Đòn bẩy kinh doanh hay là đòn cân định phí biểu hiện mức độ định phí mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh, là mối quan hệ giữa tổng chi phí cố định và tổng chi phí khả biến. Khi đòn bẩy kinh doanh cao thì một sự thay đổi nhỏ về doanh thu có thể làm tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế thu nhập của doanh nghiệp. Thông qua đòn bẩy kinh doanh cho ta thấy cách thức sử dụng chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đánh giá mức độ tác động của đòn cân định phí đến lợi nhuận của doanh nghiệp người ta sử dụng chỉ tiêu độ lớn đòn bẩy hoạt động (DOL)
Công thức [5]:
Tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế
DOL =
19
q(s - v) S - V EBIT + F
DOL = = =
q(s - v) - F S - V - F EBIT Trong đó: q: Sản lượng tiêu thụ
s: Giá bán đơn vị sản phẩm
v: Chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm S: Tổng doanh thu
V: Tổng biến phí
F: Tổng định phí không bao gồm lãi vay EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Chỉ tiêu này cho ta biết khi sản lượng hay doanh thu thay đổi 1% thì EBIT thay đổi 1% x DOL
Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động với quản trị tài chính
Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh được thể hiện ở tỷ trọng chi phí cố định trong tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh cao thì độ lớn của đòn bẩy kinh doanh càng lớn. Khi đó một sự thay đổi nhỏ về doanh thu có thể làm tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế thu nhập của doanh nghiệp là rất lớn.
Đòn bẩy kinh doanh như con dao hai lưỡi. Khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy kinh doanh ở mức cao thì sản lượng hòa vốn kinh tế cũng lớn. Nếu chưa vượt qua điểm hòa vốn, ở cùng mức độ sản lượng thì doanh nghiệp nào có định phí càng cao thì lỗ càng cao và ngược lại doanh nghiệp nào có định phí càng thấp thì lỗ càng ít.