Bảng 4.3 Cơ cấu vốn huy động của Sacombank - CN Trà Vinh phân theo kỳ hạn giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Vốn có kỳ hạn 373.782 609.776 797.871 235.994 63,14 188.095 30,85 Vốn không kỳ hạn 74.622 46.353 72.856 (28.269) (37,88) 26.503 57,18 Nguồn vốn theo kỳ hạn 448.404 656.129 870.727 207.725 46,33 214.598 32,71
Qua bảng 4.3 ta thấy nguồn vốn theo kỳ hạn qua 3 năm tăng liên tục trong đó vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 78% và tăng lên tục trong giai đoạn nghiên cứu, năm 2012 tăng 63,14% so với năm 2011, năm 2013 tăng 30,85% so với năm 2012. Vốn không kỳ hạn chiếm tỉ trọng nhỏ và biến động qua các năm, năm 2012 giảm 37,88% so với năm 2011, năm 2013 tăng 57,18% so với năm 2012. Nguyên nhân năm 2012 cùng với tình hình kinh tế cả nước nói chung diễn biến phức tạp và khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế, tình hình kinh tế của Trà Vinh nói riêng cũng diễn biến phức tạp và đầy khó khăn (137 doanh nghiệp ngưng hoạt động), đồng thời mặt bằng lãi suất huy động của năm này cao, Sacombank Trà Vinh chủ động chịu chi phí cao hơn để có được nguồn vốn ổn định hơn nên vốn huy động có kỳ hạn của Ngân hàng ở thời điểm này tăng cao vì tiền gửi có kỳ hạn là một kinh đầu tư có lời lại ít rũi ro, vốn huy động không kỳ hạn ở thời điểm này giảm. Bước sang năm 2013 nền kinh tế Tỉnh nhà được phục hồi, nhiều doanh nghiệp thành lập mới thu hút nhiều vốn đầu tư, cùng với sự hạ nhiệt của lãi suất huy động và cho vay nên vốn huy động có kỳ hạn tăng trưởng chậm hơn so với năm 2012, vốn huy động không kỳ hạn tăng trở lại do nhu cầu đầu tư và thanh toán tăng.
a) Tiền gửi có kỳ hạn
Bảng 4.3 cho thấy tình hình tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn theo kỳ hạn của Ngân hàng. Nhu cầu sử dụng lượng tiền nhàn rỗi để sinh lời của người dân trên địa bàn ngày càng cao. Điều này kéo theo nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao so với tổng nguồn vốn và chỉ số của loại vốn này luôn tăng qua các năm. Năm 2011 373.782 triệu đồng, năm 2012 là 609.776 triệu đồng, tăng 235.994 triệu đồng tương đương 63,14% so
Trang 34
với cùng kỳ, năm 2013 tăng 188.095 tương ứng 30,85% nhưng xét về tốc độ tăng thì có phần chậm lại so với năm 2012. Lượng tiền gửi này tăng đã góp phần làm cho nguồn vốn Ngân hàng sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình được ổn định hơn, đẩy mạnh việc mở rộng thị trường.
b) Tiền gửi không kỳ hạn
Vốn không kỳ hạn tuy chiếm tỷ trọng nhỏ (đến năm 2013 nó chiếm 8,37% trong tổng nguồn vốn) nhưng nó cũng phần nào giúp Ngân hàng thêm phần vốn để phục vụ mục đích kinh doanh. Tuy nhiên trong năm 2012/2011 thì nguồn tiền gửi này lại giảm mạnh 37,88%, giai đoạn 2013/2012 đã được điều chỉnh tăng lên 57,18%. Qua đó cho thấy Ngân hàng đang đẩy mạnh các mảng tiền gửi có tốt độ tăng trưởng thấp.