kinh tế tại Việt Nam:
Mô hình thực nghiệm tác giả xây dựng dựa theo lý thuyết kinh tế học vềtăng
trưởng và kế thừa các nghiên cứu thực nghiệm trước đó.
Bài viết sử dụng mô hình dựa theo công trình nghiên cứu của tác giả
Okonkwa, C.S & Odularu, G.O.(2013):"External Debt, debt burden and economic growth nexus: Empirical evidence and policy lesons from selected West
32
African Countries". Nghiên cứu này được trình bày tại trung tâm Hội nghị nghiên
cứu kinh tế của các nước Châu Phi (CSAE) và được đăng trên tạp chí kinh doanh quốc tế - quyển 3, số 1: Tháng 3 năm 2013. Theo tác giả mô hình này là phù hợp với nghiên cứu về nợnước ngoài của Việt Nam hiện nay vì các nước Tây Phi cũng
có nền kinh tếđang phát triển và tình trạng sử dụng vốn vay từnước ngoài như Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả có thể tìm thấy số liệu thống kê của các biến trong mô hình trong khi các mô hình khác rất khó tìm được đủ số liệu thống kê. Do đó, các
biến đưa vào đề tài cũng phù hợp khi áp dụng cho Việt Nam. Ngoài ra, tác giả thực hiện bài nghiên cứu ở các nước Tây Phi đến từ trường Đại học "School of Economics, University of Nottingham" của Anh Quốc, vốn cập nhật các phương
pháp nghiên cứu tiên tiến nhất. Vì vậy, thiết nghĩ đây là nguồn tham khảo đáng quý
khi áp dụng các phương pháp nghiên cứu của các tác giả này nhằm áp dụng cho
điều kiện Việt Nam.
Trong bài, tác giả sử dụng mô hình logarit tuyến tính, tất cả các giá trị chuỗi dữ liệu đều được đưa về dạng cơ số mũ tự nhiên. Mô hình cụ thểnhư sau:
lnRYPCt= α0+ α1,s∑ks=1lnFDIYit-s+ α2,s∑ks=1lnEXDYit-s +
α3,s∑ks=1lnGDIYit-s+ α4,s ∑ks=1lnTDSEit-s+ εit (1)
Trong đó :
* Biến phụ thuộc:
+ RYPC: là biến đại diện cho mức tăng trưởng kinh tế (real GDP per capita: tốc
độtăng trưởng GDP thực bình quân đầu người) và các biến độc lập sau:
* Biến độc lập:
+ Biến FDI là tỷ lệđầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP (%); + Biến EXDY là tỷ số giữa tổng số nợnước ngoài trên GDP (%); + Biến GDIY là tỷ lệđầu tư trong nước trên GDP (%);
+ Biến TDSE là tỷ lệ nợ phải trả trên xuất khẩu (%);
+ α0 là hằng số
+ α1,s - a4,slà hệ số của các biến độc lập + Biến εit: Sai số ngẫu nhiên.
33
So sánh kết quả của các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế học trên thế giới, tác giả nhận thấy tại các quốc gia khác nhau sẽ có kết quả khác nhau về hướng tác động của các nhân tố tác động lên tăng trưởng kinh tế, khác nhau khi sử
dụng các bộ biến độc lập khác nhau trong mô hình nghiên cứu.
Tác giả sử dụng phân tích định lượng thông qua việc ước lượng mô hình nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.