiết. Vì thế, công ty cần phải có những chính sách đào tạo hợp lý để người lao động có thể sử dụng máy móc thiết bị, chăm sóc rừng cây và khai thác mủ một cách có hiệu quả, tránh trường hợp sử dụng sai, chăm bón và khai thác sai quy trình gây hư hỏng và lãng phí của công ty.

Hơn nữa công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, giảm thiểu tối đa chi phí, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận nhằm đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay cho công ty.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở phân tích các số liệu thực tế và các nguyên nhân hạn chế trong công tác quản trị tài chính tại Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị tài chính cho công ty. Tác giả hy vọng các giải pháp này sẽ giúp cho công ty cải thiện được tình hình nợ đọng, tình hình quản trị hàng tồn kho, tình hình thanh toán và hiệu quả kinh doanh tại chính công ty.

121 KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài “phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh” làm nổi bật các vấn đề sau:

- Phân tích tình hình tài chính của công ty.

- Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Ứng dụng hệ thống đòn bẩy vào phân tích tài chính trong công ty.

- Giúp công ty thấy được nguyên nhân của các khoản phải thu để đưa ra giải pháp quản trị các khoản phải thu hiệu quả.

- Tìm nguyên nhân dẫn tới hàng tồn kho từ việc quản lý và tiêu thụ thành phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để đưa ra giải pháp hợp lý.

Giúp công ty nhận biết được tình hình về khả năng thanh toán, nguyên nhân và đưa ra giải pháp nâng cao khả năng thanh toán.

- Góp phần đưa ra một số kiến nghị chung góp phần cải thiện tình hình tài chính tại công ty.

Tuy nhiên do điều kiện về mặt thời gian và kiến thức của tác giả còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong được sự góp ý từ quý thầy cô, quý công ty, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Hiển đã giúp đở về mặt kiến thức để làm căn cứ cho việc thực hiện đề tài. Cảm ơn quý công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đã giúp đở về mặt số liệu để viết đề tài. Cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã cùng chia sẽ thông tin, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này.

122

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh 5 năm từ 2010 đến 2014

2. Phạm Văn Được, Đặng Thị Kim Cương (2005), giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh”, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

3. Vũ Duy Hào (2013), giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội.

4. Nguyễn Minh Kiều (2012), giáo trình “Quản trị tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

5. Nguyễn Đình Kiệm; TS. Bạch Đức Hiển (2013), giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội.

6. Eugene F.Brigham & Joel F.Houston (bản dịch), sách “Quản trị tài chính của trường Florida”

7. Trang Web: www.ebook.edu.vn 8. Trang Web: kienthuctaichinh.com

PHỤ LỤC

- BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

- BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao su hà tĩnh (Trang 129)