Thực trạng chung về chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng chương trình du lịch ở quảng trị luận văn ths du lịch (Trang 70)

7. Nội dung của đề tài

2.3.4.Thực trạng chung về chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở

2.3.4.1. Mức độ thỏa mãn của du khách khi tiêu dùng chương trình du lịch vùng phi quân sự tỉnh Quảng Trị

CTDL có chất lượng tốt sẽ đem lại sự thỏa mãn cho khách du lịch. Hay nói cách khác để đánh giá một cách tổng quát về chất lượng CTDL trước hết cần phải khảo sát sự thỏa mãn của các đối tượng là du khách (quốc tế hoặc nội địa) và hướng dẫn viên về chất lượng CTDL DMZ. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.9.

Như vậy có sự nhận định khác nhau giữa các đối tượng khi được khảo sát về mức độ thỏa mãn về CTDL DMZ. Cụ thể; du khách nội địa chưa thật sự thỏa mãn về các nhận định: Làm nổi bật chủ đề của chuyến đi (3,09 điểm); Phục vụ kịp thời, chính xác (3,22 điểm); Sự tương xứng giữa giá với chất lượng CTDL (3,24 điểm). Khác với du khách nội địa, du khách quốc tế chưa thật sự thỏa mãn về các nhận định: Sự rõ ràng của các điều khoản thực hiện CTDL (3,14 điểm); phục vụ kịp thời, chính xác (3,07 điểm); sự an toàn cá nhân (3,10 điểm). Trong lúc đó hướng dẫn viên thì chưa thật sự hài lòng về nhận định tính linh hoạt của CTDL (3,38 điểm).

Bảng 2.9. Đánh giá mức độ thỏa mãn khi tiêu dùng CTDL DMZ

Các nhận định về mức độ thỏa mãn khi tiêu dùng chƣơng trình

du lịch vùng phi quân sự Mức độ đánh giá trung bình (%) Khách nội địa Khách quốc tế Hƣớng dẫn viên

1. Tính linh hoạt của chương trình

du lịch 3,86 3,86 3,38

2. Sự rõ ràng của các Điều khoản

thực hiện chương trình du lịch 3,52 3,14 3,98

3. Làm nổi bật chủ đề của chuyến đi 3,54 3,78 3,86 4. Phục vụ kịp thời, chính xác 3,72 3,40 3,56 5. Lịch sự, chu đáo 3,52 3,80 3,54 6. Sự an toàn của cá nhân 3,52 3,10 3,52 7. Sự tương xứng giữa giá với chất

lượng chương trình du lịch 3,70 3,50 3,50

Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 năm 2014

2.3.4.2. Nhận định chung của du khách về chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự

Để xác định được chất lượng tổng thể của CTDL DMZ là như thế nào, nghiên cứu này cũng đã tiến hành khảo sát đánh giá chung các đối tượng là du khách và hướng dẫn viên về chất lượng tổng thể CTDL DMZ. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.10.

Kết quả bảng 2.10 cho thấy du khách quốc tế đánh giá về chất lượng CTDL tốt hơn so với du khách nội địa và hướng dẫn viên. Cụ thể, du khách quốc tế đánh giá ở mức bình quân là 3,42 điểm, trong lúc đó du khách nội địa đánh giá ở mức bình quân là 3,15 điểm và hướng dẫn viên đánh giá ở mức thấp hơn mức trung bình là 2,92 điểm. Nhìn chung, cả du khách nội địa lẫn quốc tế và hướng dẫn viên chưa thật sự hài lòng về chất lượng tổng thể của CTDL DMZ. Do vậy, để thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng này khi tham gia CTDL DMZ, trong thời gian tới tỉnh Quảng Trị cần tập

Bảng 2.10. Đánh giá chung của du khách về chất lượng CTDL DMZ ở Quảng Trị Đối tƣợng Mức độ đánh giá (%) Trung bình Rất tốt Tốt Trung bình Tồi Rất tồi 1. Khách nội địa 17 44 31 8 0 3,15 2. Khách quốc tế 10 44 40 6 0 3,42 3. Hướng dẫn viên 4 26 28 42 0 2,92

Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 năm 2014 2.4. Nhận xét chung về chất lƣợng chƣơng trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị

2.4.1. Những điểm mạnh

- Mức giá chương trình du lịch vùng phi quân sự khá hợp lý;

- Mức độ an toàn, an ninh và vẻ đẹp cảnh quan trên tuyến và tại các điểm tham quan có trong chương trình được đánh giá cao;

- Đội ngũ hướng dẫn viên cho chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị nhìn chung được đánh giá cao ở về thái độ phục vụ, sức khỏe và trang phục;

- Các điểm tham quan như Thành cổ Quảng Trị và địa đạo Vịnh Mốc được đánh giá cao cả về việc bảo tồn di tích, cảnh quan di tích đến công tác tổ chức tham quan cho khách, đặc biệt là đội ngũ thuyết minh viên;

- Giá vé tại các điểm tham quan có trong CTDL DMZ hợp lý, phù hợp cho các đối tượng khách;

- CTDL DMZ ở Quảng Trị mang nhiều dấu ấn quá khứ của chiến tranh, điều làm nên sự khác biệt rõ rệt so với các CTDL ở các địa phương, vùng miền khác.

2.4.2. Những điểm yếu kém

Trước hết, cần đề cập đến vấn đề vận chuyển trong du lịch. Nhằm cạnh tranh giữa các đơn vị lữ hành, cũng như để đối phó với các công ty, cá nhân tổ chức “chui” đối với chương trình du lịch này, các công ty lữ hành đã hạ mức giá sàn nhằm để đánh bại đối thủ yếu hơn. Hạ giá thì đồng nghĩa với lợi nhuận thấp, thậm chí có khi bù lỗ. Khi kinh doanh không có hiệu quả (do phá giá), các doanh nghiệp

không thể tiếp tục đầu tư. Do vậy, phương tiện vận chuyển của một số doanh nghiệp đã xuống cấp đáng kể, thường bị hỏng hóc dọc đường. Với cái nóng trên dưới 400

C ở Quảng Trị vào mùa hè mà phải ngồi hàng giờ trong xe không có máy điều hòa thì quả là một cực hình đối với du khách. Vì lợi ích kinh tế, các nhà điều hành tour thường chọn loại phương tiện vận chuyển ít tiêu hao nhiên liệu để phục vụ khách du lịch. Những lúc ít khách, họ chỉ sử dụng loại xe nhỏ vừa đủ chỗ với số lượng khách, thế là hướng dẫn viên (HDV) không có chỗ ngồi đành phải đứng khom lưng thuyết minh suốt tuyến.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển cũng chưa quan tâm đến tính tiện nghi của phương tiện vận chuyển: ti vi, điều hòa, túi đựng rác, micro,….

Thứ hai, tính hấp dẫn, độc đáo của chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị vẫn chưa được đánh giá cao, điều này xuất phát từ nguyên nhân về cách thức bố trí, trưng bày tại một số di tích như Bảo tàng Tà Cơn, bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc chưa thực sự sinh động, logic và khoa học, chưa có các sa bàn sử dụng các công nghệ cao để tái hiện một phần nào các trận đánh, góp phần tăng tính hấp dẫn và hiệu quả của bài thuyết minh của hướng dẫn viên, đồng thời kiến thức và kỹ năng thuyết minh của phần đông hướng dẫn viên hiện nay đối với loại hình du lịch này vẫn chưa được đánh giá cao. Điều đáng nói ở đây là điểm nhấn của CTDL DMZ ở Quảng Trị chính là di tích cầu Hiền Lương – sông Bến Hải nằm dọc vỹ tuyến 17, du khách chỉ được lướt nhìn qua tấm cửa kính của xe ô tô và được cung cấp thông tin chưa đủ để cảm nhận hết giá trị lịch sử của điểm di tích từ hướng dẫn viên.

Điểm yếu kém tiếp theo là chưa làm phong phú các loại hình phục vụ nhu cầu tham quan của du khách như lồng ghép tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí trên xe ô tô và tại điểm để chương trình tham quan trở nên sinh động, ý nghĩa hơn.

Ngoài ra, Quảng Trị đang còn thiếu nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch có chất lượng cao, yêu nghề, có kiến thức và kỹ năng nghề tốt. Đặc biệt là đội ngũ nhân viên trực tiếp phục vụ du khách, trong đó có hướng dẫn viên. Đội ngũ

chế, đặc biệt là kiến thức về lịch sử, điểm đến, kỹ năng hướng dẫn và kỹ năng tổ chức và điều hành chương trình du lịch.

Vấn đề vệ sinh tại các điểm tham quan cũng như vệ sinh tại các cơ sở lưu trú và ăn uống vẫn còn là nổi ám ảnh của du khách khi đến Quảng Trị hiện nay, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Ngay cả một điểm du lịch tâm linh như Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, trước và sau khi dâng hương người ta tha hồ xả rác bất kể ở đâu. Cơ sở hạ tầng, cơ sở cật chất kỹ thuật phục vụ CTDL DMZ trong nhiều năm qua chưa được tu bổ và nâng cấp, đặc biệt là công trình vệ sinh công cộng.

Bên cạnh đó, tình trạng đeo bám, chèo kéo khách của một số người bán hàng rong ở các điểm di tích, gây ra nhiều phiền toái cho du khách.

Mạng lưới dịch vụ vui chơi giải trí nhìn chung ở Quảng Trị vẫn còn rất ít, chỉ có 01 nhà Văn hóa trung tâm và 02 công viên nhưng dịch vụ lại quá đơn điệu, thiếu tính hấp dẫn và cũng rất ít sự quan tâm, đầu tư của tỉnh. Bên cạnh đó, dịch vụ bổ sung bán hàng lưu niệm tại các điểm tham quan cho khách du lịch ở Quảng Trị cũng gần như không có. Tại các di tích lớn, quan trọng như Bảo tàng Tà Cơn, Thành cổ Quảng Trị, v.v quà lưu niệm du khách có thể mua được chỉ vẻn vẹn trong 01 tủ kính nhỏ với một vài cuốn sách, chiếc mủ tai bèo.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chương 2, học viên đã sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp và số liệu khảo sát để phân tích thực trạng chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị được cung ứng bởi các công ty lữ hành. Chương 2 cũng đã đưa ra được những đánh giá, nhận xét của khách du lịch về chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị mà họ đã tham gia. Đồng thời, chương 2 cũng đã tổng kết sự đánh giá của hướng dẫn viên du lịch cho chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị về những dịch vụ du lịch mà các nhà cung ứng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách du lịch. Từ những đánh giá của khách du lịch và hướng dẫn viên du lịch, kết hợp với mô hình lý thuyết, chương 2 đã đưa ra đánh giá chung về chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị, những hạn chế và những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị. Đây chính là những cơ sở thực tiễn giúp cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị cho khách du lịch đến trong chương 3.

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH

VÙNG PHI QUÂN SỰ Ở QUẢNG TRỊ

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị, trước hết cần xây dựng hệ thống phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển du lịch, những thuận lợi và khó khăn của chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị để phù hợp với điều kiện của địa phương và điều kiện phát triển của chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị.

3.1.1. Phương hướng phát triển du lịch ở Quảng Trị theo nghị quyết 13/207/NQ-HĐND HĐND

Phương hướng chung là: Quán triệt và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị tăng cao” và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XV “Nâng cao chất lượng và hiệu quả các loại hình dịch vụ, tạo bước phát triển mạnh dịch vụ du lịch”; Kết luận số 05-KL/TU ngày 21/10/2011 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02 về phát triển du lịch đến năm 2010, có tính đến 2015; Kết luận 31-KL/TU ngày 01/11/2013 của Tỉnh ủy tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế Hành lang kinh tế Đông – Tây và tiếp tục thực hiện Nghị quyết 13/2007/HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh về Quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại – Du lịch Quảng Trị và tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây giai đoạn 2007-2008, tầm nhìn đến năm 2020.

3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch ở Quảng Trị theo nghị quyết 13/207/NQ-HĐND

Phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương, có hệ thống cơ sở vật chất du lịch phát triển khá, đảm bảo phục vụ nhu cầu khách du lịch đến tham quan trên địa bàn. Đến năm 2020 có từ 2.700 - 3.100 phòng và 4.500 - 5.000 giường lưu trú đạt tiêu chuẩn.

Cơ bản hình thành các cụm, tuyến du lịch và loại hình du lịch có thế mạnh. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; Xây dựng nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng được tốc độ tăng trưởng du lịch và đa dạng đối tượng du khách.

3.1.3. Nhiệm vụ phát triển du lịch ở Quảng Trị theo nghị quyết 13/207/NQ-HĐND HĐND

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình kế hoạch thực hiện Nghị quyết 13/2007/NQ-HĐND ngày 10/8/2007 của HĐND tỉnh về Quy hoạch, kế hoạch phát triển Thương mại - Du lịch Quảng Trị và tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây giai đoạn 2007 – 2010, tầm nhìn đến năm 2020.

- Xây dựng và triển khai Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2020, có tính đến năm 2030 và chiến lược phát triển Du lịch giai đoạn 2014 - 2020. Chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển của các khu du lịch và lập các dự án đầu tư.

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các đề án phát triển du lịch chuyên đề như: Du lịch Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội, Du lịch sinh thái biển, Du lịch đường bộ Hành lang Đông - Tây, Du lịch văn hóa tâm linh…

- Tranh thủ các nguồn ngân sách Trung Ương đã được bố trí để phát triển CSHT du lịch. Tiếp tục ưu tiên hoàn thiện CSHT du lịch, Khu dịch vụ - Du lịch Cửa Việt, Khu du lịch ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt, Đảo Cồn Cỏ, Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc, Rú Lịnh, Khe Sanh…Triển khai dự án Khu dịch vụ du lịch bên ngoài Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn…

- Xúc tiến, kêu gọi đầu tư hệ thống cơ sở vật chất ngành du lịch, tập trung các dự án lớn, các nhà đầu tư có năng lực, đầu tư theo chiều sâu.

- Công tác hợp tác, xúc tiến, quảng bá du lịch:

+ Ổn định bộ máy làm công tác Thông tin xúc tiến du lịch, tăng cường nguồn lực để hoạt động xúc tiến du lịch được có hiệu quả.

+ Tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, triển khai tích cực hoạt động hợp tác với các địa phương trên hành lang kinh tế Đông – Tây phát triển du lịch. Triển khai các ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa 3 tỉnh Quảng Trị - Savannakhet – Mukdahan tổ chức hàng năm.

+ Liên kết phối hợp với các địa phương Bắc miền Trung và các địa bàn tiềm năng như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…và các địa phương trên Hành lang Đông – Tây mở rộng hoạt động và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

+ Phối hợp với các ngành tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tại cửa khẩu Lao Bảo đảm bảo thực hiện nhanh thủ tục xuất nhập cảnh, cải thiện cơ sở vật chất các điểm dừng, dịch vụ dọc tuyến.

+ Tham mưu UBND tỉnh trình Chính phủ thí điểm xây dựng khu vực đón khách du lịch riêng tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo.

+ Phối hợp với các ngành, địa phương khảo sát xây dựng các sản phẩm du lịch mới: Du lịch quá cảnh tham quan các điểm du lịch 2 bên biên giới Việt Nam – Lào, mở tuyến du lịch mới qua Cửa khẩu La Lay, tuyến du lịch tham quan Đảo Cồn Cỏ.

+ Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống các biển quảng cáo tầm lớn về du lịch dọc tuyến từ Khu Thương mại Lao Bảo, Đông Hà, Vĩnh Linh, Dốc Miếu, Cửa Việt, Hải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng chương trình du lịch ở quảng trị luận văn ths du lịch (Trang 70)