Tình hình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam (Trang 37)

bằng đường biển tại Việt Nam

Bảng 2.3: Doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn thị trường

Đơn vị tính: tỉ đồng

(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)

Bảng 2.4: Tình hình tái bảo hiểm và tỷ lệ bồi thường toàn thị trường Đơn vị tính: tỉ đồng

(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)

Theo báo cáo tình hình thị trường của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam; thì doanh thu toàn thị trường năm 2009 được 952 tỉ đồng (giảm 2%) so với cùng kỳ 2008. Những doanh nghiệp dẫn đầu doanh thu bao gồm: Bảo Việt 267 tỉ đồng, tiếp đến PJICO 130 tỉ đồng, PVI 90,3 tỉ đồng, Bảo Minh 90,2 tỉ đồng. Toàn thị trường đã bồi thường 494 tỉ đồng tương đương 52%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế thế giới đang dần hồi phục, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đẩy mạnh

Tên công ty 2009 2010 2011 9 tháng/2012 Bảo Việt 267 310 393 282 Bảo Minh 90,2 102 133 93 PJICO 130 175 195 186 PVI 90,3 103 177 120 Khác 641,5 558 885 712

Tổng cộng doanh thu phí bảo hiểm gốc 952 1248 1783 1393

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 9 tháng/2012

Nhận tái bảo hiểm trong nước 94 122 156 97 Nhận tái bảo hiểm ngoài nước 12 15 14 11 Nhượng tái bảo hiểm trong nước 211 239 278 255 Nhượng tái bảo hiểm ngoài nước 195 323 346 355 Tỷ lệ bồi thường (ước tính) 52% 30% 26% 26%

hoạt động kinh doanh dẫn đến việc gia tăng doanh thu bảo hiểm. Tuy nhiên, tỷ lệ bồi thường trên toàn thị trường tương đối cao một phần thể hiện việc đánh giá rủi ro đối với các loại hàng hóa, phương tiện vận chuyển….chưa được tốt. Các công ty bảo hiểm vì chạy theo doanh thu mà xem nhẹ khâu đánh giá rủi ro.

Năm 2010 chứng kiến sự tăng vọt trong doanh thu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển với doanh thu đạt 1248 tỉ đồng, tăng trưởng 31%. Các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là Bảo Việt 310 tỉ đồng, PJICO 175 tỉ đồng, PVI 103 tỉ đồng, Bảo Minh 102 tỉ đồng, SVI 83 tỉ đồng. Tổng số tiền bồi thường 366 tỉ đồng chiếm 30%. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao là ACE 657%, Bảo Long 138%, BV Tokio Marine 33%, các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại dưới 30%. So với kim ngạch xuất khẩu 70 tỉ USD, nhập khẩu 84 tỉ USD thì phí bảo hiểm thu được còn quá khiêm tốn. Tuy nhiên, điểm tích cực là tỷ lệ bồi thường trên toàn thị trường đã giảm so với năm 2009, thể hiện việc các công ty bảo hiểm đã chú trọng hơn công tác đánh giá rủi ro và hạn chế hơn việc nhận bảo hiểm cho các loại hàng hóa dễ xảy ra tổn thất.

Năm 2011, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đạt doanh thu 1783 tỉ đồng, tăng 43% phù hợp với tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu. Các Doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao gồm Bảo Việt 393 tỉ đồng, Samsung Vina 231 tỉ đồng, PJICO 195 tỉ đồng, PVI 177 tỉ đồng, Bảo Minh 133 tỉ đồng. Tỉ lệ đã bồi thường chiếm 26% tương đương 474 tỉ đồng. Các doanh nghiệp có tỉ lệ đã bồi thường cao gồm BIC 92%, Bảo Long 54%. Năm 2011 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của doanh thu phí bảo hiểm nếu so với các năm trước, nhiều công ty bảo hiểm thu hút được một lượng lớn khách hàng mới mặc dù nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát của Chính Phủ.

Tình hình cạnh tranh tranh trên thị trường bảo hiểm hàng hóa vận chuyển vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt trong 9 tháng đầu năm 2012. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đạt doanh thu 1398 tỉ đồng, tăng 9%. Các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao gồm Bảo Việt 282 tỉ đồng, Samsung Vina

276 tỉ đồng, PJICO 186 tỉ đồng, PVI 120 tỉ đồng, Bảo Minh 93 tỉ đồng. Tỉ lệ bồi thường chiếm 26% tương đương 366 tỉ đồng. Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao gồm ABIC 115%, BIC 92%, Fubon 55%.

Về thị trường tái bảo hiểm, nhìn chung doanh thu nhận tái bảo hiểm trong nước và nhượng tái bảo hiểm trong nước đều tăng qua các năm. Cụ thể, đối với nhận tái bảo hiểm trong nước, năm 2011 so với năm 2010 tăng 28%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 30%. Đối với nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài, doanh thu từ việc nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài ổn định qua các năm nhưng vẫn ở mức thấp, điều này thể hiện uy tín của các công ty bảo hiểm Việt Nam trên thị trường tái bảo hiểm thế giới vẫn chưa cao. Chỉ một số công ty nhất định có xếp hạng trên thị trường bảo hiểm thế giới mới nhận tái bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm tại nước ngoài như SamsungVina hay Công ty tái bảo hiểm PVI. Đối với nhượng tái bảo hiểm trong nước, nhìn chung đều tăng qua các năm; cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tăng 16%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 13%. Đối với nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài, năm 2011 so với năm 2010 tăng 7%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 66%. Số tiền nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài các năm 2009, 2010, 2011 tương đối cao thể hiện việc các công ty bảo hiểm tại Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các nhà tái bảo hiểm nước ngoài. Đa số những hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển lớn đều được tái ra nước ngoài tại các nhà tái lớn và các điều kiện bảo hiểm hàng hóa mà các công ty bảo hiểm tại Việt Nam cung cấp đều có điều khoản loại trừ của nhà tái.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)