Dinh dưỡng khống:

Một phần của tài liệu NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÂY KHOAI LANG (Trang 66)

- Ở Việt Nam nĩi chung chế độ ánh sáng tương đối tốt (nhất là vào mùa khơ ở các tỉnh Duyên hải miền Trung

4.4. Dinh dưỡng khống:

4.4.1. Yêu cầu của khoai lang đối với NPK.

Cũng như các loại cây trồng khác, khoai lang sử dụng một số chất vơ cơ hút từ đất và khơng khí để tạo ra chất hữu cơ, nguyên liệu để hình thành các cơ quan dưới mặt đất (rễ củ) và dây lá trên mặt đất. Những chất vơ cơ cần thiết hút từ đất đều ở dạng ion. Những chất cần thiết chủ yếu là N, P, K, S, Ca, Mg, Mn, Fe, B, Cu...

Người ta cĩ thể phân tích củ, cây hay những bộ phận khác của cây khoai lang để biết khoai lang đã hút từ đất lên những loại chất vơ cơ nào trong những thời gian nhất định.

Qua thí nghiệm của Scott và Ogle cho biết:

- Khoai lang trong hai thời kỳ (2 tháng đầu và hai tháng sau), đều đã hút một lượng đạm và một lượng kali tương đương.

- Riêng đối với lân thì số lượng hút trong thời kỳ hai gấp hai lần thời kỳ đầu.

- Đối với từng bộ phận của cây, trong thời kỳ đầu dây sử dụng số lượng đạm gấp 4 lần số lượng đạm dành cho rễ. Trong thời kỳ hai, củ lại sử dụng số lượng đạm lớn gấp 4 lần so với lượng đạm dành cho dây

+ Về lân: trong thời kỳ đầu dây sử dụng số lượng đạm lớn gấp 2 lần so với rễ. Thời kỳ sau, rễ lại sử dụng số lượng lân gấp 5 lần so với dây.

+ Về kali: thời kỳ đầu dây sử dụng kali lớn hơn 2 lần so với củ. Thời kỳ hai củ lại sử dụng số lượng kali gấp 5 lần số lượng dành cho dây.

+ Số lượng Ca và Mg sử dụng trong thời kỳ 2 tăng lên gấp nhiều lần so với thời kỳ đầu (5 lần đối với Ca, 10 lần đối với Mg...)

- Quá trình hút chất dinh dưỡng và sử dụng chất dinh dưỡng như trên đã giải thích rõ tính chất khác nhau của hai

thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây khoai lang (thời kỳ phát triển dây lá và thời kỳ hình thành, phát triển củ)

Theo IsoE (Đài Loan) tỷ lệ NPK trong dây lá khoai lang là 0,81 : 0,15 : 0,05% trọng lượng khơ; trong củ là 1,8 : 1,14 : 3% trọng lượng khơ. Vì vậy muốn đạt năng suất khoai lang 15 tấn/ha, khoai lang cần lấy đi từ đất (khoảng 70 kg N - 20 kg P2O5 - 110 kg K2O/ha).

Như vậy khoai lang cần nhiều chất dinh dưỡng, trước hết là kali, sau đĩ là đạm và cuối cùng là lân. Kali được sử dụng gấp 2 lần đạm, gấp 5 lần lân.

Về thời kỳ: Thời kỳ đầu sinh trưởng thân lá, khoai lang cần chủ yếu là đạm, thời kỳ cuối phát triển củ cần chủ yếu là kali, và lân cây cần suốt trong thời kỳ sinh trưởng đặc biệt là thời kỳ phát triển bộ rễ.

4.4.2. Tác dụng của NPK đối với cây khoai lang:

a. Kali:

- Kali là yếu tố dinh dưỡng quan trọng bậc nhất đối với khoai lang hơn cả đạm. Nĩ giữ vai trị trọng yếu trong các quá trình trao đổi vật chất, tham gia vào sự cấu tạo ra các chất đường bột.

- Kali cĩ tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của rễ củ, bĩn kali cĩ tác dụng xúc tiến sự hoạt động của tượng tầng, tăng quá trình tổng hợp và vận chuyển Gluxit xuống củ. Do vậy bĩn đầy đủ Kali sẽ khơng những làm tăng năng suất mà cịn tăng phẩm chất (tỉ lệ đường và tỉ lệ tinh bột tăng nhanh).

- Kali cịn là tác nhân kích thích hoạt tính của enzim như: Enzim amylaza, Envectaza (trao đổi gluxit), Photphotransaxetylaza (tham gia tổng hợp các axit béo),v.v.

- Xúc tiến quá trình đồng hố N vận chuyển tinh bột về củ.

- Kali làm tăng khả năng chống chịu (chịu hạn, chịu nĩng, chịu sâu bệnh,v.v..

- Kali tăng cường khả năng quang hợp.

- Kali thường cĩ trong các loại phân hố học, tro bếp và phân hữu cơ, phân chuồng là nguồn phân quan trọng cho khoai lang, sỡ dĩ như vậy vì trái với N và P, Kali thường chứa nhiều trong các cơ quan dinh dưỡng là bộ phận khơng thương phẩm thường chỉ làm chất đốt (rơm rạ) hoặc ủ phân.

Nơng dân ta thường cĩ câu: “ Một nắm tro bằng một giỏ phân“.

- Thiếu kali khoai lang chậm lớn, ít củ, tỷ lệ tinh bột giảm, tỷ lệ xơ tăng khơng bảo quản được lâu.

- Kali là chất dinh dưỡng cần cho khoai lang ngay từ thời kỳ sinh trưởng đầu và càng về sau nhu cầu càng cao, nhất là trong quá trình phát triển củ.

- Sher Merhorn nghiên cứu về nhu cầu kali của khoai lang cĩ nhận xét là: khoai lang được bĩn ít kali, sẽ sinh ra những loại củ dài, đường kính nhỏ. Bĩn nhiều kali sẽ cho củ ngắn, mập, tất nhiên trong điều kiện phân đạm được bĩn như nhau.

- Robbin nghiên cứu giải phẫu rễ của những cây khoai lang được bĩn nhiều hay ít kali thì cũng khơng cĩ sự khác nhau về sự hình thành và phát triển của tượng tầng. Bĩn ít kali, khoai cĩ củ dài, thon, do tượng tầng sơ cấp kém phát triển rõ ràng và cĩ ít bĩ mạch cĩ tượng tầng thứ cấp. Ngược lại khoai cĩ củ ngắn, mập, do cĩ tượng tầng sơ cấp phát triển đầy đủ và cĩ nhiều bĩ mạch, cĩ tượng tầng thứ cấp.

b. Đạm

- Đạm rất cần thiết cho khoai lang trong thời kỳ đầu để cấu tạo và phát triển thân lá, bĩn thúc N cĩ tác dụng tăng số nhánh, tăng thêm diện tích đồng hố của bộ phận trên mặt đất, tăng chỉ số diện tích lá.

- Thiếu N nhất là ở thời kỳ đầu sẽ làm cho cây sinh trưởng yếu, lá nhỏ chuyển vàng, ít phân cành, diện tích quang hợp kém, do đĩ tích luỹ được ít chất đồng hố cho củ,

làm cho khoai khĩ hình thành củ, rễ củ dễ hình thành rễ đực hoặc củ nhỏ, dẫn đến năng suất kém.

- Đạm cũng cần thiết cho khoai lang trong thời kỳ phát triển củ. Thiếu đạm, cây ít ra củ, củ phát triển kém. Vì vậy bĩn thúc đạm cho khoai lang và bĩn phối hợp với kali sẽ tạo điều kiện cho củ mọc to và dài.

- Bĩn quá nhiều N: nhất là bĩn vào giai đoạn sau, hoặc trong điều kiện thiếu K sẽ làm cho thân lá phát triển quá mạnh gây ra hiện tượng mọc vống, trong điều kiện gặp mưa.

- Bĩn N nhiều cịn làm cho hoạt động của tượng tầng bị ức chế, quá trình hố gỗ xúc tiến mạnh, rễ cám, rễ đực phát triển nhiều, đồng thời bĩn nhiều N sẽ kéo dài thời kỳ hình thành củ làm sản lượng giảm, đường ít, thịt củ nhảo, hàm lượng nước tăng lên, khĩ bảo quản. Do vậy cần xác định lượng N hợp lý cho từng loại giống cĩ thời gian sinh trưởng dài ngắn khác nhau, hoặc cho từng loại đất tốt xấu khác nhau.

c. Lân

- Lân cĩ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rễ, đến khả năng quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng của cây.

- Chức năng chính của lân là tham gia vào việc hình thành nên nhiều hợp chất hữu cơ cĩ vai trị cấu trúc và những khâu chuyển hố trung gian hoặc là những chất cĩ ý nghĩa then chốt trong trao đổi năng lượng và trao đổi chất, do vậy lân cĩ tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành tinh bột, nâng cao phẩm chất khoai lang làm cho khoai tươi được lâu, kéo dài thời gian bảo quản, khoai ít xơ, nhiều bột. Thiếu lân năng suất giảm, phẩm chất kém.

- Nhiều thí nghiệm về lân trên các loại đất khác nhau cho thấy: khi bĩn nhiều lân vượt quá 36 kg P2O5 thì năng suất củ khơng tăng.

- Trong thực tiễn sản xuất cần phải phối hợp cân đối 3 yếu tố mới đạt năng suất cao. Tỷ lệ NPK thay đổi theo từng loại đất, thường bĩn với tỷ lệ 1:1:3.

Nơi nào thiếu lân bĩn với tỷ lệ 1:1,5:1,5

Nơi nào thiếu lân và kali bĩn với tỷ lệ 1: 2:4.

Ở Việt Nam do đặc điểm đất đai ở những vùng trồng nhiều khoai lang thường xấu, bạc màu, nghèo dinh dưỡng nên thường bĩn với tỷ lệ 2:1:3. ngồi các yếu tố đa lượng khoai lang cũng cần các yếu tố vi lượng như B, Mg, Cu, Zn...

Một phần của tài liệu NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÂY KHOAI LANG (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w