Hiệu chỉnh sự mất cân bằng giữa động thái ngắn hạn và giá trị dài hạn bằng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 56)

hạn bằng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM (Error Correction Model):

Engle - Granger (1987) khẳng định rằng nếu có một cân bằng hay mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến không dừng, chắc chắn phải tồn tại một sự biểu thị hiệu chỉnh sai số của số liệu. Engle và Granger chỉ ra rằng nếu tồn tại một mối quan hệ đồng liên kết thì một hồi quy OLS đơn giản cũng có thể cung cấp những ước lượng phù hợp cho các hệ số cân bằng dài hạn. Điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của

đồng liên kết là tất cả các biến liên quan phải liên kết ở cùng bậc. Khi đó, các phần

dư ước lượng dài hạn có thể được sử dụng như hệ số hiệu chỉnh sai số (error

correction terms ECT) để giải thích các trạng thái ngắn hạn. Và mục đích kiểm định là để kiểm tra mức độ hiệu chỉnh trong ngắn hạn để hướng tới cân bằng trong dài

48

hạn là như thế nào (để hướng tới trạng thái cân bằng cần trải qua một chuỗi điều chỉnh các tác động chệch hướng so với dài hạn).

Do phát hiện có sự tồn tại mối quan hệđồng liên kết giữa các biến trong mô hình ban đầu, bước tiếp theo tác giảước lượng phương trình động sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM, trong đó lấy sai phân bậc 1 (first dfferent) của biến độc lập và sai số trễ (lag residuals) từphương trình đầu tiên được gọi là "biến điều chỉnh sai số" (error correction term) để tính toán mức độtác động của tăng trưởng kinh tế và

xác định mức chênh lệch trong ngắn hạn so với mức cân bằng dài hạn của chỉ số tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp Engle Granger hai bước.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 56)