hút nước và dinh dưỡng nuơi cây.
- Rễ non dày bắt đầu phân hĩa tượng tầng để hình thành củ. củ.
- Bộ phận trên mặt đất phát triển chậm. Quan sát trên đồng ruộng thấy dây lá khoai đã tươi xanh trở lại và ra thêm một vài lá non trên ngọn, mầm trên thân bắt đầu nhú lên.
- Thời kỳ này khoai lang chủ yếu tập trung phát triển nhiều rễ con.
b. Trồng bằng củ:
Trong điều kiện trồng bằng củ (dục mầm) bộ phận nẩy mầm nhanh hay chậm phụ thuộc:
- Độ chín của củ.
- Nhiệt độ, ẩm độ khơng khí cao hay thấp. - Khả năng bảo quản.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: nếu thúc mầm trong phịng lạnh thì 1/2 dưới củ sinh ra nhiều rễ con và 1/2 trên củ sinh mầm.
Nếu thúc mầm trong phịng ấm thì củ chỉ ra mầm mà khơng ra rễ, hoặc ra ít. Trong thời kỳ mọc mầm ở củ, quá trình hơ hấp tăng nhanh làm phân giải lượng tinh bột, tiêu hao lượng đường rất nhanh do một số chất được dùng vào những tổ chức mầm non (ra rễ, nẩy mầm) do đĩ đại bộ phận chất dự trữ bị tiêu hao.
Biện pháp kỹ thuật tác động:
- Làm đất và xác định thời vụ thích hợp - Chọn dây giống cĩ phẩm chất tốt
- Cuối thời kỳ này, bĩn thúc lần 1 (15 - 20 ngày sau trồng): bĩn 1/4 N (đối với giốn dài ngày); 1/3 (đối với giống ngắn ngày)
3.1.2. Thời kỳ phân cành, hình thành củ:
- Đặc điểm của giai đoạn này là bộ phận dưới mặt đất, rễ con phát triển đến mức tối đa.