Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 42)

Trong đó:

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty. (Nguồn: Phòng nhân sự)

Hội đồng quản trị Giám đốc Ban kiểm soát

PGĐ sản xuất PGĐ bán hàng PGĐ kinh doanh Phòng kế toán Chi nhánh miền Nam+ siêu thị Phòng kinh doanh Phòng nhân sự Phòng đầu tư marketing Tổ bán hàng tại Nha Trang Tổ bán hàng Hà Nội Tổ bán hàng Đà Nẵng PX1 PX2 Phòng kỹ thuật BP đóng gói Bộ phận sản xuất Bộ phận xóc ép

*Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:

Từ tháng 3/2006 khi chuyển sang hình thức cổ phần hóa Công ty đã hoạt động theo bộ máy mới tinh gọn hơn so với bộ máy quản lý cũ.

- Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, họ bầu ra Hội đồng quản trị để quản lý Công ty giữa hai kỳ Đại hội, bầu Ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành Công ty.

Đại hội cổ đông quyết định tổng số cổ phần và các loại chứng khoán khác của Công ty được quyền bán. Quyết định thành lập, hợp nhất, sát nhập, chi chuyển hoặc đóng cửa các đơn vị trực thuộc, mở thêm chi nhánh hoặc các văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước theo quyết định của Hội đồng Quản trị và theo quy định của pháp luật hiện hành, quyết định sửa đổi bổ sung vốn điều lệ và điều lệ.

- Hội đồng quản trị: Gồm 3 thành viên trong đó Chủ tịch HĐQT là ông Đỗ Hữu Việt. Quyền hạn của Hội đồng quản trị là đưa ra các quyết định quản trị, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chấp hành điều lệ của Công ty và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

- Ban kiểm soát: Do Hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên trong đó có ít nhất một thành viên có chuyên môn kế toán. Có chức năng kiểm soát mọi hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của Giám đốc, chịu trách nhiệm về những sai phạm gây thiệt hại cho Công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ.

- Giám đốc: Chú Đỗ Hữu Việt, người có quyền cao nhất phụ trách chung các công việc, trực tiếp quản lý công tác tổ chức kế hoạch kinh doanh, kế hoạch cán bộ, chịu trách nhiệm Công ty về tình hình sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách. Là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật và trước cơ quan quản lý Nhà nước.

- Phó giám đốc sản xuất: Chú Nguyễn Xuân Dũng phụ trách về công tác

sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phó giám đốc kinh doanh: Chú Huỳnh Ngọc Diệp, phụ trách về công tác kinh doanh – tài chính của Công ty, đề xuất cho Giám đốc những lựa chọn phương án kinh doanh mang lại lợi ích cao nhất.

Trợ giúp cho Phó giám đốc kinh doanh là phòng kinh doanhgồm 13 người. Có

nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ hàng hóa – tư vấn cho Giám đốc về phương án kinh doanh của Công ty. Tổ chức hạch toán và quản lý hoạt động kinh doanh, thanh toán và theo dõi các khoản tiền của Công ty, giúp cho lãnh đạo xây dựng kế hoạch tài chính và các nội dung về kế toán.

- Phó giám đốc bán hàng: Chú Phan Văn Thuận – quản lý chi nhánh tại

thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiệm vụ lên kế hoạch bán hàng cho chi nhánh, phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên, kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện công việc bán hàng của từng nhân viên. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp giao ban trong tuần và trong tháng. Tham gia vào quá trình đào tạo và tuyển dụng nhân viên.

* Phòng nhân sự: gồm 9 người trong đó Trưởng phòng là Cô Nguyễn Thị Thanh Minh, theo dõi hồ sơ nguồn nhân lực, các vấn đề liên quan đến tiền lương..., tư vấn cho giám đốc trong việc sắp xếp bộ máy nhân sự.

* Phòng đầu tư Marketing : gồm 2 người, có nhiệm vụ là tìm kiếm thị

trường mới, quảng cáo sản phẩm đến thị trường cho người dùng biết sản phẩm của Công ty, xác định đối thủ cạnh tranh của mình là ai?..

* Phòng kế toán: Gồm 4 người có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán, tài chính của công ty, thu thập, ghi chép, kiểm tra, kiểm soát các tài liệu về kế toán, lập báo cáo tài chính, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn cho Ban Giám đốc và các cơ quan chức năng khi có yêu cầu.

* Phòng kỹ thuật: gồm 3 người trong đó trưởng phòng là Chú Ngô Quốc

Nam, có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ cũng như tham mưu cho Giám đốc về quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.

* Phân xưởng 1: đặt tại Nha Trang (Khánh Hòa) quản đốc chú Nguyễn Trung Thông.

Nhận xét:

Nhìn chung bộ máy quản lý của Công ty khá phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của Công ty. Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ riêng song giữa các phòng ban vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau dưới sự lãnh đạo của Giám đốc nhằm thực hiên các mục tiêu nhiệm vụ của Công ty đề ra một cách tốt nhất.

2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty.

Tổ chức sản xuất trong công ty bao gồm toàn bộ các biện pháp kết hợp một cách hợp lý và có hiệu quả nhất về việc sử dụng thời gian, không gian, tất cả các yếu tố sản xuất như: Tư liệu lao động, người lao động. Muốn làm được điều này công ty cần phải đảm bảo nguyên tắc và chỉ tiêu của việc tổ chức quy trình sản xuất, từ đó cho ra cho ra đời những sản phẩm mang hương vị đặc trưng riêng của Công ty.

2.1.3.2. Sơ đồ tổ chức sản xuất

Sơ đồ 2.2: Tổ chức sản xuất

Nguồn: Phòng kỹ thuật

Phân xưởng sản xuất

BP sản xuất chính BP sản xuất phụ SX mắm SX mắm chai Tổ thùng A Tổ thùng B Tổ mắm chai Tổ phục vụ

* Giải thích:

Quản đốc phân xưởng dựa vào chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch sản xuất mà phân công nhiệm vụ sản xuất cụ thể cho từng tổ sản xuất, từng người cụ thể tại phân xưởng đảm bảo cho phân xưởng sản xuất một cách đồng bộ nhịp nhàng liên tục hoàn thành công việc được giao.

Phân xưởng sản xuất: Dựa vào kế hoạch sản xuất mà xây dựng, tiến hành

sản xuất. Trong quá trình sản xuất phải đảm bảo quy trình an toàn cho người lao động và vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm của công ty gồm: * Sản xuất nước mắm: Đảm nhận các khâu từ khi xử lý nguyên liệu, tạo chợp, cài nén, pha đấu, chịu trách nhiệm sản xuất ra các loại nước mắm có độ đạm khác nhau, bao gồm 2 tổ: Tổ thùng A có sức chứa 800 tấn và tổ thùng B có sức chứa 600 tấn.

* Sản xuất mắm chai: Đảm nhận khâu chuẩn bị nước mắm, lọc kỹ đạt mùi hương tiêu chuẩn, đóng, dán nhãn chai.

* Bộ phận sản xuất phụ: Bộ phận hỗ trợ cho bộ phận sản xuất chính bốc dỡ hàng khi nhập kho, pha đấu, vận chuyển nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)