Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 54)

- Mở rộng mạng lưới phân phối đến các tỉnh thông qua hệ thống các nhà phân phối tại các tỉnh, đặc biệt tại các siêu thịMiền Bắc.

- Củng cố chất lượng sản phẩm “Nước mắm vị ngon”, tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị để tiếp tục đưa sản phẩm này rộng khắp đến người tiêu dùng.

- Tung ra dòng sản phẩm mới để cạnh trạnh các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường góp phần đa dạng hóa sản phẩm.

- Tiếp tục nghiên cứu đưa thêm một số sản phẩm mới ra thị trường thông qua hệ thống của các nhà phân phối.

- Phát triển công tác bán hàng của Tổ bán hàng tại các Tỉnh. - Đẩy mạnh công tác bán hàng của Tổ bán hàng.

- Tập trung tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên liệu tốt nhằm sản xuất sản phẩm có chất lượng uy tín tới khách hàng.

Thời gian tới, để nâng cao giá trị gia tăng và lợi nhuận cũng như tiếp tục nâng cao uy tín của thương hiệu, bên cạnh việc nâng cấp nhà xưởng, cải tiến mẫu

mã, đa dạng hóa các sản phẩm, Ban lãnh đạo Công ty cũng chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước lân cận như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản.

2.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang

2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán.

*Giải thích sơ đồ:

Công ty phân công cho từng nhân viên kế toán nắm giữ chức năng, nhiệm vụ nhất định phù hợp với năng lực từng người nhưng giữa các nhân viên kế toán luôn có sự hỗ trợ, đối chiếu lẫn nhau, cụ thể là:

* Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp):

- Là người trực tiếp quản lý công tác kế toán, phân công nhiệm vụ cho các kế toán viên, kiểm tra, kiểm duyệt các báo cáo tài chính, phổ biến kịp thời các chính sách, chế độ kế toán mới được bổ sung, sửa đổi của Nhà nước, cung cấp thông tin kế toán cho Ban Giám đốc để phân tích và đề ra các chiến lược, phương án kinh doanh.

- Đảm nhận các phần hành còn lại trừ các phần hành thuộc các kế toán đã đảm nhận, bao gồm tập hợp chi phí tính giá thành, xác định KQKD, thuế, TSCĐ, lương.

- Có nhiệm vụ tổ chức dẫn nhập toàn bộ tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty, lập báo cáo.

- Đảm nhận tất cả các vấn đề liên quan đến cổ phần hóa, vốn, lãi,….

* Kế toán thanh toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng kiêm thủ quỹ:

- Quản lý và theo dõi dẫn nhập các nghiệp vụ thu chi, tình hình tạm ứng, thanh toán tạm ứng, các khoản phải thu, phải trả chi tiết cho từng đối tượng.

Kế toán trưởng (kiêm KT Tổng hợp)

Kế toán thanh toán TM, TG kiêm thủ quỹ Kế toán vật tư kiêm kế toán công nợ 331 Kế toán hàng hóa kiêm kế toán công nợ 131

- Có nhiệm vụ nắm giữ bảo quản các khoản tiền mặt của Công ty. Trực tiếp thu, chi thanh toán các khoản tiền mặt, tiền gửi và tiền đi vay đã được xác nhận là hợp pháp, hợp lệ.

* Kế toán vật tư kiêm kế toán công nợ 331:

Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Đồng thời cung cấp số liệu cho việc kiểm tra lập báo kiểm kê, báo cáo số liệu hằng ngày hoặc theo yêu cầu của kế toán trưởng, theo dõi các khoản phải trả nhà cung cấp.

* Kế toán hàng hóa kiêm kế toán công nợ 131:

Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn hàng hóa đồng thời cung cấp số liệu cho việc kiểm tra lập các báo cáo kiểm kê, báo cáo số liệu hàng tháng theo yêu cầu của kế toán trưởng.

Theo dõi tình hình công nợ của từng đối tượng khách hàng.

Nhận xét: Qua việc nghiên cứu cách tổ chức công tác kế toán tại Công ty, em thấy các kế toán viên đều kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán nên tổ chức nhân sự trong phòng kế toán khá gọn nhẹ, giảm được biên chế, giảm chi phí quản lý, phù hợp quy mô nhỏ của công ty.Tuy nhiên, việc đảm nhiệm nhiều phần hành đã vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Kế toán thanh toán kiêm thủ quỹ sẽ dễ dàng xảy ra những sai phạm.

2.2.2. Hình thức tổ chức kế toán

Công ty tổ chức kế toán theo hình thức tập trung. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại văn phòng Công ty có 4 người: 1 người kế toán trưởng và 3 kế toán viên. Toàn bộ công việc lập chứng từ, xử lý, kiểm tra chứng từ, ghi sổ đều được tập trung ở phòng kế toán. Cuối tháng phòng kế toán tài chính thực hiện tổng hợp, lập Báo cáo tài chính.

2.2.3. Hình thức ghi sổ kế toán.

Công ty sử dụng phần mềm kế toán MISA SME. NET 2012 R87 Enterprise ( năm 2014) hình thức hạch toán ghi sổ Nhật ký Chứng từ.

* Mô tả phần mềm kế toán MISA SME.NET 2012 R87:

Phần mềm kế toán MISA SME.NET2012 R87 bao gồm các phần hành:

-Phân hệ quỹ: Phân hệ này cho phép theo dõi, hạch toán, quản lí các hoạt động kế toán liên quan đến tiền mặt, lập các phiếu thu chi. Tổng hợp cho ra sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền măt…

- Phân hệ ngân hàng: Cho phép lựa chọn hình thức thanh toán, hạch toán bằng nhiều loại tiền gửi khác nhau. Theo dõi, quản lí, hạch toán các hoạt động kế toán liên quan đến tiền gửi ngân hàng. Dễ dàng kiểm tra số dư trên sổ sách so với thực tế, cung cấp các mẫu và in các chứng từ như séc chuyển khoản, ủy nhiệm chi…Ngoài ra phần hành còn cung cấp cho người dùng những báo cáo liên quan đến phân hệ ngân hàng như sổ tiền gửi ngân hàng, bảng đối chiếu với ngân hàng, sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, bảng kê số dư…

- Phân hệ mua hàng: Phân hệ này cho phép theo dõi, hạch toán, quản lí các chứng từ liên quan đến mua vật tư hàng hóa, công cụ dụng cụ, mua dịch vụ và các nghiệp vụ liên quan đến mua hàng. Cung cấp các báo cáo tổng hợp công nợ phải trả, sổ chi tiết mua hàng.

- Phân hệ bán hàng: Phân hệ này cho phép người dùng theo dõi, hạch toán, quản lí các chứng từ liên quan đến bán hàng hóa, dịch vụ, thành phẩm. Bao gồm các chức năng như đơn đặt hàng, báo giá, bán hàng chưa thu tiền, thông báo công nợ, khai báo và theo dõi danh sách khách hàng ,cung cấp các báo cáo tổng hợp công nợ phải thu, sổ chi tiết bán hàng.

- Phân hệ kho: phân hệ này giúp doanh nghiệp quản lí được tình hình nhập kho, xuất kho vật tư hàng hóa ở từng kho và thực hiện tính giá xuất kho theo nhiều phương pháp. Cung cấp các báo cáo theo dõi tình hình nhập xuất tồn của từng hàng hóa, nguyên liệu như sổ chi tiết, thẻ kho, theo dõi tình hình nhập xuất tồn như báo cáo tổng hợp tồn kho, báo cáo tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, báo cáo tổng hợp tồn trên nhiều kho….

- Phân hệ TSCĐ: Phân hệ này giúp doanh nghiệp quản lí về số lượng và giá trị chi tiết đến từng phòng ban, theo dõi biến động tài sản, quản lí việc tính và phân bổ khấu hao. Cung cấp các báo cáo như sổ TSCĐ, Thẻ TSCĐ. Danh mục TSCĐ….

- Phân hệ thuế: Phân hệ này cho phép lập và in Bảng kê thuế GTGT, thuế TTĐB đầu vào, Bảng kê thuế GTGT, thuế TTĐB đầu ra, Tờ khai thuế GTGT, thuế TTĐB; thực hiện Khấu trừ thuế GTGT đầu vào; cho phép thực hiện nộp thuế, xem và in chứng từ nộp thuế ngay sau khi thực hiện nộp thuế.

- Phân hệ tổng hợp: là phân hệ tiếp nhận dữ liệu từ các phân hệ khác đồng thời tập hợp dữ liệu lên hệ thống sổ sách tổng hợp và báo cáo tài chính. Thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển và bút toán điều chỉnh….

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán kế toán trên phần mềm MISA tại công ty

*Giải thích sơ đồ:

Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Bên cạnh đó, kế toán cũng tiến hành nhập liệu vào Excel. Đến cuối tháng kế toán tiến hành in ra các báo cáo kho,bảng kê,……nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý. Cuối tháng, cuối năm sổ kể toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

Nhận xét:

Việc sử dụng phần mềm kế toán máy đã giúp cho công tác xử lý dữ liệu của công ty được đơn giản, nhanh chóng, kịp thời khi có yêu cầu của nhà quản lý. Công ty đã thực hiện đúng theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp.

2.2.4. Tổ chức hệ thống sổ, chứng từ tại Công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang (Phụ lục 2, 3) Trang (Phụ lục 2, 3)

Nhận xét:

Tuy Công ty đã sử dụng phần mềm MISA SME.NET 2012 và hình thức kế toán Nhật ký chứng từ nhưng lượng sổ sách Công ty tiến hành in ấn và lưu trữ còn hạn chế. Sổ sách được in khi cần thiết và được yêu cầu, còn lại nếu không có mục đích sử dụng Công ty sẽ tiến hành lưu trữ và xem trên máy. Lượng thông tin lưu trữ trên máy quá nhiều sẽ khó lòng kiểm soát, độ an toàn bảo mật thông tin cũng như hoạt động hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán.

2.3. Thực trạng về công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang

2.3.1. Kế toán doanh thu tiêu thụ

Khái quát chung

a. Các phương thức bán hàng:

- Bán trực tiếp và bán qua điện thoại chiếm 30%. - Bán thông qua các đại lý chiếm 70%.

b. Nội dung:

+ Bán trực tiếp: Khách hàng có thể đến mua sản phẩm của công ty tại cửa hàng đặt tại địa chỉ của công ty số 584, Lê Hồng Phong, phường Phước Long, Nha Trang.

+ Bán hàng qua điện thoại trong cùng khu vực: Khách hàng đặt hàng, công ty sẽ cử người giao hàng đến tận nhà và khách hàng nhận hàng sẽ thanh toán tiền. Đối với những khách hàng mua số lượng lớn, công ty sẽ chuẩn bị đủ hàng rồi gọi điện thông báo cho khách hàng và yêu cầu thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng 50% giá trị lô hàng. Sau khi ngân hàng thông báo tiền đã vào tài khoản công ty thì công ty sẽ giao hàng đến địa điểm quy định. Đối với khách hàng ở Nha Trang muốn gửi nước mắm cho người thân ở Hà Nội, Hồ Chí Minh... thì thông qua các đại lý phân phối ở các tỉnh đó, khách hàng cũng sẽ gửi được những sản phẩm đến người thân chỉ một đến hai ngày với một khoản lệ phí chuyển không cao. Để an tâm cho khách hàng thì ngay khi giao hàng xong, công ty sẽ có phiếu thông báo hàng đã chuyển.

+ Bán hàng thông qua các đại lý: Thông thường hiện hành mua đứt, bán đoạn. Tuy nhiên đối với những đại lý khách hàng truyền thống thì công ty cho phép gối đầu nợ nhưng cũng có mức giới hạn và có biên bản xác nhận công nợ đi kèm (thông thường là 25-30 triệu). Các dịp lễ, tết cho phép nợ từ 30 – 50triệu. Chính sách giá áp dụng cho các đại lýnày thấp hơn từ 5% đến 10% so với giá bán trực tiếp của công ty.

c. Chính sách bán hàng:

+ Hàng năm công ty có chính sách thưởng theo doanh số đối với cáckhách hàng, thông thường công ty sẽ chọn ra 10 hoặc 15 khách hàng có doanh số cao nhất sau khi xem xét tinh hình tiêu thụ chung để thưởng. Nếu doanh thu 1 tỷ: thưởng 5 triệu, trên 1 tỷ: thưởng thêm 3% hoặc 5% của 5 triệu,.. và cũng tùy theo khách hàng, mặt hàng để có chính sách thưởng phù hợp.

+ Công ty cũng chú trọng trong việc tham gia các hội chợ. Đây cũng là cơ hội để giới thiệu sản phẩm của công ty trực tiếp đến người tiêu dùng. Thực hiện chính sách khuyến mãi trong thời gian là 1 tháng và chủ yếu những tháng mà mức tiêu thụ sản phẩm công ty không cao để khuyến khích mức tiêu thụ tăng doanh số bán. Ngoài ra, công ty còn quảng cáo trên báo chí , website của công ty và đài truyền hình.

d. Cách xây dựng giá bán:

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh lợi nhuận dự kiến, chi phí sản xuất kinh doanh dự kiến, Công ty sẽ tính ra doanh thu dự kiến cùng với số lượng tiêu thụ dự kiến sẽ tính ra giá bán cụ thể cho từng loại sản phẩm. Tuy nhiên cũng căn cứ vào giá bán của các đối thủ cạnh tranh và tình hình thị trường để đưa ra giá bán phù hợp. Doanh thu bán hàng tại công ty là toàn bộ sản phẩm nước mắm, công ty chỉ hạch toán vào tài khoản doanh thu khi sản phẩm được xác định là đã tiêu thụ (nghĩa là khối lượng sản phẩm bán ra đã được thanh toán). Giá bán được hạch toán là giá thực tế, là số tiền ghi trên hóa đơn bán hàng (giá chưa có thuế GTGT).

Tùy vào nhu cầu thị trường, công ty sẽ quyết định giá bán cụ thể. Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, vì vậy doanh thu ghi nhận theo giá chưa thuế:

𝐺𝑖á 𝑏á𝑛 𝑐ℎư𝑎 𝑡ℎ𝑢ế= 𝐺𝑖á 𝑏á𝑛 đã 𝑐ó 𝑡ℎ𝑢ế

1 + 𝑡ℎ𝑢ế 𝑠𝑢𝑡

Chứng từ, sổ sách sử dụng

- Hóa đơn GTGT

- Phiếu thu, Giấy báo Có.

- Nhật ký bán hàng (Nhật ký số 8) - Sổ tổng hợp TK 511, Sổ Cái TK 511

Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ +TK 5111: Doanh thu bán hàng

+TK 5112: Doanh thu bán vật tư, xác mắm

- Tài khoản 3331: Thuế GTGT phải nộp.

Quy trình luân chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ

Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ Bắt đầu P. Kinh doanh Hóa đơn GTGT 3 Nhập liệu Máy tính xử lý SCT 131, 511, 3331 Bảng tổng hợp TK 131

Lưu trữ thông tin

Khóa sổ, kiểm tra Máy tính xử lý BTH 51111 BTH 5112, 5113 N Kết thúc Báo cáo SXKD Nhật ký bán hàng Hóa đơn GTGT 3 N

Lưu đồ 2.1: Kế toán doanh thu bán hàng chưa thu tiền

*Giải thích lưu đồ:

Hằng ngày, kế toán công nợ nhận được Hóa đơn GTGT liên 3 của phòng kinh doanh chuyển sang sẽ kiểm tra và dựa vào hóa đơn nhập số liệu vào máy tính. Máy tính tự động tính toán, xử lý và chuyển vào các sổ của các tài khoản liên quan. Thông tin được lưu trữ trên phần mềm. Những chứng từ này được lưu trữ tại phòng kế toán theo số.

Cuối tháng, Kế toán tổng hợp khóa sổ, kiểm tra. Máy tính xử lý cho phép in ra Báo cáo SXKD, Nhật ký số 8 - Nhật ký bán hàng, Bảng tổng hợp TK 5111.

Mặc dù là Công ty chuyên sản xuất bán nước mắm là chính nhưng ngoài ra Công ty cũng có thêm hoạt động sản xuất bán vật tư là can, palet nên doanh thu

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 54)