quan hệ giữa nợ nước ngoài, gánh nặng nợ và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu
thực nghiệm và bài học chính sách từ các nước Tây Phi"
Trọng tâm của nghiên cứu này là đánh giá tác động của nợnước ngoài đến
tăng trưởng kinh tế của các nước Tây Phi, bao gồm Ivory Coast, Gambia, Ghana và Senegal. Tác giảđã sử dụng bộ dữ liệu thời gian từnăm 1970 đến năm 2007 để tiến
hành các bước thực nghiệm.
Nghiên cứu này ban đầu sử dụng mô hình tự hồi quy vector VAR. Đây là
một hệ thống đa biến gồm nhiều phương trình (mô hình hệphương trình) và có các
độ trễ của các biến số. VAR là mô hình động của một số biến thời gian. Khi sử
dụng mô hình VAR không cần xác định biến nào là biến nội sinh và biến nào là biến ngoại sinh, nhưng phương pháp này cho thấy mối quan hệ giữa nợnước ngoài
và tăng trưởng thật khó đểxác định dựa trên thông tin chứa đựng trong các biến để
từ đó suy luận ra những tác động đồng thời. Do đó, tác giả chuyển qua sử dụng
phương trình tuyến tính đơn dựa trên kỹ thuật đồng tích hợp của Engle - Granger
hai bước (1987) để giải thích trong ngắn hạn. Bằng cách làm này, tác giả đã đánh
giá trực tiếp tác động của nợnước ngoài bằng cách quan sát các tác động đồng thời của các nhân tố nợđối với tăng trưởng kinh tế.
Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng mô hình tăng trưởng tân cổ điển đưa
19
trong mô hình tăng trưởng tân cổ điển truyền thống. Nghiên cứu sử dụng mô hình
tăng trưởng nội sinh, các biến nợđược lựa chọn là các biến chính đểđánh giá GDP
thực.
Trong bài, tác giả sử dụng mô hình bán logarit tuyến tính do chuỗi dữ liệu đầu
tư trực tiếp nước ngoài ròng trong số bốn nước chọn nghiên cứu có số âm nên tác giả
không thể lấy log của biến này. Mô hình cụ thểnhư sau:
lnRYPCt= α0+ α1,s∑ks=1FDIYit-s+ α2,s∑ks=1lnEXDYit-s +
α3,s∑ks=1lnGDIYit-s+ α4,s∑ks=1lnTDSEit-s + εit
Trong đó :
* Biến phụ thuộc:
+ RYPC: Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thực, là biến đại diện cho mức tăng trưởng kinh tế (real GDP per capita);
* Biến độc lập:
+ Biến FDI là tỷ lệđầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP (%); + Biến EXDY là tỷ số giữa tổng số nợnước ngoài trên GDP (%); + Biến GDIY là tỷ lệ tổng ngạch đầu tư quốc nội trên GDP (%); + Biến TDSE là tỷ lệ nợ phải trả trên xuất khẩu (%);
+ Biến εit: Sai số
Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy các biến đều dừng tại kỳ sai phân bậc 1. Dựa theo cách kiểm định độ trễ tối ưu, tác giả đã xem xét kỹlưỡng kết quả dựa trên mỗi độ trễ và lựa chọn độ trễ 1 thể hiện phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kiểm định đồng liên kết của Johansen thể hiện có ít nhất 1 vector
đồng liên kết trong mô hình nghiên cứu, điều này hàm ý rằng tồn tại mối quan hệ
cân bằng dài hạn. Để giải thích mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, tác giả sử dụng phương trình chuẩn hóa đồng liên kết. Tuy nhiên, kết quả cho thấy trong dài hạn nợ nước ngoài không tác động đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, tác giả thực hiện kiểm định mô hình hiệu chỉnh sai số ECM đểđánh giá tác động trong ngắn hạn.
20
hiệu chỉnh sai số ECT thực hiện tốc độđiều chỉnh phần nhiễu trong dài hạn tương ứng với số vector của mô hình. Kết quả của VECM cho thấy có quá nhiều biến không có ý nghĩa thống kê. Mô hình VAR không đánh giá các tác động đồng thời. Hiểu được vấn đề này, tác giả đã xử lý với kỹ thuật đồng tích hợp của Engle - Granger hai bước để tìm ra phần hiệu chỉnh sai số. Phương pháp này giống như VECM nhưng thay vì đánh giá một phương trình vector thì đánh giá ECM bằng
phương trình đơn đểđánh giá mối quan hệ trong ngắn hạn. Đểlàm điều này, tác giả thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị phần dư ADF theo phương pháp Engle -
Granger hai bước (1987). Kết quả cho thấy phần dư là chuỗi dừng thể hiện tồn tại sự cân bằng trong dài hạn giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.
Mô hình hiệu chỉnh sai số (phương trình tuyến tính đơn) cho thấy tác động ngắn hạn đối với biến phụ thuộc. Mô hình cụ thểnhư sau:
∆lnRYPCt= α0+ α1,s∑ks=0∆lnRYPCit-s+ α2,s∑ks=0∆lnFDIYit-s +
α3,s∑ks=0∆lnEXDYit-s+ α4,s∑ks=0∆lnGDIYit-s +
α5,s∑ks=0∆lnTDSEit-s + ECTt-1 + εit
ECTt-1(error correction term) là biến điều chỉnh sai số
Kết quả mô hình ECM cho thấy, trong ngắn hạn:
- Biến đầu tư trực tiếp nước ngoài thể hiện các tác động hỗn hợp đối với
các nước liên quan. Đầu tư trực tiếp nước ngoài khuyến khích biến đổi công nghệ
góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Đối với một vài nước, biến này có ý nghĩa thống kê thậm chí lên đến 2 bước trễ (Gambia). Việc thay đổi dấu từ âm sang dương
trong thời kỳ trễ, có thể thấy Gambia đã không nhanh chóng thu hút ủng hộ đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
- Biến nợ nước ngoài trên GDP hầu như là ngược chiều với tăng trưởng kinh tếở tất cảcác nước.
- Biến đầu tư trong nước trên GDP tương quan dương đối với tăng trưởng kinh tế, ngoại trừ Senegal thể hiện ngược chiều, dường như không có ý nghĩa
thống kê. Mặc dù trong nghiên cứu không phân biệt giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân nhưng đầu tư trong nước nhìn chung cùng chiều với tăng trưởng thu nhập
21
bình quân đầu người, riêng Senegal có quan hệ ngược chiều với tăng trưởng kinh tế và không có ý nghĩa thống kê. Do đó, nghiên cứu chỉ ra là không thể có một suy luận chung của đầu tư trong nước đối với tăng trưởng kinh tế.
- Biến nợ phải trả trên xuất khẩu thể hiện tương quan âm ở Cote d'Ivoire và Gambia và thể hiện mối tương quan dương ởnước Ghana và Senegal.
- Hệ số ECT có ý nghĩa thống kê ở Gambia, Ghana và Senegal, riêng Cote d'Ivoire hệ số này không có ý nghĩa thống kê, điều này ngụ ý rằng không có bất kỳđồng liên kết nào trong số các biến ở Cote d'Ivoire.