Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty TNHH MTV Cao su Hà

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao su hà tĩnh (Trang 115)

106

Bảng 2.33. Dánh giá tổng kết tình hình tài chính qua 5 năm 2010-2014 thông qua các tỷ số

NĂM NĂM NĂM NĂM NĂM

TỶ SỐ TÀI CHÍNH

2010 2011 2012 2013 2014

- Cấu trúc tài chính

+ Kết cấu tài sản

Tỷ lệ TSNH trên tổng tài sản 9,8% 10% 13,734% 12,6% 8,8%

Tỷ suất đầu tư 90,2% 90% 86,266% 87,4% 91,2%

+ Kết cấu nguồn vốn

Tỷ suất tự tài trợ 62,1% 59,6% 59,5% 60,7% 67,5%

Tỷ số nợ 37,9% 40,4% 40,5% 39,3% 32,5%

- Tình hình thanh toán

Tỷ lệ nợ phải thu trên tổng vốn 0,0587 0,04 0,057 0,02 0,056

Tỷ lệ nợ phải thu trên nợ phải

trả 0,373 0,376 0,614 0,235 1,56

- Khả năng thanh toán

+ Trong ngắn hạn

Hệ số thanh toán hiện thời 0,4425 0,6162 0,887 0,7057 0,8548

Hệ số thanh toán nhanh 0,384 0,3227 0,5346 0,3292 0,6714

Hệ số thanh toán bằng tiền 0,0634 0,0157 0,133 0,0778 0,0173

+ Trong dài hạn

Khả năng thanh toán lãi vay 9,7861 3,3683 1,4921 - 0,6498 1,076

- Tỷ số hoạt động

Vòng quay khoản phải thu 5,6478 5,6873 40,804 2,7676

Vòng quay hàng tồn kho 5,3759 4,6083 24,611 2,915

Vòng quay vốn lưu động 2,7213 2,3337 1,1847 0,9948

- Tỷ số sinh lời

Hệ số lãi gộp 0,3147 0,3429 0,1598 0,0031 -0,1713

Hệ số lãi ròng 0,1809 0,1457 0,0309 -0,1896 0,00012

Suất sinh lời của tài sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(ROA) 0,0392 0,0087 -0,0294 0,000125

Suất sinh lợi của vốn chủ sở

hữu (ROE) 0,0647 0,0147 -0,049 0,0002

Độ bẩy hoạt động (DOL) Độ bẩy tài chính (DFL) Độ bẩy tổng hợp (DTL) 2,8192 1,1138 3,14 2,1903 1,4209 3,1122 3,479 3,0215 10,5118 -6,4477 -0,4007 2,5836 6,182 14,1898 87,7213

107

Với kết quả tổng hợp các tỷ số tài chính đã tính toán được từ năm 2010 đến năm 2014 như đã trình bày ở những phần trên, ta lập được bảng tổng kết các chỉ tiêu tài chính (Bảng 2.33). Qua những số liệu phân tích trên, ta có một số nhận xét như sau:

- Về kết cấu tài sản và nguồn vốn:

Tình hình đầu tư tài sản cố định và đầu tư dài hạn, cũng như tài sản ngắn hạn của công ty có chiều hướng tăng lên theo từng năm 2010 đến năm 2014 tốc độ tăng tương ứng với tốc độ tăng của tổng tài sản, nhưng tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư dài hạn cùng tài sản ngắn hạn có sự biến động tăng giảm trong các năm nhưng không đáng kể. Trong tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng mạnh, hàng tồn kho có tỷ lệ tăng bình quân 104,4%, nguyên nhân do thành phẩm tăng bình quân 233,12% vì giá bán của mặt hàng cao su trong năm 2013 và 2014 giảm mạnh so với các năm trước vì thế làm cho quá trình tiêu thụ cũng gặp nhiều hạn chế làm cho hàng tồn kho tăng, nguyên vật liệu tăng bình quân 68,86%, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng bình quân 64,86% và công cụ dụng cụ tăng bình quân 47,33%. Khoản phải thu ngắn hạn có tỷ lệ tăng bình quân 48,57%, trong đó phải thu của khách hàng tốc độ tăng bình quân là 65,24% nguyên nhân là do công ty gia hạn nợ và bán chịu cho khách hàng tăng qua các năm, phải thu khác tăng bình quân 159,8%. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cầu tài sản của công ty (luôn chiếm tỷ trọng từ 86% đến 91,5%), điều đó cũng phù hợp với ngành nghề hoạt động của công ty là đầu tư vào các rừng cây cao su và rừng cây cho gỗ…Tài sản cố định tăng do xây dựng thêm nhà xưởng và trồng mới thêm 553,81 ha cao su, trồng tái canh 176,54 ha việc tài sản cố định tăng làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định tại thời điểm hiện tại là thấp nhưng trong tương lai khi vườn cây cao su đến thời kỳ khai thác thì đây là nguồn tạo sản phẩm, tạo doanh thu cho công ty.

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng cao và tương đối ổn định qua các năm. Điều này thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty ổn định qua các năm. Tỷ trọng nguồn vốn chủ chiếm tỷ trọng cao và ổn định cùng với sự tăng trưởng của quy mô sản xuất kinh doanh trong thời điểm hoạt động kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn nó sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho công ty và khẳng định niềm tin của các chủ sở hữu đối với công ty, hơn nữa nó giúp công ty có cơ sở để tự chủ hơn đối với những hoạt động của mình.

108

- Về tình hình thanh toán

Trước khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty và cả vấn đề thanh toán. Năm 2011 công ty đã tích cực thu hồi nợ để đảm bảo vốn làm cho tỷ lệ giữa khoản phải thu với tổng nguồn vốn hoặc nợ phải trả giảm so với năm 2010. Năm 2010 tỷ lệ khoản phải thu trên tổng nguồn vốn cũng như trên tổng nợ phải trả là 0,0587 và 0,373 thì năm 2011 chỉ là 0,04 và 0,376, cho thấy công ty chưa tích cực trong việc thu hồi nợ. Đến năm 2012 tỷ lệ khoản phải thu trên tổng vốn cũng như trên tổng nợ phải trả lại tăng lên so với năm 2011. Có thể là trong năm 2012 doanh thu của doanh nghiệp tăng 40% so với năm 2011 nên công ty có thể cho khách hàng chiếm dụng vốn nhiều hơn, cũng có thể trong năm 2012 trong thời điểm khó khăn của nền kinh tế thì việc thu hồi nợ từ phía khách hàng thật sự khó khăn khi tình hình tài chính từ phía khách hàng cũng gặp khó nhăn.

Đến năm 2013 tình hình hoạt động kinh doanh của công ty bị thua lỗ và để bù đáp thiếu hụt vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã tiến hành thu các khoản nợ làm cho tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng vốn cũng như trên tổng nợ phải trả giảm từ 0,057 và 0,614 năm 2012 xuống còn 0,04 và 0,235 năm 2013, nhưng đến năm 2014 tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng vốn cũng như trên tổng nợ phải trả lại tăng lên mức 0,056 và 1,56 chứng tỏ trong năm 2014 số vốn mà công ty bị chiếm dụng gấp 1,56 lần so với số vốn đi chiếm dụng được .

- Về khả năng thanh toán

Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty là thấp và có sự tăng giảm trong các năm. Khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán bằng tiền của công ty thấp chứng tỏ tài sản ngắn hạn của công ty tương đối thấp. Tài sản ngắn hạn không đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn, hàng tồn kho cứ tăng lên hàng năm với tốc độ nhanh, quá trình thu hồi nợ chỉ có năm 2012 tăng còn các năm còn lại giảm làm cho khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán bằng tiền chỉ có năm 2012 được cải thiện còn các năm khác là rất thấp điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.

Năm 2012 khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán bằng tiền có tăng so với năm 2011 nhưng lại giảm trong năm 2013 nhưng năm 2014 khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh có tăng lên nhưng khả năng thanh toán bằng tiền lại giảm. Năm 2010 khả năng thanh toán hiện

109

thời là 0,4425, sang năm 2011 tăng lên mức 0,6162, năm 2012 lại tiếp tục tăng lên mức 0,887, nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống còn 0,7058, năm 2014 lại tăng lên mức 0,08548. Khả năng thanh toán nhanh năm 2010 là 0,384, sang năm 2011 giảm xuống còn 0,3227, năm 2012 lại tăng lên mức 0,5346, đến năm 2013 lại giảm xuống còn 0,3292, năm 2014 lại tăng lên mức 0,6714. Khả năng thanh toán bằng tiền của công ty cũng có sự biến động tăng giảm qua các năm, năm 2010 đạt mức 0,0634, năm 2011 giảm xuống còn 0,0157, năm 2012 lại tăng lên mức 0,133 và đến năm 2013 lại giảm xuống còn 0,0778 năm 2014 lại giảm mạnh xuống còn 0,0173.

Khả năng thanh toán lãi vay có xu hướng giảm mạnh qua các năm và năm 2013 khả năng thanh toán lãi vay của công ty bị âm do trong năm 2013 hoạt động kinh doanh của công ty bị thua lỗ nhưng đến năm 2014 lại tăng lên đạt mức 1,076.

Trong tình hình khó khăn của nền kinh tế, của thị trường tiêu thụ nó ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ làm cho hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng có sự biến động qua hàng năm được chứng minh qua số vòng quay hàng tồn kho, nền kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hồi các khoản nợ của công ty làm cho vòng luân chuyển các khoản phải thu biến động tăng giảm qua các năm.

- Về hiệu quả sử dụng vốn

Khi phân tích các chỉ tiêu về hoạt động, ta thấy hiệu quả của việc đưa tài sản vào hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm có xu hướng giảm mạnh. Năm 2011, chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản lưu động là 2,7213 thì năm 2012 lại giảm xuống còn 2,3337, đến năm 2013 lại giảm mạnh xuống còn 1,1847 vòng/năm, đến năm 2014 lại tiếp tục giảm xuống còn 0,9948 vòng/năm . Điều này cho thấy khả năng đưa tài sản vào sản xuất của công ty có dấu hiệu giảm. Nguyên nhân chí là do tình hình hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quả giảm dần qua các năm và riêng năm 2013 công ty bị thua lỗ.

Xét về chỉ tiêu lợi nhuận thì ta thấy hệ số lãi gộp có sự biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2010 là 0,3147, đến năm 2011 lại tăng lên 0,3429, năm 2012 lại giảm xuống còn 0,1598 và năm 2013 lại giảm tiếp xuống còn 0,0031, năm 2014 hệ số này lại bị âm 0,1713. Điều này chứng tỏ giá thành sản phẩm và kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng chưa được ổn định. Bên cạnh đó hệ số lãi ròng của công ty có xu hướng giảm mạnh qua các năm 2010 – 2012 và năm 2013 đã bị âm nhưng đến năm 2014 hệ số này lại dương trở lại, cụ thể năm 2010 là 0,1809 thì sau đó năm 2011 giảm còn

110

0,1457, năm 2012 lại giảm tiếp xuống còn 0,0309 nhưng đến năm 2013 hệ số lãi ròng lại âm (-0,1896), năm 2014 hệ số lãi ròng là 0,00012. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiệu quả ngày càng giảm mặc dù có những năm công ty đã cố gắng tăng doanh thu nhưng không giảm được chi phí nên làm cho lợi nhuận giảm và có năm đã bị thua lỗ.

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi của tài sản, sinh lợi của vốn chủ sở hữu đều giảm dần qua các năm từ năm 2010 đến 2012, riêng năm 2013 thì bị âm, năm 2014 lại dương nhưng rất bé. Đây chứng tỏ tình hình hoạt động của công ty hiệu quả đang giảm dần.

Về lợi ích kinh tế

- Đối với người lao động: Qua các năm, công ty đã giải quyết cho một số lượng

lao động đáng kể ở địa phương với số lượng lao động cho công ty trung bình trong 5 năm là hơn 2.055 người, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, năm 2010 thu nhập là 2.455.000 đồng /lao động thì đến năm 2014 tăng lên 3.530.000 đồng/lao động góp phần đáng kể nâng cao đời sống xã hội cho người lao động, cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

- Đối với nhà nước: Mặc dù tình hình kinh doanh của công ty gặp khá nhiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khó khăn trong những năm qua và năm 2013 công ty bị thua lỗ, nhưng hàng năm công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đã góp vào ngân sách nhà nước một khoản thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh đáng kể. Năm 2010, công ty góp vào ngân sách là 7.238 triệu đồng, đến năm 2011 số thuế công ty đóng góp vào ngân sách đã tăng lên 10.841 triệu đồng, năm 2012 lại tăng lên 14.351 triệu đồng, nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống còn 7.313 triệu đồng, năm 2014 lại giảm tiếp xuống còn 7.225 triệu đồng. Như vậy, với những hoạt động của mình, công ty không chỉ mang đến lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu vốn mà còn tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước để cuộc sống cũng như chi tiêu xã hội được nâng lên, mức sống của người lao động cũng được cải thiện đáng kể.

Kết luận: Qua số liệu phân tích của 5 năm từ 2010 đến 2014 ta thấy hiệu quả về tình hình hoạt động của công ty có xu hướng tăng giảm không ổn định, trong năm 2013 công ty bị thua lỗ, nhưng năm 2014 lại có lãi trở lại với mức lợi nhuận sau thuế là 120 triệu đồng. Năm 2010 và năm 2012 là hai năm hoạt động có hiệu quả nhất của công ty khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều tăng. Năm 2012 qua trình kinh doanh

111

của công ty bắt đầu gặp khó khăn tuy doanh thu có tăng nhanh chí phí cũng tăng với tốc độ nhanh hơn làm cho lợi nhuận giảm. Năm 2013 là năm khó khăn nhất của công ty khi doanh thu giảm và hoạt động kinh doanh của công ty bị thua lỗ. Tuy quá trình kinh doanh có xu hướng giảm nhưng công ty vẩn tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô của công ty, nó được chứng minh qua tổng nguồn vốn và tài sản cố định tăng hàng năm với tốc độ cao.

Trên là kết quả phân tích tình hình tài chính và tình hình hoạt động của công ty qua 5 năm 2010 đến 2014. Từ những phân tích trên ta có thể khẳng định rằng, công ty đang gặp khó khăn, một số chỉ tiêu còn chưa tốt, tình hình hoạt động còn khó khăn nhưng công ty vẫn duy trì hoạt động kinh doanh của mình.

2.2.3.2. Những mặt đạt được

- Nguồn vốn của công ty tăng trưởng ổn định qua các năm trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế.

- Khả năng tự chủ vốn của công ty tốt, bên cạnh đó công ty còn huy động được nguồn vốn từ bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho công ty.

- Công ty đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Công ty đã nỗ lực trong hoạt động của mình trước sự khó khăn của nền kinh tế để duy trì hoạt động của công ty.

- Công ty đã giải quyết được công ăn việc làm cho một lượng lao động đáng kể ở địa phương với mức thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm góp phần nâng cao đời sống xã hội cho người lao động.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, chế độ đối với người lao động.

2.2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân

- Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty, luôn nằm trong khoảng từ 16,6% đến 60% tổng tài sản ngắn hạn. Thực tế, trong những năm gần đây, với tình hình tài chính thế giới gặp nhiều khó khăn, khách hàng của công ty cũng nằm trong vòng quay đó và để giữ khách hàng, tạo mối quan hệ lâu dài, hỗ trợ khách hàng trong kinh doanh nên công ty đã áp dụng chính sách kéo giãn thời gian nợ nên khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn. Nhưng đây là một hạn chế và là một rủi ro lớn về tài chính nếu như việc thu hồi nợ gặp khó khăn, đồng thời nó cũng làm tăng chi phí thu hồi nợ của công ty.

112

- Hàng tồn kho mà chủ yếu là thành phẩm chiếm tỷ trọng tương đối lớn và có xu hướng tăng qua các năm. Việc thành phẩm tồn kho nhiều là do thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, giá cả mặt hàng cao su giảm sút.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao su hà tĩnh (Trang 115)