Tình hình nguồn vốn của Sacombank – CN Trà Vinh giai đoạn 2011

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín – chi nhánh trà vinh (Trang 33)

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH TRÀ VINH GIAI

ĐOẠN 2011 – 2013

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SACOMBANK TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2011 – 2013 TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2011 – 2013

4.1.1 Tình hình nguồn vốn của Sacombank – CN Trà Vinh giai đoạn 2011 - 2013 2011 - 2013

Đối với hệ thống NHTM nói chung và Sacombank Trà Vinh nói riêng, Vốn được xem là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển. Với một Ngân hàng thì vốn chính là huyết mạch cho sự vận hành của nó, vì thế trong những năm qua Sacombank Trà Vinh rất chú trọng đến việc làm thế nào để huy động được nguồn vốn nhiều nhất với chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu hoạt động của mình.

Tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh cũng như những chính sách của mình mà mỗi Ngân hàng có cơ cấu vốn khác nhau. Cơ cấu vốn của Sacombank Trà Vinh gồm có 3 nguồn: vốn huy động, vốn vay từ Ngân hàng Hội sở (còn gọi là vốn điều chuyển) và vốn khác, nguồn vốn khác của Chi nhánh chủ yếu từ lợi nhuận trước thuế.

Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank – CN Trà Vinh giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn vốn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 448.404 656.129 870.727 207.725 46,30 214.598 32,70 Vốn điều chuyển - 455.259 543.861 455.259 - 88.602 19,46 Vốn khác 8.243 12.43 25.373 4.188 50,80 12.943 104,90 Tổng nguồn vốn 456.647 1.123.818 1.439.961 667.171 146,10 316.143 28,13

Trong cơ cấu nguồn vốn của Sacombank - CN Trà Vinh giai đoạn từ 2011 đến 2013, tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng 146,10% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 28,13% so với năm 2012. Trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng liên tục qua các năm, năm 2012 tăng 46,30% so với năm 2011 và năm 2013 tăng

Trang 23

32,70% so với năm 2012. Bên cạnh, nguồn vốn khác cũng tăng liên tục qua các năm, nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của Sacombank – CN Trà Vinh. Vốn điều chuyển, năm 2011 Sacombank chủ động được nguồn vốn nên không cần vốn điều chuyển từ hội sở, nhưng sang năm 2012 và năm 2013 nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng tăng cao, huy động không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn nên ở giai đoạn này Ngân hàng sử dụng vốn điều chuyển từ hội sở. Nguyên nhân, năm 2011 bị ảnh hưởng bởi lạm phát bất ổn nền kinh tế gây ảnh hưởng đến nhà đầu tư, khiến nhiều nhà đầu tư e ngại khi đầu tư vốn vào ngân hàng cũng như ở Sacombank nói riêng, bên cạnh đó là với mức lãi suất cho vay vào thời điểm này khá cao, một số doanh nghiệp không đủ điều kiện tiếp cận được với vốn vay của Ngân hàng nên vốn huy động ở thời điểm này tuy không cao nhưng đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn mà không cần phải điều chuyển vốn từ hội sở. Giai đoạn từ năm 2012 – 2013, nền kinh tế dần ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế, theo đó nền kinh tế tỉnh Trà Vinh cũng không ngừng phát triển, kèm với sự hạ nhiệt của lãi suất cho vay giúp các doanh nghiệp mạnh dạn tiếp cận với nguồn vốn vay làm cho dư nợ ở giai đoạn này tăng cao đột ngột. Nhu cầu vốn của người dân tăng cao mà huy động ở thời điểm này không đủ để đáp ứng nên để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu này, Sacombank Chi nhánh Trà Vinh cần sự hỗ trợ từ Hội sở, nên nguồn vốn vay từ Hội sở của Ngân hàng có xu hướng tăng qua 2 năm 2012, 2013.

a) Vốn huy động

Đây là nguồn vốn được hình thành từ các nghiệp vụ nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, phát hành thẻ thanh toán, phát hành giấy tờ có giá,…của Chi nhánh. Nguồn vốn này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tín dụng của các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng vẫn còn hạn chế, chưa đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng của dân cư.

Vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm 2011 – 2013, năm 2012 tăng 46,30% so với năm 2011, năm 2013 tăng 32,70% so với năm 2012. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tuy có tăng lên trong 3 năm 2011 – 2013 nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận động khách hàng vào gửi tiền do còn bị ảnh hưởng bởi lạm phát bất ổn nền kinh tế gây ảnh hưởng đến nhà đầu tư, khiến nhiều nhà đầu tư e ngại khi đầu tư vốn vào ngân hàng cũng như ở Sacombank nói riêng. Điều này đã tác động ít nhiều đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên, chính sự tăng lên về vốn huy động qua các năm, cho thấy Ngân hàng đã rất nổ lực trong công tác huy động vốn nhằm góp phần vào việc dự trữ và bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng. Đồng thời, nó

Trang 24

cũng đánh giá được sự nổ lực của các cấp lãnh đạo trong công tác mở rộng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Sacombank Trà Vinh. Nguyên nhân là do hàng năm Ngân hàng điều đưa ra nhiều đợt huy động vốn với nhiều kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn ( Trong năm 2011 Ngân hàng có thêm sản phẩm tiền gửi mới với kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần), các hình thức huy động tiết kiệm bậc thang, dự thưởng, khuyến mãi nhân các ngày lễ, kỉ niệm, tết,…được tổ chức thường xuyên. Bên cạnh đó, từ những tháng đầu năm 2012, nền kinh tế nước ta dần ổn định, Kinh tế tỉnh Trà Vinh cũng có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng hiệu quả, đời sống nhân dân dần được cải thiện, chế độ lương của cán bộ công nhân viên cũng được tăng lên nhằm đảm bảo cuộc sống. Trong những năm qua Sacombank Trà Vinh đã có những chính sách để thu hút vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế để đảm bảo hoạt động kinh doanh cho Chi nhánh và nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của mình về nguồn vốn kinh doanh từ Hội sở.

b) Vốn điều chuyển

Mặc dù có nguồn vốn huy động nhưng Sacombank Trà Vinh vẫn cần một khoản vốn hỗ trợ từ Hội sở để có thể đáp ứng được nhu cầu tín dụng của khách hàng cũng như có thể cạnh tranh với các Ngân hàng trên địa bàn. Trong những năm qua, tuy nguồn vốn huy động của Ngân hàng có xu hướng tăng nhưng nhu cầu tín dụng của khách hàng cũng không ngừng tăng lên, chính vì thế bên cạnh nguồn vốn huy động được Sacombank Trà Vinh còn phải vay vốn của Hội sở để bổ sung khoản vốn thiếu hụt và nhằm duy trì hoạt động kinh doanh.

Năm 2011, Sacombank Chi nhánh Trà Vinh đã chủ động được nguồn vốn để đáp ứng nhu tín dụng của dân cư nên trong năm Ngân hàng không cần phải sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở. Nguyên nhân là do năm 2011, bất ổn nền kinh tế, tình trạng lạm phát đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, bên cạnh đó là với mức lãi suất cho vay vào thời điểm này khá cao, một số doanh nghiệp không đủ điều kiện tiếp cận được với vốn vay của Ngân hàng. Đều này làm cho dư nợ cho vay của Ngân hàng vào năm 2011 là không cao chỉ đạt 352.800 triệu đồng nên Ngân hàng chỉ cần sử dụng nguồn vốn tại chỗ phục vụ cho hoạt động tín dụng. Giai đoạn từ năm 2012 – 2013, nền kinh tế dần ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế, theo đó nền kinh tế tỉnh Trà Vinh cũng không ngừng phát triển với nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đặc biệt là chính sách giảm mức lãi suất cho vay của NHNN đã giúp các doanh nghiệp mạnh dạn tiếp cận với nguồn vốn vay, ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh và họ cần nguồn vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chính những điều này làm cho mức dư nợ cho vay của

Trang 25

Ngân hàng tăng lên rất nhanh, đạt 1.111.388 triệu đồng vào năm 2012. Để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu này, Sacombank Chi nhánh Trà Vinh cần sự hỗ trợ từ Hội sở, nguồn vốn vay từ Hội sở của Ngân hàng có xu hướng tăng qua 2 năm 2012, 2013. Cụ thể, năm 2012 lượng vốn điều chuyển từ Hội sở là 455.259 triệu đồng, sang năm 2013 lượng vốn điều chuyển là 543.861 triệu đồng tăng 88.602 triệu đồng, chỉ tăng nhẹ 19,46% so với năm 2012. Đều này cho thấy Chi nhánh vẫn chưa chủ động được nguồn vốn cho vay, và việc tăng vốn đều chuyển qua các năm sẽ ảnh hưởng đến lơi nhuận của Ngân hàng do lãi suất điều chuyển vốn từ Hội sở luôn cao hơn lãi suất huy động bình quân của Chi nhánh. Vì vậy trong những năm tiếp theo, Chi nhánh cần có những biện pháp để nâng cao hơn nữa nguồn vốn huy động từ dân cư nhằm giảm lượng vốn điều chuyển từ Hội sở.

c) Vốn khác

Nguồn vốn khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn của Chi nhánh. Nguồn vốn này chủ yếu được hình thành từ lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng. Nhìn chung, lợi nhuận của Ngân hàng có xu hướng tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể năm 2012 tăng 50,80% so với năm 2011, năm 2013 tăng 104,90% so với năm 2012. Với nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt, hoạt động huy động vốn hiệu quả, nguồn vốn huy động lớn đồng thời thực hiện cho vay hợp lý nên thu lãi cao từ cho vay và cũng giảm thiểu chi phí vốn nên lợi nhuận đạt được của Ngân hàng lại tiếp tục tăng cao vào năm 2013. Tuy nhiên do cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng vẫn chưa cân đối, lượng vốn điều chuyển từ Hội sở chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn, vì thế Ngân hàng phải bỏ ra một khoảng chi phí trã lãi cao cho khoản tiền này, đều này đã ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín – chi nhánh trà vinh (Trang 33)