Để phân tích tác động của nợ nướcngoài đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn
hạn và dài hạn, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm mà tác giả sử dụng trong mô
hình định lượng dựa theo phương pháp của tác giả Okonkwa, C.S & Odularu, G.O.(2013) trong nghiên cứu thực nghiệm về các biến vĩ mô tác động đến tăng trưởng kinh tếởcác nước Tây Phi.
Trong nghiên cứu này, Okonkwa, C.S & Odularu, G.O. đã sử dụng phương
pháp Augmented Dickey-Fuler (ADF) để kiểm định tính dừng và không dừng của các chuỗi thời gian sử dụng trong mô hình. Tiếp đến, tác giả sử dụng phương pháp đồng tích hợp (Cointegration) của Johansen để kiểm định đồng liên kết giữa các biến trong mô hình. Mô hình VECM được sử dụng đểđo lường mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến. Cuối cùng tác giả sử dụng mô hình điều chỉnh sai số ECM (Error Correction Model) theo Engle & Granger hai bước (1987) để thực hiện khảo sát mối quan hệđộng trong ngắn hạn giữa các biến vĩ mô.
Như vậy, đểđo lường các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình thực nghiệm, tác giả thực hiện theo các bước sau:
Dựa vào lý thuyết vềđồng liên kết như trên, phương pháp kiểm định và phân tích mô hình được sử dụng như sau:
i. Kiểm tra thuộc tính dừng của các chuỗi thời gian sử dụng trong mô hình thực nghiệm bằng cách dùng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị Augmented Dickey Fuller (ADF). Chuỗi dữ liệu thời gian thường là chuỗi không dừng, do đó
việc kiểm định tính dừng là rất cần thiết vì nếu chuỗi không dừng có thểđưa đến kết quả hồi quy giả mạo.
34
ii. Sau khi xét tính dừng của dữ liệu, tác giả kiểm định đồng liên kết theo
phương pháp phân tích đồng tích hợp của Johansen để đo lường mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa các biến. Sử dụng mô hình VECM đểđánh giá mối quan hệ
của nợnước ngoài và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
iii. Nếu các biến có hiện tượng đồng liên kết, mô hình hiệu chỉnh sai số - Error Correction Model (ECM) theo phương pháp của Engle - Granger hai bước
(1987) được dùng để kiểm định ảnh hưởng ngắn hạn giữa các biến trong mô hình. Tất cả các mô hình và kỹ thuật kiểm định như mô tả ở trên đều được thực hiện dựa trên phần mềm Eview 6.0.
35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN