Tổng quan về Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao su hà tĩnh (Trang 33)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh là đơn vị thuộc loại hình Doanh nghiệp Nhà nước, thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Tiền thân của Công ty là hai đơn vị Trạm Lâm nghiệp Truông Bát và Trạm Lâm nghiệp Mỹ Khê được sáp nhập thành Lâm trường Truông Bát vào năm 1965, trực thuộc Ty Lâm nghiệp Hà Tĩnh, với nhiệm vụ chính là trồng cây lâm nghiệp. Tháng 01/1971 Lâm trường Truông Bát được đổi thành Lâm trường Can Lộc. Đến năm 1985, Lâm trường đã trồng được hàng nghìn ha rừng như: Thông, Mỡ, Bạch đàn có giá trị kinh tế lớn. Số lượng lao động tăng lên hơn 300 người. Tháng 09/1985, Sở Lâm nghiệp Hà Tĩnh đã quyết định sáp nhập Xí nghiệp Giống cây trồng và Lâm trường Can Lộc thành Lâm trường Truông Bát trực thuộc Sở Lâm nghiệp Hà Tĩnh.

Ngày 19/04/1997, Lâm trường Truông Bát được chuyển thành Công ty Cao su Hà Tĩnh theo Quyết định số 437/QĐ – UB của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 28/07/1997 và Quyết định 588/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Công ty Cao su Hà Tĩnh gia nhập làm thành viên của Tổng Công ty Cao su Việt Nam nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh được chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Cao su Hà Tĩnh theo Quyết định số 101/QĐ-HĐQTCSVN ngày 04/05/2010 của chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Cao su Hà Tĩnh thành Công ty TNHH Một thành viên Cao su Hà Tĩnh.

Bắt đầu từ cuối năm 1997, bên cạnh nhiệm vụ trồng và bảo vệ cây ăn quả, cây lâm nghiệp, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã nỗ lực tìm kiếm nguồn đất, khai hoang trồng mới được 160,8 ha Cao su đầu tiên trên đất Hà Tĩnh. Lũy kế đến cuối năm 2014 toàn công ty đã trồng và chăm sóc 7.203,28 ha Cao su, 2.400 ha rừng trồng kinh tế. Trong đó đã đưa vào khai thác 2.516,54 ha Cao su với sản lượng đạt 2.300 tấn mủ quy khô, năng suất bình quân đạt 0,91 tấn/ha. Chế biến và tiêu thụ 2.587 tấn mủ Cao

24

su thành phẩm, doanh thu đạt 84.821 triệu đồng. Thực hiện nộp ngân sách Nhà nước 1,9 tỷ đồng, số lượng lao động tính đến năm 2014 là 2.320 người.

Ngày 04/05/2010 công ty hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với số vốn điều lệ là 142.744 triệu đồng. Nguồn: [1]

Trải qua hơn 50 năm phát triển, Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đã tao được uy tín trên thị trường, ngành nghề kinh doanh ngày một đa dạng, số lượng rừng trồng kinh tế ngày càng tăng.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

2.1.2.1. Chức năng

Công ty TNHH Một thành viên Cao su Hà Tĩnh là một Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là trồng, bảo vệ, khoanh nuôi và kinh doanh khai thác cây Cao su, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, rừng kinh tế. Khai thác, chế biến các loại lâm sản, gỗ, nhựa thông, các sản phẩm từ cây cao su, xuất khẩu sản phẩm cao su sơ chế, kinh doanh xăng dầu, vật liệu xây dựng.

Sản phẩm của Công ty chủ yếu là sản phẩm mủ Cao su sơ chế đóng thành từng kiện có trọng lượng 33,33 kg/kiện. Đặc điểm của sản phẩm là có tính dai, độ đàn hồi cao, có màu vàng trong đồng đều, bọt khí có đường kính < 5mm, tạp chất chấm đen có khoảng cách 10mm, trạng thái khô chín đều, không chảy dính.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

- Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước và vốn Công ty tự huy động, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số tài sản của Công ty.

- Đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty.

- Định kỳ đánh giá lại tài sản của Công ty theo quy định của nhà nước. - Đăng ký kinh doanh và kinh doanh theo đúng danh mục ngành nghề đã đăng ký, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ do Công ty thực hiện theo tiêu chuẩn đã đăng ký.

- Xác định phương hướng và mục tiêu phát triển lâu dài trên cơ sở tự hoàn thiện đổi mới một cách linh hoạt thích nghi với nền kinh tế thị trường.

- Đổi mới, hiện đại hóa thiết bị, công nghệ và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

25

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền lợi đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý doanh nghiệp.

- Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.

- Chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của Pháp luật.

- Thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh của kế toán thống kê, chế độ kế toán và báo cáo tài chính hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ công khai báo cáo tài chính hàng năm và các thông tin cần thiết khác để đánh giá trung thực về hiệu quả hoạt động của Công ty.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động động sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty

2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý

Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng với hai cấp quản lý: Cấp Công ty gồm Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng. Cấp Nông trường gồm Ban Giám đốc và các đội sản xuất.

26 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Giám đốc Công ty

Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh

Phòng TC - LĐTL Phòng KH - XDCB Phòng TC - KT Phòng Nông nghiệp Phòng Kinh doanh Phòng Hành chính Phòng lâm nghiệp Phòng thanh tra Bảo vệ NT Hàm Nghi NT Phan Đình Phùng NT Truông Bát NT Thanh Niên NT Can Lộc NT Kỳ Anh I NT Kỳ Anh II NT Kỳ Lạc NT Hương Sơn I NT Khe Dầu TT Y Tế XN CB& DV XN Giống

Các đội sản xuất trực thuộc các nông trường Nhà

Máy gạch

27

b. Giới thiệu sơ lược bộ máy quản lý của Công ty

* Giám đốc Công ty: Là người trực tiếp đại diện trước pháp luật, được giao toàn quyền điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo Điều lệ hoạt động và đề án sản xuất kinh doanh của Công ty và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động đó.

* Phó Giám đốc: gồm có 2 người

+ Phó giám đốc kỷ thuật: Được giao quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong việc điều hành các hoạt động về trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác và chế biến mủ Cao su.

+ Phó giám đốc kinh doanh: Được giao quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực: Cao su, xăng dầu, vật liệu xây dựng… của Công ty.

* Phòng Tổ chức lao động và Tiền lương: Tham mưu giúp việc cho ban Giám đốc trong công tác tổ chức cán bộ, các chính sách y tế, bảo hiểm, chế độ quản lý lao động và công tác tiền lương của toàn Công ty.

* Phòng Kế hoạch – XDCB: Trực tiếp tham mưu giúp việc cho ban Giám đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý vật tư thiết bị, quản lý vốn. Xây dựng các chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Đồng thời tham mưu cho ban Giám đốc công ty về công tác đầu tư XDCB trong toàn Công ty và chịu trách nhiệm về các công trình xây dựng.

* Phòng Tài chính - Kế toán: Tham mưu cho ban Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tài chính, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn theo nguyên tắc tài chính hiện hành và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

* Phòng Nông nghiệp: Tham mưu cho ban Giám đốc và chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật quản lý bảo vệ vườn cây Cao su, chất lượng sản phẩm.

* Phòng Kinh doanh: Giúp việc cho ban Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm.

* Văn phòng Công ty: Trực tiếp quản lý về lĩnh vực hành chính quản trị, văn thư lưu trữ và công tác đối ngoại.

28

* Phòng Thanh tra - Bảo vệ: Tham mưu giúp việc cho ban Giám đốc Công ty trong lĩnh vực bảo vệ rừng, vườn cây Cao su, quản lý sản phẩm, công tác quân sự.

* Phòng Lâm nghiệp: Tham mưu cho ban Giám đốc về công tác quản lý đất đai, bảo vệ rừng, chịu trách nhiệm về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp.

* Các Nông trường, Đội sản xuất và Xí nghiệp: Thực hiện nhiệm vụ sản xuất của Công ty theo kế hoạch được giao.

2.1.3.2. Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2010 – 2014

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2010 đến 2014 CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng (giảm)BQ (%) Doanh thu Tr. đồng 110.340 152.631 213.616 140.905 101.951 1 Tổng nguồn vốn Tr. đồng 479.750 566.889 756.434 907.586 962.630 16,53 Vốn chủ sở hữu Tr. đồng 297.958 389.762 510.970 580.368 654.182 17,3 Lợi nhuận trước thuế Tr. đồng 25.998 26.965 8.685 -26.636 -26.599 -88,24 Lợi nhuận sau thuế Tr. đồng 19.965 22.239 6.607 -26.635 -26.599 -105,57 Lao động bình quân Người 1.699 1097 2.304 2.311 2.320 6,35 Thu nhập bình quân Tr. đồng 2,455 3,663 3,346 3,514 3,530 8,67 Đóng góp ngân sách NN Tr. đồng 7.238 10.841 14.351 7.313 7.225 6,29 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty và tính toán của tác giả)

Qua nguồn số liệu từ bảng 2.1 của các chỉ tiêu cho ta cái nhìn tổng quan về hoạt động của công ty qua 5 năm như sau:

Doanh thu của công ty có xu hướng tăng trong 3 năm đầu nhưng năm 2013 và 2014 lại giảm nhưng tốc độ tăng bình quân vẫn đạt 1%. Tổng nguồn vốn của công ty tăng các năm với tốc độ tăng bình quân là 16,53%, trong đó vốn chủ sở

29

hữu tăng khá mạnh qua 5 năm tăng bình quân 17,3%. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2011 ngày càng tốt khi lợi nhuận trước thuế và sau thuế thu nhập doanh nghiệp đều tăng qua các năm, nhưng năm 2012 lại sụt giảm mạnh đến năm 2013 và năm 2014 hoạt động kinh doanh của công ty bị thua lỗ. Số lượng lao động tăng qua các năm và công ty đã cải thiện đáng kể thu nhập của lao động. Thu nhập năm 2010 chỉ từ 2,455 triệu đồng thì đến năm 2014 thu nhập bình quân của lao động đã tăng lên 3,530 triệu đồng. Đây là một đóng góp đáng kể của công ty đối với xã hội, giúp phần nào cải thiện đời sống của nhân viên của công ty. Việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước có sự tăng giảm hàng năm với tốc độ tăng bình quân đạt 6,29%

2.1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty

a, Những thuận lợi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công ty nằm trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh, đây là tỉnh có diện tích đất trồng cây nông nghiệp và cây công nghiệp nhiều, đây là lợi thế để công ty mở rộng sản xuất kinh doanh trong ngành cao su và cây kinh tế.

- Mối quan hệ và uy tín của công ty với khách hàng, mối quan hệ tốt với các đối tác ngân hàng Đầu tư và Phát triển, SHB, các ngân hàng và đơn vị tài trợ vốn khác, nhằm tăng doanh thu và đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo công ty có năng lực cao chỉ đạo quản lý, điều hành của HĐTV, ban TGĐ cộng với sự nổ lực khắc phục khó khăn của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

- Công ty đã xây dựng được kế hoạch phát triển hàng năm cho mình. b, Những khó khăn

- Khó khăn chung của nền kinh tế, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng về nhiều mặt đối với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Công ty, điều kiện thời tiết không thuận lợi, thiên tai liên tiếp diễn ra đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến toàn bộ diện tích cao su. Đặc biệt là việc vườn cây khai thác giảm 951 ha. Vườn cây kinh tế cơ bản bị ảnh hưởng của bão làm quá trình sinh trưởng chậm lại chất lượng vườn cây sẽ giảm.

- Trên diện tích cao su Khai thác còn lại, mật độ bình quân cây cạo chỉ còn 247 cây/01 ha. Bên cạnh đó giá mủ xuống mức thấp đã làm doanh thu lợi nhuận của Công ty giảm mạnh. Những điều này đã tác động không nhỏ đến thu nhập cũng như tâm lý của người lao động.

30

- Sản lượng khai thác giảm, giá thành khai thác lại cao nên các chi phí phát sinh nhiều. Mặt khác giá cao su thấp mà lãi vay ngân hàng lớn nên doanh thu và lợi nhuận của Công ty không đạt.

- Công tác tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Công ty còn thụ động, tồn kho nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dẫn đến khó tiêu thụ tại các thị trường lớn.

- Quá trình đâu tư khai hoang trồng mới chưa đúng chủ trương của Tập đoàn dẫn đến chiếm dụng vốn làm mất khả năng thanh toán và quản trị vốn.

c, Phương hướng phát triển thời gian tới

- Khống chế giá thành khai thác và chế biến cao su. Quản lý tốt công tác chế biến để giảm tỷ lệ hao hụt sản phẩm, nâng cao sản phẩm chế biến, đồng thời làm tốt việc kiểm phẩm.

- Tăng cường thu mua mủ nguyên liệu tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, vùng Tây Nguyên và mở rộng thu mua cả Lào, Đông Bắc Thái Lan, nhằm đáp ứng mủ nguyên liệu phục vụ cho nhà máy chế biến mủ, đảm bảo đủ công suất chế biến, giảm chi phí chế biến và khẩu hao nhà máy để hạ giá thành, tăng doanh thu, giải quyết việc làm cho Công nhân nhà máy.

- Chủ động tìm kiếm bạn hàng và chủ động tiêu thụ trên cơ sở giá chỉ đạo của Tập đoàn, trong đó phấn đấu xuất khẩu 70% sản lượng tiêu thụ. Tăng cường hoạt động market tinh giới thiệu sản phẩm, tạo được niềm tin và khẳng định được chất lượng cũng như dịch vụ của Công ty đối với khách hàng.

- Quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn được giao, thực hiện đúng chủ trương của tập đoàn, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

2.2. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Hà Tĩnh qua 5 năm 2010-2014 hạn một thành viên cao su Hà Tĩnh qua 5 năm 2010-2014

2.2.1. Phân tích tình hình tài chính của công ty

2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán

Tài sản của công ty bao gồm các khoản tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác, tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác. Để đầu tư cho các loại tài sản trên công ty sử dụng các nguồn vốn nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu. Để biết đánh giá tình hình biến động của các loại tài sản trong tổng tài sản cũng như sự biến động của các nguồn vốn. Ta tiến hành phân tích sau:

31

a. Phân tích khái quát tình hình biến động và kết cấu tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao su hà tĩnh (Trang 33)