Những điểm yếu kém

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng chương trình du lịch ở quảng trị luận văn ths du lịch (Trang 72)

7. Nội dung của đề tài

2.4.2.Những điểm yếu kém

Trước hết, cần đề cập đến vấn đề vận chuyển trong du lịch. Nhằm cạnh tranh giữa các đơn vị lữ hành, cũng như để đối phó với các công ty, cá nhân tổ chức “chui” đối với chương trình du lịch này, các công ty lữ hành đã hạ mức giá sàn nhằm để đánh bại đối thủ yếu hơn. Hạ giá thì đồng nghĩa với lợi nhuận thấp, thậm chí có khi bù lỗ. Khi kinh doanh không có hiệu quả (do phá giá), các doanh nghiệp

không thể tiếp tục đầu tư. Do vậy, phương tiện vận chuyển của một số doanh nghiệp đã xuống cấp đáng kể, thường bị hỏng hóc dọc đường. Với cái nóng trên dưới 400

C ở Quảng Trị vào mùa hè mà phải ngồi hàng giờ trong xe không có máy điều hòa thì quả là một cực hình đối với du khách. Vì lợi ích kinh tế, các nhà điều hành tour thường chọn loại phương tiện vận chuyển ít tiêu hao nhiên liệu để phục vụ khách du lịch. Những lúc ít khách, họ chỉ sử dụng loại xe nhỏ vừa đủ chỗ với số lượng khách, thế là hướng dẫn viên (HDV) không có chỗ ngồi đành phải đứng khom lưng thuyết minh suốt tuyến.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển cũng chưa quan tâm đến tính tiện nghi của phương tiện vận chuyển: ti vi, điều hòa, túi đựng rác, micro,….

Thứ hai, tính hấp dẫn, độc đáo của chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị vẫn chưa được đánh giá cao, điều này xuất phát từ nguyên nhân về cách thức bố trí, trưng bày tại một số di tích như Bảo tàng Tà Cơn, bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc chưa thực sự sinh động, logic và khoa học, chưa có các sa bàn sử dụng các công nghệ cao để tái hiện một phần nào các trận đánh, góp phần tăng tính hấp dẫn và hiệu quả của bài thuyết minh của hướng dẫn viên, đồng thời kiến thức và kỹ năng thuyết minh của phần đông hướng dẫn viên hiện nay đối với loại hình du lịch này vẫn chưa được đánh giá cao. Điều đáng nói ở đây là điểm nhấn của CTDL DMZ ở Quảng Trị chính là di tích cầu Hiền Lương – sông Bến Hải nằm dọc vỹ tuyến 17, du khách chỉ được lướt nhìn qua tấm cửa kính của xe ô tô và được cung cấp thông tin chưa đủ để cảm nhận hết giá trị lịch sử của điểm di tích từ hướng dẫn viên.

Điểm yếu kém tiếp theo là chưa làm phong phú các loại hình phục vụ nhu cầu tham quan của du khách như lồng ghép tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí trên xe ô tô và tại điểm để chương trình tham quan trở nên sinh động, ý nghĩa hơn.

Ngoài ra, Quảng Trị đang còn thiếu nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch có chất lượng cao, yêu nghề, có kiến thức và kỹ năng nghề tốt. Đặc biệt là đội ngũ nhân viên trực tiếp phục vụ du khách, trong đó có hướng dẫn viên. Đội ngũ

chế, đặc biệt là kiến thức về lịch sử, điểm đến, kỹ năng hướng dẫn và kỹ năng tổ chức và điều hành chương trình du lịch.

Vấn đề vệ sinh tại các điểm tham quan cũng như vệ sinh tại các cơ sở lưu trú và ăn uống vẫn còn là nổi ám ảnh của du khách khi đến Quảng Trị hiện nay, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Ngay cả một điểm du lịch tâm linh như Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, trước và sau khi dâng hương người ta tha hồ xả rác bất kể ở đâu. Cơ sở hạ tầng, cơ sở cật chất kỹ thuật phục vụ CTDL DMZ trong nhiều năm qua chưa được tu bổ và nâng cấp, đặc biệt là công trình vệ sinh công cộng.

Bên cạnh đó, tình trạng đeo bám, chèo kéo khách của một số người bán hàng rong ở các điểm di tích, gây ra nhiều phiền toái cho du khách.

Mạng lưới dịch vụ vui chơi giải trí nhìn chung ở Quảng Trị vẫn còn rất ít, chỉ có 01 nhà Văn hóa trung tâm và 02 công viên nhưng dịch vụ lại quá đơn điệu, thiếu tính hấp dẫn và cũng rất ít sự quan tâm, đầu tư của tỉnh. Bên cạnh đó, dịch vụ bổ sung bán hàng lưu niệm tại các điểm tham quan cho khách du lịch ở Quảng Trị cũng gần như không có. Tại các di tích lớn, quan trọng như Bảo tàng Tà Cơn, Thành cổ Quảng Trị, v.v quà lưu niệm du khách có thể mua được chỉ vẻn vẹn trong 01 tủ kính nhỏ với một vài cuốn sách, chiếc mủ tai bèo.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chương 2, học viên đã sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp và số liệu khảo sát để phân tích thực trạng chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị được cung ứng bởi các công ty lữ hành. Chương 2 cũng đã đưa ra được những đánh giá, nhận xét của khách du lịch về chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị mà họ đã tham gia. Đồng thời, chương 2 cũng đã tổng kết sự đánh giá của hướng dẫn viên du lịch cho chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị về những dịch vụ du lịch mà các nhà cung ứng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách du lịch. Từ những đánh giá của khách du lịch và hướng dẫn viên du lịch, kết hợp với mô hình lý thuyết, chương 2 đã đưa ra đánh giá chung về chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị, những hạn chế và những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị. Đây chính là những cơ sở thực tiễn giúp cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị cho khách du lịch đến trong chương 3.

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH

VÙNG PHI QUÂN SỰ Ở QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng chương trình du lịch ở quảng trị luận văn ths du lịch (Trang 72)