Thu thập dữ liệu cho mô hình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 36)

Dữ liệu nghiên cứu gồm 1 biến phụ thuộc là chỉ số tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người và 4 biến giải thích đại điện cho nợ nước ngoài bao gồm 27 quan sát tại Việt Nam từ năm 1986 khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa cho

đến hết năm 2012. Số quan sát là tương đối thấp do các số liệu thống kê tài chính

trong nước không đầy đủ và rất khó tiếp cận nên đề tài phải sử dụng số liệu từ các

tổ chức tài chính quốc tế như số liệu của WB, IMF.

Trong nghiên cứu của các nhà kinh tế trên thế giới về tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế, có thể thấy như nghiên cứu của Maureen Were

(2001) tại Kenya đã sử dụng bộ số liệu thời gian từ năm 1970 đến 1995 (bao gồm

25 quan sát), hoặc nghiên cứu của Frimpong, J.M và Oteng-Abayi (2006) tại Ghana

sử dụng bộ số liệu từ năm 1970 đến năm 1999 (bao gồm 29 quan sát) hoặc là bài nghiên cứu của Okonkwa, C.S và Odularu, G.O (2013) sử dụng bộ số liệu từ năm 1970 đến năm 2007 (bao gồm 37 quan sát), do đó khi tác giả nghiên cứu mối quan

hệ giữa nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2012 (với 27 quan sát) là vẫn có cơ sở để thực hiện bài viết này.

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu hàng năm, là nguồn dữ liệu thứ

cấp được thu thập từ cơ sở dữ liệu World Development Indicators (WDI-2012) của

Ngân hàng Thế giới (World Bank) và cơ sở dữ liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế

(International Monetary Fund): World Economic Outlook Database (WEO), 2012. Các số liệu thống kê tính theo đồng đô la Mỹ theo mức giá hiện hành. Trong đó,

biến tăng trưởng kinh tế, biến đầu tư trực tiếp nước ngoài, biến nợ nước ngoài và biến nợ phải trả so với xuất khẩu được thu thập từ website của Ngân hàng Thế Giới

(WB). Riêng biến đầu tư trong nước so với GDP được thu thập từ website của Quỹ

Tiền tệ quốc tế (IMF). Mô tả thống kê cho các biến được cung cấp ở phụ lục 1.

Trên cơ sở những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa nợnước ngoài và tăng trưởng kinh tế, tác giả lựa chọn nghiên cứu của Okonkawa,

28

C.S & Odularu, G.O. (2013) để làm bài tham khảo chính cho bài viết. Bên cạnh đó,

tác giả cũng tham khảo thêm các nghiên cứu của Maureen Were (2001), Frimpong, J.M & Oteng-Abayi (2008), Shahnawaz Malik, Muhammad Khizar Hayat & Muhammad Umer Hayat (2010), Sulaiman, L.A & Azeez, B.A (2012) để chọn các biến phù hợp với đặc thù tại Việt nam và năng lực nghiên cứu. Tác giả nhận thấy, 4 biến giải thích bao gồm: đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP, nợnước ngoài trên

GDP, đầu tư trong nước trên GDP và nợ phải trả trên xuất khẩu là các biến đã được các nghiên cứu trước đây sử dụng phổ biến nhất với tần suất lặp đi lặp lại ở các

nước đặc biệt là các nước đang phát triển. Vì vậy, những biến này sẽ là các biến

được sử dụng xuyên suốt cho toàn luận văn của tác giả.

Tất cả các giá trị chuỗi dữ liệu đều được đưa về dạng cơ số mũ tự nhiên để

giảm vấn đề của hiệp phương sai không đồng nhất đến mức tối đa có thể.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 36)