Thực trạng khai thác chương trình du lịch vùng phi Quân sự hiện nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng chương trình du lịch ở quảng trị luận văn ths du lịch (Trang 57)

7. Nội dung của đề tài

2.2.3. Thực trạng khai thác chương trình du lịch vùng phi Quân sự hiện nay

Như đã trình bày ở trên, Quảng Trị là một trong số các địa phương có tài nguyên du lịch rất phong phú, đa dạng (bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn) với bờ biển dài 75km, cảng Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, đường sắt xuyên Việt, nơi giao tiếp của quốc lộ 1A- quốc lộ 9- đường xuyên Á nối liền Việt Nam-Lào và các nước khác trong khu vực.

Hệ thống di tích lịch sử cách mạng, DMZ của Quảng Trị dày đặc, liên hoàn, trải dài từ Cửa Tùng, Cửa Việt lên Cồn Tiên, Dốc Miếu, qua Tân Lâm để đến với Khe Sanh, Tà Cơn, Làng Vây, Lao Bảo…

Văn hóa tinh thần của Quảng Trị có những nét đặc trưng mang bản sắc văn hóa miền Trung và văn hóa các dân tộc Pacô, Vân Kiều.

Ngoài ra, thiên nhiên đã ban tặng cho Quảng Trị nhiều bãi biển đẹp như Cửa Tùng, Cửa việt, Mỹ Thủy…

Đây là những tiền đề rất thuận lợi để Quảng Trị phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch DMZ nói riêng. Trong những năm gần đây, với việc xác định Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nên việc khai thác tuyến du lịch DMZ của Quảng Trị đã có những kết quả nhất định.

2.2.3.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật

Phục vụ cho du lịch nói chung cũng như chương trình du lịch DMZ nói riêng như: hệ thống cơ sở lưu trú, kinh doanh dịch vụ phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã tạo ra sự đa dạng hơn trong kinh doanh du lịch và các sản phẩm du lịch.

+ Nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ được xây mới, nâng cấp mà trọng điểm là tại thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị.

+ Hình thành mạng lưới điện, mạng lưới giao thông phục vụ tại các di tích. + Vốn đầu tư cho du lịch, đặc biệt là các di tích lịch sử tăng đáng kể (mỗi năm Quảng Trị được đầu tư khoảng 4 đến 5 tỉ đồng cho việc tôn tạo, tu bổ các di tích).

+ Đã và đang trùng tu, tôn tạo, tu bổ một số di tích DMZ như cầu Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc…để có thể thu hút được nhiều khách hơn.

2.2.3.2. Đối tượng khách chủ yếu

+ Cựu chiến binh Việt Nam.

+ Nhân dân cả nước với mục đích đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn. + Khách du lịch Châu Âu và cựu quân nhân Mỹ, những người trong quá khứ đã từng tham gia vào chiến tranh Việt - Mỹ (mỗi năm có khoảng 12 đến 15 nghìn người đến Quảng Trị để “Tìm về chiến trường xưa”).

Tuy nhiên, Quảng Trị vẫn chưa khai thác được hết các thế mạnh của DMZ. Điều này được thể hiện ở chỗ:

+ Đối tượng khách đến với Quảng Trị chưa phong phú, đa dạng mà mới chủ yếu là các cựu chiến binh.

+ Mới chỉ tôn tạo, tái tạo, trùng tu một vài di tích nhỏ, lẻ như: địa đạo Vịnh Mốc, cầu Hiền Lương, sân bay Tà Cơn… nên chưa thu hút và giữ chân du khách được nhiều ngày.

2.2.3.3. Một số tuyến điểm du lịch vùng phi quân sự của Quảng Trị hiện nay

Với hệ thống di tích lịch sử cách mạng DMZ dày đặc, liên hoàn, Quảng Trị đã được Tổng cục Du Lịch chọn là một trong 20 khu du lịch trọng điểm của cả nước. Những năm qua, cùng với các chương trình, loại hình du lịch đặc trưng, phổ biến của Quảng Trị (như: Đường Hồ Chí Minh huyền thoại, Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội, một ngày ăn cơm ba nước, nghỉ dưỡng biển, Caravan Tour) thì chương trình du lịch DMZ cũng thu hút được rất nhiều du khách.

Chương trình du lịch DMZ đã và đang được các công ty lữ hành khai thác với các điểm tham quan chính gồm: Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc-Bảo tàng địa đạo, đường mòn Hồ Chí Minh, nhà tù Lao Bảo, thành cổ Quảng Trị, cụm di tích Khe Sanh- Làng Vây-Tà Cơn, hàng rào điện tử Mcnamara, di tích Dốc Miếu, cầu treo Đăkrông, thánh địa La Vang, cụm di tích Caroll-RockPille, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nghĩa trang đường 9, khu tưởng niệm đồng chí Lê Duẩn, khu di tích ủy ban cách mạng lâm thời.

Một số công ty đã và đang khai thác tuyến du lịch DMZ như:

Quảng Trị Hotel-Tourism Company Travel Agency, 66 Lê Duẩn, thị xã Đông Hà-Quảng Trị:

Tuyến 1 ngày:

Sáng: Đông Hà -Rockpile - cầu treo Đăkrông - đường mòn Hồ Chí Minh-Bản Bru-Vân Kiều-Khe Sanh (nghỉ trưa).

Chiều: Cầu Hiền Lương-sông Bến Hải-Vịnh Mốc-bảo tàng địa đạo Tuyến 2 ngày:

Ngày 1: Sáng: Thành cổ -La Vang-thị xã Đông Hà (nghỉ trưa). Chiều: Dốc Miếu-cầu Hiền Lương-sông Bến Hải - địa đạo

Ngày 2: Sáng: Căn cứ Cồn Tiên-nghĩa trang Trường Sơn-Carrol Rockpille-cầu treo Đăkrông- đường mòn Hồ Chí Minh-bản Bru-Vân Kiều-Khe Sanh

Chiều: Tà Cơn - Khe Sanh - Làng Vây-cửa khẩu Lao Bảo- nhà tù Lao Bảo.

Sinh Cafe Open Tour

Ngày 1: Từ Hà Nội đến Thị Xã Đông Hà Ngày 2: Sáng: Carrol Rockpille - Khe Sanh.

Chiều: Đường mòn Hồ Chí Minh – Tà Cơn – Hàng rào điện tử McNamara – Vĩnh Mốc – Cầu Hiền Lương

Ngày 3: Sáng: Cửa Tùng Chiều: Về Hà Nội

2.3. Kết quả khảo sát về chất lƣợng chƣơng trình du lịch vùng phi quân sự tỉnh Quảng Trị

2.3.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn

Quy trình nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước: (1) Nghiên cứu sơ bộ và (2) Nghiên cứu chính thức.

2.3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ gồm: Nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu sơ bộ định lượng.

* Nghiên cứu sơ bộ định tính: Được tiến hành thông qua quá trình thảo luận với 7 nhà chuyên môn là các lãnh đạo của một số công ty lữ hành và một số hướng dẫn viên.Mục đích chủ yếu của bước nghiên cứu này là nhằm khám phá, xây dựng, điều chỉnh hay bổ sung các yếu tố phản ánh chất lượng CTDL vùng phi quân sự. Cụ thể:

- Đối với khách du lịch gồm các yếu tố như: Đánh giá CTDL vùng phi quân sự sau khi đã thiết kế; Đánh giá các điểm tham quan có trong CTDL; Đánh giá hướng dẫn viên; Đánh giá dịch vụ vận chuyển; Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú; chất lượng dịch vụ ăn uống; Đánh giá dịch vụ bổ sung, v.v.

- Đối với hướng dẫn viên: Đánh giá bao gồm tất cả các yếu tố giống đối tượng là khách du lịch ngoại trừ yếu tố đánh giá Hướng dẫn viên.

Dựa trên các yếu tố này, nghiên cứu đã hình thành danh mục các vấn đề cần đánh giá trong từng yếu tố làm cơ sở cho việc tiến hành thảo luận một lần nữa với các nhà chuyên môn. Kết quả là bảng hỏi sơ bộ đã được hoàn chỉnh cho cả đối tượng là khách du lịch lẫn hướng dẫn viên.

Bảng hỏi này được chia thành hai phần chính đối với khách du lịch, phần đầu được thiết kế để thu thập thông tin cá nhân của khách du lịch. Phần thứ hai được thiết kế chi tiết hơn để thu thập thông tin đánh giá của các đối tượng về chất lượng CTDL vùng phi quân sự theo các yếu tố đã nêu trên. Riêng hướng dẫn viên chỉ thu thập đánh giá về chất lượng CTDL vùng phi quân sự như ở phần thứ hai của bảng hỏi dùng để khảo sát khách du lịch.

* Nghiên cứu sơ bộ định lƣợng: Nghiên cứu này được tiến hành thông qua quá trình điều tra thử 15 người, gồm: 5 khách nội địa, 5 khách quốc tế và 5 hướng dẫn viên. Mục đích của nghiên cứu này nhằm hoàn thiện bảng hỏi phục vụ cho bước nghiên cứu chính thức tiếp theo.

2.3.1.2. Nghiên cứu chính thức

Sau khi bảng hỏi hoàn thiện tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng, gồm: 100 đối tượng là khách du lịch nội địa, 50 đối tượng là khách du lịch quốc tế và 50 đối tượng là hướng dẫn viên. Số liệu thu thập được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, với việc sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả để phân tích và xử lý số liệu liên quan đến chất lượng CTDL vùng phi quân sự tỉnh Quảng Trị.

2.3.2. Khái quát thông tin chung về khách du lịch

Để đánh giá chất lượng CTDL vùng phi quân sự tỉnh Quảng Trị, trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành khảo sát khách du lịch và hướng dẫn viên. Tuy nhiên nhằm đảm bảo độ tin cậy của việc khảo sát, trong quá trình khảo sát tác giả cũng đã kết hợp việc thu thập các đánh giá về chất lượng CTDL với thông tin cá nhân của các đối tượng được điều tra, đặc biệt là đối với khách du lịch, đây là đối

CTDL vùng phi quân sự tỉnh Quảng Trị. Kết quả khảo sát của đối tượng là khách du lịch quốc tế lẫn nội địa về chất lượng CTDL vùng phi quân sự tỉnh Quảng Trị được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Thông tin chung về khách du lịch

Chỉ tiêu

Khách nội địa Khách quốc tế Số lƣợng % Số lƣợng % 1. Quý khách đến từ đâu - Miền Bắc - Miền Trung - Miền Nam 100 36 49 15 100% 36% 49% 15% - - - - - - - - 2. Số lần đến Quảng Trị - Thứ nhất - Thứ hai - Thứ ba - Trên ba lần 100 78 18 3 1 100% 78% 18% 3% 1% 50 34 11 5 0 100% 68% 22% 10% 0% 3. Mục đích đến Quảng Trị - Tham quan

- Thăm người thân và bạn bè - Kết hợp kinh doanh và du lịch - Khác: Đi học tập, nghiên cứu

100 39 37 12 12 100% 39% 37% 12% 12% 50 33 10 4 3 100% 66% 20% 8% 6%

4. Thời gian lƣu lại Quảng Trị

- 1 ngày - 2 ngày - 3 ngày - Trên 4 ngày 100 42 33 25 0 100% 42% 33% 25% 0% 50 23 7 2 18 100% 46% 14% 4% 36% 5. Hình thức mua CTDL - Điện thoại - Trực tiếp đến công ty lữ hành - Internet - Khác: Bạn bè giới thiệu… 100 8 63 21 8 100% 8% 63% 21% 8% 50 3 5 34 8 100% 6% 10% 68% 16% 6. Dự định quay trở lại - Có - Không 100 45 55 100% 45% 55% 50 21 29 100% 42% 58%

2.3.3. Thực trạng các thuộc tính về chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự tỉnh Quảng Trị quân sự tỉnh Quảng Trị

2.3.3.1. Chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự sau khi đã thiết kế

Thiết kế CTDL là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng và có tính chất quyết định đến công tác nâng cao chất lượng CTDL nói chung và CTDL vùng phi quân sự nói riêng.

Bảng 2.2. Đánh giá chất lượng CTDL vùng phi quân sự sau khi đã thiết kế

Các nhận định về chất lƣợng chƣơng trình thiết kế Mức độ đánh giá trung bình (%) Khách nội địa Khách quốc tế Hƣớng dẫn viên 1. Tính hấp dẫn, độc đáo của

các điểm tham quan 3,33 3,70 3,32

2. Tính hợp lý của lịch trình

tham quan 3,53 3,52 3,68 3.Tính hợp lý của lộ trình

tham quan 3,33 3,60 3,30

Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 năm 2014

Qua kết quả khảo sát khách du lịch nội địa, khách quốc tế và hướng dẫn viên ở

bảng 2.2 cho thấy, CTDL DMZ sau khi đã thiết kế chưa được đánh giá tốt, cụ thể các nhận định đều được đánh giá ở mức chỉ trên trung bình, trong đó đánh giá cao trên mức trung bình là nhận định tính hợp lý của lịch trình tham quan từ 3,52 điểm đến 3,68 điểm, với mức độ đánh giá từ mức tốt trở lên (tốt và rất tốt) đạt 52% - 60%, tuy nhiên vẫn còn tồn tại 48% - 50% du khách và hướng dẫn viên đánh giá ở mức trung bình và tồi; các nhận định còn lại được đánh giá chỉ trên mức trung bình với mức là 3,33 điểm, trong đó nhận định tính hợp lý của lộ trình tham quan và nhận định tính hấp dẫn, độc đáo của điểm tham quan có mức độ đánh giá từ mức tốt trở lên đạt 45% và 43%. Tuy nhiên, so với du khách nội địa và hướng dẫn viên thì du khách quốc tế đánh giá cao hơn các nhận định về tính hấp dẫn, độc đáo của các điểm tham quan và tính hợp lý của lộ trình tham quan, cụ thể được đánh giá ở mức

khách quốc tế đánh giá từ mức tốt trở lên (tốt và rất tốt). Tuy nhiên vẫn còn tồn tại các du khách đánh giá ở mức tồi ở mức độ là 16%và 18%.

2.3.3.2. Chất lượng điểm tham quan có trong chương trình du lịch

CTDL khi thiết kế có chất lượng tốt hay xấu nó phụ thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố, đầu tiên phải kể đến đó là chất lượng điểm tham quan. Để đánh giá chất lượng điểm tham quan, nghiên cứu này cũng đã khảo sát 3 đối tượng, là du khách nội địa, quốc tế và hướng dẫn viên. Kết quả được thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 2.3. Đánh giá chất lượng điểm tham quan có trong CTDL vùng phi quân sự

Các nhận định về chất lƣợng điểm tham quan

Mức độ đánh giá trung bình (%) Khách nội địa Khách quốc tế Hƣớng

dẫn viên

1. Mức độ vệ sinh 3,05 2,82 3,14 2. Mức độ an ninh, an toàn 4,04 4,08 3,98 3. Vẻ đẹp của cảnh quan 3,40 4,00 4,12 4. Mức độ bảo tồn và tôn tạo công

trình 3,37 3,40 3,20

Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 năm 2014

Như vậy kết quả khảo sát đối tượng du khách (quốc tế, nội địa) và hướng dẫn viên về chất lượng của các điểm tham quan có trong CTDL DMZ ở bảng 2.3 cho thấy: Hầu hết đều cho rằng các điểm tham quan này có an ninh, an toàn tốt; mức độ vệ sinh và mức độ bảo tồn và tôn tạo công trình chưa được chú trọng; riêng nhận định vẻ đẹp của cảnh quan được du khách quốc tế đánh giá tốt hơn so với du khách nội địa và hướng dẫn viên.

2.3.3.3. Chất lượng hướng dẫn viên phục vụ CTDL vùng phi quân sự

Chất lượng nguồn nhân lực du lịch nói chung và chất lượng hướng dẫn viên nói riêng có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng hoạt động du lịch. Do vậy việc đánh giá chất lượng hướng dẫn viên có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp nhằm hình thành và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, từng bước đưa hoạt động du lịch mang tính chuyên nghiệp cao, thích ứng với thời kỳ hội nhập quốc tế.

Bảng 2.4. Đánh giá chất lượng hướng dẫn viên phục vụ CTDL DMZ

Các nhận định về chất lƣợng hƣớng dẫn viên

Mức độ đánh giá trung bình (%) Khách nội địa Khách quốc tế

1. Kiến thức về tuyến và điểm đến 3,72 4,06 2. Kỹ năng hướng dẫn 3,39 3,46 3. Kiến thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ 3,56 2,96 4. Kiến thức và kỹ năng tổ chức, điều hành

chương trình du lịch 3,52 3,62

5. Kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống 3,68 3,20 6. Trang phục 4,16 4,08 7. Sức khoẻ 4,18 4,00 8. Thái độ phục vụ 4,20 4,10

Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 năm 2014

Kết quả bảng 2.3 cho thấy, du khách nội địa và khách quốc tế có mức đánh giá về kiến thức và điều hành CTDL của hướng dẫn viên cao hơn mức trung bình, cụ thể là từ 3,52 điểm – 3,62 điểm. Tuy nhiên vẫn còn một số nhận định được du khách đánh giá ở mức tồi tương đối cao với 10% cho nhận định. Về nhận định về trang phục, sức khỏe và thái độ phục vụ được du khách quốc tế và khách nội địa đánh giá cao, cụ thể là 4,00 điểm – 4,20 điểm, đồng thời xem xét chi tiết mức độ đánh giá cho thấy tỷ lệ đánh giá của các nhận định này từ mức tốt trở lên từ 78% - 89%, mặc dù vậy vẫn tồn tại 1-2% du khách đánh giá các nhận định này ở mức tồi. Bên cạnh đó các nhận định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng chương trình du lịch ở quảng trị luận văn ths du lịch (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)