Thiết kế mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam (Trang 58)

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Ưu điểm của phương pháp này đó là việc tiết kiệm thời gian và chi phí trong nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Cách chọn mẫu thuận tiện về cơ bản phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của tác giả.

Mẫu nghiên cứu được tác giả chọn là các khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam. Ngoài ra, các khách hàng này cũng đã từng tiếp xúc với quá trình giải quyết bồi thường mà các công ty bảo hiểm thực hiện. Việc phỏng vấn được thực hiện bằng hai cách đó là phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến khách hàng và phỏng vấn qua thư điện tử.

Về kích cỡ mẫu nghiên cứu, có rất nhiều quan điểm về việc lựa chọn kích cỡ mẫu. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đa số cho rằng kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011), cụ thể:

- Đối với phân tích hồi quy bội: theo Harris (1985) thì kích thước mẫu phục vụ cho phân tích hồi quy bội theo công thức: n ≥ 104 + m (với m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc), hoặc n ≥ 50 + m , nếu m < 5.

- Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (EFA), Hair và các cộng sự (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội và kiểm định sự khách nhau đối với từng đối tượng khách hàng của các công ty bảo hiểm. Đối với phương pháp hồi phân tích hồi quy bội, tác giả có 7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, do đo kích cỡ mẫu theo như Harris (1985) là 112. Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, kích cỡ mẫu theo như Hair và các cộng sự (1998) là 155 cho 31 biến quan sát (mỗi biến quan sát cần tối thiểu 5 mẫu). Do trong nghiên cứu có sử dụng nhiều phương pháp, do đó kích thước mẫu lớn hơn sẽ được chọn (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Như vậy kích thước mẫu tối thiểu là 155.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã trình bày được: tổng quát về quy trình nghiên cứu; thiết kế nghiên cứu định tính và kết quả của nghiên cứu định tính; thiết kế nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận tay đôi với các chuyên gia nhằm nhận diện các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam; phát triển thang đo nháp và thang đo chính thức các nhân tố này. Ngoài ra, nghiên cứu định lượng được thiết kế nhằm phục vụ cho việc phân tích dữ liệu được trình bày trong chương 4.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu. Nội dung chương 4 bao gồm: (1) Thống kê mẫu nghiên cứu; (2) Phân tích hệ số cronbach alpha nhằm đánh giá sơ bộ thang đo; (3) Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm nhận diện các nhân tố tác động; (4) Phân tích hồi quy bội nhằm kiểm định sự tác động của nhân tố này; (5) Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của các nhóm khách hàng dựa vào phương pháp t-test.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)