Phân tích đòn bẩy trong công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao su hà tĩnh (Trang 110)

2.2.2.1. Phân tích đòn bẩy hoạt động

Qua khảo sát thực tế tại Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh có thể kể ra một số chi phí cố định như sau: Chi phí khấu hao tài sản cố định, phải trả công nhân viên gián tiếp, phải trả công nhân viên thuê ngoài, BHXH, KPCĐ… Bên cạnh đó còn có các khoản chi phí cố định có tính chất ngắn hạn và trong một số trường hợp cần thiết Công ty có thể tiết giảm. Tùy vào tình hình sản xuất, mỗi năm Công ty đều có kế hoạch cho loại chi phí này, có thể kể ra các loại chi phí này như sau: Chi phí điện thoại, fax, chi phí tiếp khách, công tác phí…

Tổng chi phí cố định phát sinh trong các năm tại Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh được chi tiết như sau:

101

Bảng 2.29. Kết cấu chi phí cố định

ĐVT: Tr.Đồng

Các khoản mục chi phí 2010 2011 2012 2013 2014

1 Khấu hao nhà cửa, vật kiến

truc 5.841 3.765 10.852 10.852 2.780

2 Khấu hao máy móc thiết bị 1.182 313 2.614 2.614 669

3 Khấu hao phương tiện vận

tải, truyền dẫn 3.242 1.946 3.239 3.239 816

4 Khấu hao thiết bị, dụng cụ

quản lý 343 90 95 95 24

5 Khấu hao súc vật làm việc và

cho sản phẩm 7.976 4.896 6.893 6.893 1766

6 Khấu hao TSCĐ hữu hình

khác 5.455 1.781 1.924 1.924 492

7 Thuế tài nguyên 0 0 27 27 27

8 Thuế nhà đất 2 4 68 68 68

9 Các khoản phí, lệ phí 0 0 44 44 44

10 Các loại thuế khác 13 3 4 4 4

11 Phải trả công nhân viên gián

tiếp 8.851 11.890 12.263 12.263 12.263

12 Chi phí phải trả khác 9.100 9.038 24.248 24.248 24.248

13 Kinh phí công đoàn 2.195 2.347 2.256 2.256 2.256

14 Bảo hiểm xã hội 6.693 7.265 13.916 13.916 13.916

15 Bảo hiểm thất nghiệp 472 646 1.054 1.054 1.054

16 Chi phí lãi vay 2.959 11.350 17.557 15.962 10.842

17 Quỹ dự phòng trợ cấp mất

việc làm 1.315 1.625 0 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng cộng 55.639 56.959 82.611 95.459 71.285

102

Từ bảng số liệu 2.29 ta lập bảng kết cấu chi phí kinh doanh của công ty như sau: Bảng 2.30 Kết cấu chi phí kinh doanh

ĐVT: Tr.Đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Doanh thu 110.340 152.631 213.616 140.905 101.951

Tổng chi phí kinh doanh 84.722 126.199 209.752 170.286 183.165

Tổng chi phí cố định 55.639 56.959 82.611 95.459 71.285

Tổng chi phí biến đổi 29.083 69.240 127.141 74.827 111.880

Lợi nhuận trước thuế và

lãi vay (EBIT) 28.957 38.315 26.242 -10.674 11.664

Tỷ lệ chi phí cố

định/Tổng CF(%) 65,67% 45,13% 39,39% 56,06% 38,92

Tỷ lệ chi phí cố

định/Tổng DT(%) 50,43% 37,32% 38,67% 67,75% 69,62

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của công ty và tính toán của tác giả)

Từ bảng số liệu 2.30 trên ta xác định được độ bẩy hoạt động qua các năm như sau: Bảng 2.31 Xác định độ bẩy hoạt động

ĐVT: Tr.Đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Doanh thu 110.340 152.631 213.616 140.905 101.951

Doanh thu hòa vốn 84.722 126.199 209.752 170.286 183.165

Lợi nhuận trước thuế 25.998 26.965 8.685 -26.636 822

Lãi vay 2.959 11.350 17.557 15.962 10.842

Lợi nhuận trước thuế

và lãi vay (EBIT) 28.957 38.315 26.242 -10.674 11.664

Chi phí cố định không

có lãi vay 52.680 45.605 65.054 79.497 60.443

DOL 2,8192 2,1903 3,479 6,4477 6,182

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của công ty và tính toán của tác giả)

Độ bẩy hoạt động tài chính của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 và năm 2014 dương chứng tỏ trong 3 năm công ty đã vượt qua điểm hòa vốn, còn năm 2013 độ bẩy hoạt động của công ty bị âm chứng tỏ công ty bị thua lỗ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ bẩy hoạt động năm 2010 bằng 2,8192 có nghĩa là từ mức doanh thu 110.340 triệu đồng cứ thay đổi 1% doanh thu sẽ đưa đến 2,8192% thay đổi trong lợi nhuận hoạt

103

động theo cùng chiều với thay đổi của doanh thu. Tức là doanh thu tăng 1% sẽ làm cho lợi nhuận hoạt động tăng 2,8192%.

Độ bẩy hoạt động của năm 2011 bằng 2,1903 có nghĩa là mức doanh thu 152.631 triệu đồng cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ đưa đến 2,1903 thay đổi trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với thay đổi của doanh thu. Tức là doanh thu tăng 1% sẽ đem đến lợi nhuận hoạt động tăng 2,1903%

Độ bẩy hoạt động của năm 2012 bằng 3,479 có nghĩa là mức doanh thu 213.616 triệu đồng cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ đưa đến 3,479 thay đổi trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với thay đổi của doanh thu. Tức là doanh thu tăng 1% sẽ đem đến lợi nhuận hoạt động tăng 3,479%

Độ bẩy hoạt động của năm 2013 bằng 6,4477 có nghĩa là mức doanh thu 140.905 triệu đồng cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ đưa đến 6,4477 thay đổi trong lợi nhuận hoạt động theo chiều ngược lại với thay đổi của doanh thu. Tức là doanh thu tăng 1% sẽ làm cho lợi nhuận hoạt động giảm 6,4477%

Độ bẩy hoạt động của năm 2012 bằng 6,182 có nghĩa là mức doanh thu 101.951 triệu đồng cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ đưa đến 6,182 thay đổi trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với thay đổi của doanh thu. Tức là doanh thu tăng 1% sẽ đem đến lợi nhuận hoạt động tăng 6,182%

Trong 3 năm từ năm 2010 đến 2012 và năm 2014 doanh nghiệp đã vượt qua điểm hòa vốn còn năm 2013 doanh nghiệp không đạt được hòa vốn nên nếu công ty tăng doanh thu sẽ làm giảm lợi nhuận hoạt động của công ty. Vì thế, để đạt được hiệu quả kinh doanh trong tương lai công ty cần giảm thiểu chi phí không nên đầu tư thêm tài sản cố định để hạn chế rủi ro cho công ty.

2.2.2.2. Phân tích đòn bẩy tài chính

Từ số liệu liên quan ta lập bảng ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính qua các năm từ 2010 đến 2013.

Bảng 2.32 Xác định độ bẩy tài chính

ĐVT: Tr.Đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Doanh thu 110.340 152.631 213.616 140.905 101.951

Doanh thu hòa vốn 84.722 126.199 209.752 170.286 183.165

Lợi nhuận trước thuế 25.998 26.965 8.685 -26.636 822

Lãi vay 2.959 11.350 17.557 15.962 10.842

Lợi nhuận trước thuế và lãi

vay (EBIT) 28.957 38.315 26.242 -10.674 11.664

DFL 1,1138 1,4209 3,0215 - 0,4007 14,1898

104

Qua số liệu trên ta thấy độ bẩy tài chính từ năm 2010 đến 2012 là dương còn năm 2013 độ bẩy tài chính âm chứng tỏ nếu lợi nhuận trước lãi vay và thuế âm thêm sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sẽ giảm.

Độ bẩy tài chính của năm 2010 bằng 1,1138, có nghĩa là tại mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế là 28.957 triệu đồng nếu công ty tăng thêm 1% lợi nhuận trước lãi vay và thuế sẽ làm cho tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng 1,1138%.

Độ bẩy tài chính của năm 2011 bằng 1,4209, có nghĩa là tại mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế là 38.315 triệu đồng nếu công ty tăng thêm 1% lợi nhuận trước lãi vay và thuế sẽ làm cho tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng 1,4209%.

Độ bẩy tài chính của năm 2012 bằng 3,0215, có nghĩa là tại mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế là 26.242 triệu đồng nếu công ty tăng thêm 1% lợi nhuận trước lãi vay và thuế sẽ làm cho tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng 3,0215%.

Độ bẩy tài chính của năm 2013 bằng -0,4007, có nghĩa là tại mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế là -10.674 triệu đồng nếu công ty tăng thêm hoặc giảm 1% lợi nhuận trước lãi vay và thuế sẽ làm cho tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm 0,4007%. Năm 2013 doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp là -1,12% trong khi lãi vay phải trả 11,68%. Vì vậy, trong năm 2013 công ty không nên sử dụng vốn vay nếu công ty sử dụng vốn vay càng nhiều sẽ làm cho tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu càng giảm mạnh.

Độ bẩy tài chính của năm 2014 bằng 14,1898, có nghĩa là tại mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế là 11.664 triệu đồng nếu công ty tăng thêm 1% lợi nhuận trước lãi vay và thuế sẽ làm cho tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng 14,1898%.

2.2.2.3. Phân tích đòn bẩy tổng hợp

Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp (DTL) DTL = DOL x DFL

- Năm 2010, tại mức EBIT = 28.957 triệu đồng Thì DTL = 2,8192 x 1,1138 = 3,14 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năm 2011, tại mức EBIT = 38.315 triệu đồng Thì DTL = 2,1903 x 1,4209 = 3,1122

- Năm 2012, tại mức EBIT = 26.242 triệu đồng Thì DTL = 3,479 x 3,0215 = 10,5118

105

Thì DTL = - 6,4477 x - 0,4007 = 2,5836

- Năm 2014, tại mức EBIT = 11.664 triệu đồng Thì DTL = 6,182 x 14,1898 = 87,7213

Đòn bẩy tổng hợp là việc công ty sử dụng kết hợp đòn bẩy hoạt động với đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tổng hợp tác động đến tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi qua hai bước: doanh thu thay đổi làm cho lợi nhuận hoạt động thay đổi, và lợi nhuận hoạt động thay đổi sẽ làm cho tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu thay đổi.

Năm 2010 độ bẩy tổng hợp là 3,14, có nghĩa là ở mức doanh thu 110.340 triệu đồng nếu doanh thu tăng thêm 1% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ tăng 3,14%.

Năm 2011 độ bẩy tổng hợp là 3,1122, có nghĩa là ở mức doanh thu 152.631 triệu đồng nếu doanh thu tăng thêm 1% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ tăng 3,1122%.

Năm 2012 độ bẩy tổng hợp là 10,5118, có nghĩa là ở mức doanh thu 213.616 triệu đồng nếu doanh thu tăng thêm 1% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ tăng 10.5118%.

Năm 2013 độ bẩy tổng hợp là 2,5836, có nghĩa là ở mức doanh thu 140.905 triệu đồng nếu doanh thu tăng thêm 1% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ tăng 2,5836%. Việc gia tăng doanh thu vẫn góp phần khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, nhưng trong điều kiện doanh thu sụt giảm vẫn tăng vốn vay sẽ không hiệu quả và rũi ro. Do vậy công ty nên sử dụng vốn cổ phần để tăng quy mô thay vì vay ngân hàng để hạn chế rũi ro.

Năm 2014 độ bẩy tổng hợp là 87,7213, có nghĩa là ở mức doanh thu 101.951 triệu đồng nếu doanh thu tăng thêm 1% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ tăng 87,7213%.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao su hà tĩnh (Trang 110)