ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam"
Dựa vào nghiên cứu của tác giả Sulaiman L.A và Azeer B.A (2012) ở
Nigeria. Mô hình nghiên cứu có dạng cụ thểnhư sau:
GDP = B0 + B1EXD + B2EXD/X + B3INF + B4EXR + e
Trong đó:
Biến GDP: Tăng trưởng kinh tế (%) Biến EXD: Nợnước ngoài/GDP (%)
Biến EXD/X: Tỷ lệ nợnước ngoài / XK (%) Biến INF: Lạm phát (%)
EXR: Tỷ giá hối đoái
B0 : Hằng số
B1 – B4: Hệ số các biến độc lập e: Phần dư
Nghiên cứu sử dụng:
- Phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị (ADF), phương pháp đồng liên kết Engle – Granger
- Phương pháp bình phương bé nhất (OLS) - Mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM)
Dữ liệu thu thập từ Ngân hàng thế giới World Bank (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến
năm 2011.
Mô hình giả định biến tăng trưởng kinh tế là biến phụ thuộc trong khi các biến nợnước ngoài/GDP, tỷ lệ nợnước ngoài/XK, Lạm phát và Tỷ giá hối đoái đại diện cho các biến độc lập.
24
Theo kết quả nghiên cứu, các biến nợnước ngoài, nợnước ngoài/XK và lạm
phát đã giải thích được khoảng 58.7% thay đổi của biến tăng trưởng kinh tế trong
giai đoạn nghiên cứu từ1986 đến năm 2011. Các biến này cũng đều có quan hệ cân bằng dài hạn với tốc độtăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm.
Nghiên cứu cho thấy nợnước ngoài tác động dươngđến tăng trưởng kinh tế
tại Việt Nam, nó đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của đất
nước như nợ nước ngoài đã tác động dương đối với xuất khẩu của nền kinh tế.
Trong khi đó, lạm phát tác động âm đến tăng trưởng kinh tế. Điều này ngụ ý rằng vay nợnước ngoài đã làm cho chi tiêu của Chính phủ tăng lên do đó làm tăng tỷ lệ
lạm phát trong nền kinh tế là do phần lớn số nợnước ngoài dùng đểchi cho đầu tư.
Trong ngắn hạn, nợ nước ngoài có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tếở thời điểm hiện tại. Khi nợ nước ngoài tăng 1% thì tăng trưởng kinh tế sẽ
giảm một khoảng gần bằng 0.019%. Chính phủ cần phải kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biết tái cấu trúc đầu tư công, tiết giảm chi phí, đảm bảo chất
lượng các công trình đầu tư công đạt hiệu quảhơn để nâng cao khảnăng hấp thu nợ nước ngoài nhằm duy trì tăng trưởng kinh tếở mức hợp lý.