Đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao su hà tĩnh (Trang 29)

a. Khái niệm đòn bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage: DFL)

Đòn bẩy tài chính là thể hiện việc sử dụng vốn vay trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp với hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty.

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay, một mặt nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn, mặt khác nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hoặc thu nhập trên một cổ phần, những đồng thời cũng làm tăng thêm rủi ro cho doanh nghiệp.

Điểm lợi của việc sử dụng đòn cân nợ là khi tỷ suất lợi nhuận hoạt đông (EBIT) trên toàn bộ vốn đầu tư cao hơn lãi vay thì đòn cân nợ sẽ làm tăng tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu.

20

Điều bất lợi của việc sử dụng đòn cân nợ là khi tỷ suất lợi nhuận hoạt động trên toàn bộ vốn đâu tư thấp hơn lãi vay thì đòn cân nợ sẽ giảm tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu.

Độ bẩy tài chính là một chỉ tiêu dùng để đo lường mức độ biến động của lợi nhuận vốn chủ sở hữu khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế thay đổi.

b. Công thức tính đòn bẩy tài chính [5]

Công thức:

Tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay EPS)

DFL =

Tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế

q(s-v) – F S – V – F EBIT DFL = = =

q(s – v) – F – I S – V – F – I – (Pd/(1-t)) EBIT – I – (Pd/(1-t))

Trong đó: q: Sản lượng tiêu thụ s: Giá bán đơn vị sản phẩm

v: Chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm S: Tổng doanh thu

V: Tổng biến phí

F: Tổng định phí không bao gồm lãi vay I: Lãi tiền vay phải trả

EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Pd: Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao su hà tĩnh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)