Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 37)

Để tìm câu trả lời cho câu hỏi về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế cho mẫu nghiên cứu, tác giả dựa theo đề xuất của Bosworth và Collins (2003) cho thấy cần tập trung vào một tập hợp cốt lõi của các biến giải thích đã được chứng minh phù hợp với tăng trưởng kinh tế để đưa vào mô hình nghiên cứu.

Để đo lường tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Việt

Nam, tác giả sử dụng các chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người để đại diện cho mức tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, và các biến: đầu tư

trực tiếp nước ngoài, nợ nước ngoài, đầu tư trong nước, nợ phải trả trên xuất khẩu như là chỉ tiêu đại diện cho nợ nước ngoài của Việt Nam trong mẫu cần nghiên cứu. Điều này được kế thừa từ các nghiên cứu đo lường mức độ ảnh hưởng của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Okonkwa, C.S & Odularu, G.O.(2013) và Frimpong, J.M.and Oteng-Abayi,E.F., (2006) và vì sựtương thích với bộ dữ liệu mà tác giả thu thập được.

Dựa vào đặc thù nền kinh tế Việt Nam để ước lượng tác động của nợnước

29

thích được tác giảxác định bởi khuôn khổ lý thuyết là các nhân tốtác động đến tăng trưởng kinh tế cụ thểnhư sau:

- Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP (FDIY): được tính bằng cách lấy tỷ lệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP.

Theo IMF, FDI là hình thức đầu tư quốc tế phản ánh mục tiêu của một thực thể cư trú tại một nền kinh tế nhằm có được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp

cư trú tại một nền kinh tế khác. Lợi ích lâu dài có nghĩa là tồn tại một mối quan hệ

dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp và một mức độ ảnh hưởng đáng

kể của nhà đầu tư đối với việc quản lý doanh nghiệp (nguồn: IMF 1993).

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn bổ sung cho mức đầu tư thấp ở các

nước đang phát triển, giúp các nước này đạt mức tăng trưởng tốt hơn, nhờ đó mà

dần cải thiện được tích lũy và đầu tư, khắc phục được tình trạng thiếu vốn kéo dài. Việc xác định biến FDIY đã được sử dụng trong các công trình nghiên cứu của Husain và Jun (1992) cho thấy biến FDI có tác động cùng chiều và có ý nghĩa

tới tăng trưởng kinh tế của các nước khối ASEAN. Rana và Dowling (1990) cũng

rút ra các kết luận tương tự khi nghiên cứu trường hợp 23 nước đang phát triển ở

Châu Á. Friompong, J.M. và Oteng-Abayie, E.F. (2006) cũng nhận thấy hệ số của vốn FDI có tác động cùng chiều tới tăng trưởng kinh tế khi nghiên cứu ở Ghana. Mahnaz Rabiei, Zohreh Ghavam Masoudi (2012) trong nghiên cứu vềFDI và tăng trưởng kinh tếởtám nước hồi giáo (Bangladesh, Ai Cập, Indonesia, Iran, Malaysia, Nigeria, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ) cho thấy 1% tăng của tăng trưởng kinh tế làm cho

FDI tăng 4.7% ở các nước Hồi giáo trong mẫu nghiên cứu.

- Tỷ lệ đầu tư trong nước trên GDP (GDIY): là biến đại diện cho tỷ lệ tăng trưởng của yếu tố đầu vào và vốn trong quá trình sản xuất. Để nắm bắt được

tác động của nguồn tài nguyên trong nước đến tăng trưởng kinh tế, tác giả sử dụng tỷ lệ tổng mức đầu tư so với GDP đểđại diện cho đầu tư.

Việc xác định biến GDIY đã được sử dụng trong các công trình nghiên cứu của Catherine Pattillo (2002), Clements, B.Bhattarcharya, R & Nguyen, T.Q (2003), Alfredo Schclarek (2004), Friompong, J.M. và Oteng-Abayie, E.F. (2006); Sen, S.,

30

Kasibhatla, K.M.,& Stewart D.B (2007) và Folorunso S.Ayadi và Felix O.Ayadi (2008). Tuy nhiên mối quan hệ giữa đầu tư trong nước so với GDP trong nghiên cứu của Frimpong, J.M. & Oteng-Abayie, E.F. (2006), Folorunso S.Ayadi và Felix

O.Ayadi (2008) là ngược chiều, trong khi nghiên cứu của Catherine Pattillo (2002), Alfredo Schclarek (2004), Sen, S., Kasibhatla, K.M. & Stewart D.B (2007) và Clements, B.Bhattarcharya, R. và Nguyen, T.Q (2003) thì mối quan hệ này là cùng chiều ởcác nước có thu nhập thấp và các nước đang phát triển.

- Chỉ số nợ nước ngoài trên GDP(EXDY): được đo bằng tỉ số phần trăm

giữa tổng nợnước ngoài trên GDP. Đây là chỉ số để đánh giá tình hình nợ và gánh nặng nợ nước ngoài của một quốc gia. Nợ nước ngoài trên GDP biểu diễn mối

tương quan giữa tổng số nợnước ngoài so với năng lực tạo ra nguồn thu nhập để trả

nợởtrong nước. Khi nợnước ngoài của một quốc gia tăng lên nhưng tỉ lệtăng thấp

hơn so với tỷ lệtăng trưởng GDP thì nợnước ngoài trên GDP sẽ giảm và ngược lại. Biến EXDY hầu như được sử dụng trong tất cả các công trình nghiên cứu về

mối quan hệ giữa nợnước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Theo công trình nghiên cứu của Adegite et al (2008) tại Nigeria, Folorunso S.Ayadi và Felix O.Ayadi (2008) tại Nigeria và Nam Phi hay Frimpong et al (2006) tại Ghana thì nợ có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trong các công trình nghiên cứu của Fosu (1996) ở các nước cận Châu Phi, Were (2001) ở Kenya, Catherine Pattillo (2002), Alfredo Schclarek (2004) hay Okonkwa, C.S & Odularu, G.O. (2013) đều có mối quan hệ ngược chiều.

- Chỉ số nợ phải trả hàng năm so với xuất khẩu (TDSE): được đo lường bằng tỉ số phần trăm giữa giá trị nợhàng năm bao gồm cả vốn gốc lẫn lãi nợ và thu từ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Còn gọi là tổng nợ phải trảhàng năm so với kim ngạch thu xuất khẩu. Đây là chỉ số đánh giá khảnăng thanh toán bằng ngoại tệ của quốc gia vay nợ trong ngắn hạn hay nói cách khác đây là một tiêu chí quan trọng, phản ánh quan hệ giữa nghĩa vụ nợ phải trả so với năng lực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đi vay. Nguồn thu từ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là nguồn

31

ngoại tệ có thể sử dụng để trả nợnước ngoài. Đối với đa số các quốc gia đang phát

triển, mối tương quan giữa xuất khẩu và nhập khẩu có tính quyết định lượng ngoại tệcó được để trả nợvà ngược lại. Nếu chỉ số này cao có thểngăn cản một quốc gia không thể dành nguồn lực cho hoạt động sản xuất.

Việc xác định biến TDSE đã được sử dụng trong các công trình nghiên cứu của Savvides (1992), Metwally và các cộng sự (1994), Serieux and Samy (2001), Karagol (2002), Benedict Clements và các cộng sự (2003), Frimpong et al (2006), Sulaiman, L.A và Azeez, B.A (2012) cho thấy rằng việc trả nợ có tác động ngược chiều và có ý nghĩa tới tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. Trong khi đó,

Elbadawi, Ndulu và Ndung'u (1997) nhận thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê và

có tác động cùng chiều giữa việc thanh toán nợ và tăng trưởng kinh tế ở các nước Cận Châu Phi, trong khi Fosu (1999), Catherine Pattillo (2002), Alfredo Schclarek (2004), Folorunso S.Ayadi và Felix O.Ayadi (2008) cho rằng không có mối quan hệ đối với các nước khu vực đó.

Như vậy, qua phần trình bày ở trên, nghiên cứu kỳ vọng tỷ lệđầu tư trực tiếp

nước ngoài trên GDP bổ sung nguồn lực bên ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và

mong đợi một tác động dươngđến tăng trưởng, vì vậy kỳ vọng α1,s> 0; tỷ lệđầu tư trong nước so với GDP dự kiến sẽ có ảnh hưởng thuận chiều vào tăng trưởng GDP nên nghiên cứu mong đợi α2,s> 0; tương tự nợnước ngoài tác động dươngđến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu mong đợi α3,s> 0; tỷ lệ tổng nợ phải trả trên xuất khẩu dự

kiến sẽ tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế do việc giảm chi phí đầu tư trong nước từ dịch vụ thanh toán nợ nên nghiên cứu dựđoán α4,s< 0.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)