Kết luận:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 72)

Kết quả của luận văn với việc sử dụng các phương pháp kiểm định đồng liên kết, mô hình hiệu chỉnh sai số VECM và ECM tại Việt Nam cho thấy nợ nước ngoài thực sự có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và trong dài hạn. Luận văn đã cố gắng khai thác hết chuỗi thời gian gắn liền từ khi nền kinh tế

Việt nam bắt đầu mở cửa cho đến thời điểm hiện tại nhằm có thêm quan sát để chạy dữ liệu, tăng cường độ tin cậy cho nghiên cứu.

Cụ thể, trong dài hạn, các biến vĩ mô đều tác động lên tăng trưởng kinh tếđó là đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động thuận chiều đến tăng trưởng kinh tế, và đầu

tư trong nước, nợnước ngoài trên GDP, nợ phải trả trên xuất khẩu tác động nghịch chiều lên tăng trưởng kinh tế. Các biến này đã giải thích được 54.53% thay đổi của biến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Trong khi đó, xét về

ngắn hạn biến tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng bởi chính nó ở độ trễ một kỳ. Ngoài ra nó còn bị tác động bởi biến nợ nước ngoài trên GDP (D(LEXDY) ở kỳ

hiện tại) và nợ phải trả trên xuất khẩu (D(LTDSE(-1)) ở độ trễ thứ nhất). Các biến

đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước không thể hiện sựtác động của nó

lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.

Mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng kinh tế và nợ phải trả chỉ ra rằng

các nguồn lực huy động từ nước ngoài hiện đang bị phân bổ không hiệu quả hoặc

chi tiêu không hợp lý. Khi mối tác động ngược chiều của gánh nặng nợ đến năng

suất ngày càng gia tăng thì khả năng trả nợ trong tương lai của quốc gia cũng suy

giảm.

Trong giai đoạn khảo sát, nợ nước ngoài chỉ có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn đầu vay nợ, khi nợ chưa vượt mức ngưỡng nào đó nhưng sau đó, khi các khoản vay nợ ngày càng nhiều, nợ vượt qua

mức ngưỡng nào đó kết hợp với hiệu quả sử dụng nợ thấp thì nợ trở nên có tác động ngược chiều lên tăng trưởng kinh tế.

64

Nợ nước ngoài quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của một quốc

gia qua một số kênh sau: Thứ nhất, số nợ phải trả lớn sẽ làm cạn kiệt nguồn vốn và dự trữ ngoại hối của quốc gia do số tiền này được dùng vào việc trả lãi suất và các khoản nợ đến hạn. Thứ hai, khi một quốc gia không có khả năng thực hiện nghĩa vụ

trả nợ của mình thì các quốc gia và tổ chức cho vay sẽ đánh giá quốc gia đó có

nhiều rủi ro hơn, từ đó sẽ làm suy giảm sự sẵn lòng cho vay. Điều này cũng đồng

nghĩa với việc quốc gia đi vay sẽ có thể phải trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay

mới của mình. Thứ ba, tích lũy nợ sẽ làm giảm hiệu quả của nền kinh tế do đó sẽ gây khó khăn trong việc điều chỉnh để thích ứng và đối phó một cách hiệu quả với

các cú sốc và sự biến động tài chính quốc tế. Cuối cùng, để có thể tiết kiệm đủ

ngoại tệ phục vụ cho các khoản nợ phải trả, nhiều nước cần cắt giảm nhập khẩu, hạn

chế thương mại và từ đó gây ra tình trạng xấu đi của cán cân thương mại.

Từ các kết quả phân tích trên, có thể thấy được rằng vay nợ nước ngoài có hai mặt đối lập, một mặt nó là nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác

nếu quản lý không tốt, hiệu quả sử dụng vốn thấp, không hợp lý sẽ dẫn tới những

hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế.

Luận văn đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu đó là nhận

diện sự ảnh hưởng của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, kiểm định mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn và mức độ tác động của mỗi biến đối

với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

Như vậy, với những kết quả đạt được, mục tiêu nghiên cứu đã được làm rõ, mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế là thực sự tồn tại cả trong ngắn hạn và dài hạn. Điều này cho thấy nghiên cứu đã tìm kiếm được những kênh truyền dẫn góp phần làm tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và từ đó có thể đưa ra

những gợi ý chính sách để tham khảo.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)