Nghiên cứu của Lâm Xiêm Dung (2011) "Tác động của nợ công đối vớ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 30)

với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam"

Dựa theo bài nghiên cứu của hai tác giả Folorunso S.Ayadi and Felix O.yadi (2011), bài viết đã sử dụng số liệu nợ nước ngoài để phân tích tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1991 đến năm

2009 thông qua những kênh truyền dẫn trung gian làm biến độc lập bao gồm: Tỷ

lệ tăng trưởng xuất khẩu, tỷ lệ tăng trưởng vốn, tỷ lệ thanh toán nợ trên GDP thực, quy mô nợnước ngoài đối với GDP thực, tỷ lệđầu tư trên GDP thực và một biến phụ thuộc là tỷ lệ tăng trưởng thực hàng năm. Mô hình thực nghiệm được xây dựng như sau:

- Mô hình hồi quy tổng quát PRM:

Yi = β1 + β2 EXPOi + β3 GCAPi + β4 DSERGDPi + β5 DEBGDPi + β6

GFIGDPi + ui

- Hàm hồi quy tổng thể PRF:

E(Y/EXPOi, GCAPi, DSERGDPi, DEBGDPi, GFIGDPi, GFIGDPi)

Trong đó:

Yi : Tỷ lệtăng trưởng thực hàng năm

EXPOi : Tỷ lệtăng trưởng xuất khẩu GCAPi : Tỷ lệtăng trưởng vốn

22

DSERGDPi : Tỷ lệ thanh toán nợ trên GDP thực DEBGDPi : Quy mô nợnước ngoài đối với GDP thực GFIGDPi : Tỷ lệđầu tư trên GDP thực

Bài viết sử dụng 19 quan sát (1991 – 2009) quan sát thứ i có 6 giá trịứng với tỷ lệ tăng trưởng thực hàng năm (Yi), tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu (EXPOi), tỷ lệ tăng trưởng vốn (GCAPi), tỷ lệ thanh toán nợ trên GDP thực (DSERGDPi), quy mô nợ nước ngoài đối với GDP thực (DEBGDPi), tỷ lệ đầu tư trên GDP thực (GFIGDPi).

Hàm hồi quy mẫu SRF được xây dựng từ 19 quan sát này có dạng:

Tuy nhiên, sau khi thực hiện chạy mô hình và tiến hành kiểm định sự có mặt của biến không cần thiết là biến GCAPi (tỷ lệ tăng trưởng vốn) và biến GFIGDi (tỷ

lệ đầu tư trên GDP thực). Điều này cũng đồng nghĩa với việc mô hình đã bỏ bớt 2.63% giải thích sự biến động của tỷ lệ tăng trưởng thực hàng năm. Như vậy, mô hình còn lại có 3 biến giải thích cho biến Yi (tỷ lệ tăng trưởng thực hàng năm) với

độ tin cậy 89%, đó là các biến EXPOi (tỷ lệtăng trưởng xuất khẩu), DSERGDPi (tỷ

lệ thanh toán nợ trên GDP thực) và DEBGDPi (quy mô nợnước ngoài đối với GDP thực).

Đồng thời với 3 biến được chọn, bài viết đã thực hiện kiểm định các khuyết tật của mô hình và thu được kết quả tốt như mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến, không có hiện tượng tự tương quan và không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.

Từ kết quả hồi quy của mô hình đã điều chỉnh, có thể kết luận tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực có mối quan hệ đồng biến với tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu và quy mô nợnước ngoài trên GDP thực, bởi sựtác động dương của những yếu tố này

lên tăng trưởng kinh tế, trong đó sự tác động của quy mô nợ nước ngoài trên GDP thực được xem là không đáng kể khi hệ số của nó thu được từ mô hình ước lượng là

23

0.001356. Đối với tỷ lệ thanh toán nợ/GDP thực có hệ số thu được từ mô hình là - 3.845316 thì mối quan hệ của nó với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực là nghịch biến,

điều này có ý nghĩa là tỷ lệ thanh toán nợ/GDP thực đã tác động âm một cách mạnh mẽ lên tỷ lệtăng trưởng kinh tế thực của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)