3.2.3.1. Mục đích:
Thông qua việc vận dụng các quy luật tâm lý xã hội tác động vào nhận thức, tư tưởng tình cảm của GV, Hiệu trưởng tạo ra môi trường tâm lý – xã hội tích cực nhằm nâng cao khả năng làm việc, ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác, nhiệt tình cống hiến của GV,… từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TCM.
3.2.3.2. Nội dung
Nắm vững đặc điểm của TCM để lựa chọn cách thức quản lý phù hợp. Xây dựng bầu không khí tập thể lành mạnh. Tạo điều kiện cho các thành viên trong TCM được tham gia quản lý hoạt động TCM. Động viên khen thưởng và trừng phạt kịp thời, đúng lúc và đúng mức. Không ngừng nâng cao năng lực quản lý của người Hiệu trưởng.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
- Nắm vững đặc điểm của TCM để lựa chọn cách thức quản lý phù hợp:
Xác định được năng lực, thế mạnh, điểm yếu của TCM để định hướng hoạt động TCM, giúp cho hoạt động TCM có hiệu quả.
Hiểu rõ hoàn cảnh, điều kiện sống và làm việc của GV, mối quan hệ bên trong TCM và mối quan hệ giữa các TCM với nhau. Từ đó lựa chọn biện
pháp quản lý phù hợp với đặc điểm của từng cá nhân: kích thích về lợi ích vật chất hay về lợi ích tinh thần, hoặc thông qua các mối quan hệ để tác động đến cá nhân, hình thành nên tâm trạng tích cực của cá nhân, tập thể. Đồng thời có biện pháp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân trong và ngoài TCM , hoàn thiện mối quan hệ lãnh đạo - thừa hành, qua đó nâng cao năng suất và hiệu quả lao động của TCM.
- Xây dựng bầu không khí tập thể lành mạnh
Không ngừng cải thiện điều kiện sống và làm việc của TCM, đảm bảo những điều kiện thiết yếu cho hoạt động TCM để tạo ra những xúc cảm tích cực, giúp cho các cá nhân trong TCM gắn bó hơn với tổ chức .
Phân công, giao nhiệm vụ cho từng thành viên TCM cụ thể, rõ ràng, hợp lý. Xây dựng mối quan hệ chỉ huy - chấp hành, phối hợp - hợp tác chặt chẽ và khoa học để hoạt động TCM được vận hành một cách nhịp nhàng, thống nhất, không chồng chéo, cản trở lẫn nhau.
Thường xuyên quan tâm theo dõi quá trình phát triển của TCM, xác định xem TCM đang ở giai đoạn phát triển nào, những điều kiện chủ quan bên trong và môi trường khách quan bên ngoài tác động như thế nào đến TCM. Trên cơ sở đó Hiệu trưởng điều chỉnh chương trình hoạt động TCM và xây dựng phong cách quản lý phù hợp.
Thường xuyên theo dõi, đánh giá đúng tính chất của các mối quan hệ cá nhân trong và ngoài TCM, để kịp thời có những biện pháp tác động thích hợp nhằm giải quyết những quan hệ tâm lý căng thẳng, không để nó làm ảnh hưởng xấu đến tập thể.
Tổ chức các hoạt động sư phạm một cách hợp lý, khoa học, thiết thực, đảm bảo nhịp độ lao động ổn định, tránh gây những xáo trộn.
- Tạo điều kiện cho các thành viên trong TCM được tham gia quản lý hoạt động TCM:
Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động TCM, thu hút mọi thành viên tham gia góp ý xây dựng các quyết định quản lý, tạo cho họ cảm giác được tôn trọng, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tích cực của họ.
Công khai hóa chương trình làm việc của Hiệu trưởng đối với TCM, nhờ vậy mà tạo ra sự cảm thông của GV với những khó khăn phức tạp của Hiệu trưởng trong khi giải quyết những nhiệm vụ của TCM, họ sẽ hiến kế cho Hiệu trưởng cách giải quyết vấn đề phù hợp với đặc điểm của TCM.
Quan tâm phát triển lực lượng kế cận, nhằm đảm bảo tính liên tục, kế thừa và tạo cơ hội thăng tiến cho GV, bằng việc tổ chức thành công việc quy hoạch cán bộ theo định kỳ.
- Động viên, khen thưởng và trừng phạt kịp thời, đúng lúc và đúng mức:
Khen thưởng phải công khai và có ý nghĩa giáo dục trong tập thể. Mức khen phải tương xứng thành tích mà cá nhân hay tập thể TCM đạt được.
Khen thưởng phải kịp thời, không nên chờ đợi vào một dịp nào đó mới khen.
Hình thức tổ chức khen thưởng phải trang trọng, điều này sẽ tạo nên cảm xúc mạnh mẽ đối với cá nhân, TCM.
Chú ý khen thưởng những cá nhân, TCM có sự cố gắng, tiến bộ liên tục từ thấp đến cao.
Khi phê bình, kỷ luật phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh của cá nhân, tập thể. Không để cho xúc cảm và tâm trạng cá nhân chi phối, phải có thời gian nghiền ngẫm, suy nghĩ thật kỹ mọi mặt của vấn đề trước khi lựa chọn hình thức, mức độ, nội dung phê bình, kỷ luật phù hợp.
Khi phê bình, kỷ luật phải tính đến sự ủng hộ của tập thể, phải có lý, có tình, phải chỉ rõ những ưu điểm, những mặt tốt của cá nhân, tập thể để tạo niềm tin, niềm an ủi cho họ.
- Nâng cao năng lực quản lý của Hiệu trưởng:
+ Biết sử dụng giao tiếp để thu thập thông tin phục vụ cho công tác quản lý: không nên tạo sự khác biệt về chức vụ, vị trí của mình với người trao đổi, biết chăm chú và tỏ ra quan tâm đến nội dung vấn đề được trao đổi.
+ Có khả năng nhạy cảm và hiểu biết tâm lý con người: biết tự đặt mình vào vị trí của người đối thoại; nói năng, ứng xử chân thành, tế nhị.
+ Có khả năng nói chuyện cởi mở, biết kích thích cấp dưới nêu vấn đề: tạo ra môi trường trao đổi tự nhiên, bình đẳng; không nên nói nhiều mà chỉ gợi ý đối tượng nói nhiều hơn; phải chân thành và biết quan sát cảm xúc của người đối thoại để tiến hành trao đổi cho phù hợp.
+ Biết lắng nghe: đừng cắt ngang câu nói của người đối thoại; đừng vội vã kết luận, hãy hiểu đến cùng quan điểm của người đối thoại; cố gắng chắt lọc nội dung thông tin cần thiết cho mình và hãy thận trọng khi nghe những lời nói thiếu trung thực.
+ Biết kiềm chế khi giao tiếp: phải biết làm chủ tâm trạng của mình khi giao tiếp, thận trọng trong cách đánh giá vấn đề đang bàn; không lập tức tỏ thái độ để thu được thông tin chính xác hơn.
+ Biết sử dụng giao tiếp để truyền đạt cho cấp dưới thông tin quản lý và ý chí của hiệu trưởng: biểu đạt tư tưởng một cách chính xác, rõ ràng, cô đọng.
Không ngừng hoàn thiện năng lực chuyên môn: am hiểu nội dung, chương trình và phương pháp dạy học các bộ môn trong nhà trường; có khả năng phân tích, đánh giá giờ dạy vững vàng nhằm giúp GV nâng cao và hoàn thiện trình độ, nghiệp vụ chuyên môn.
Không ngừng nâng cao năng lực tổ chức và quản lý:
+ Có khả năng nhìn thấy được chiều hướng phát triển của tổ chức trên cơ sở biết phân tích quan hệ giữa thực trạng của nhà trường với những đòi hỏi mà ngành và xã hội đặt ra, từ đó xác định được những nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết trong từng năm học, từng thời kỳ.
+ Có đầu óc thực tế, nhạy bén phát hiện được những vấn đề nảy sinh hoặc sắp nảy sinh.
+ Biết đề xuất những cái mới và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
+ Tin tưởng giao nhiệm vụ, ủy quyền hợp lý cho cấp dưới để buộc họ nâng cao tính chủ động, phát huy hết tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc.
+ Biết sử dụng linh hoạt, hợp lý các phương pháp quản lý, nhằm tác động có hiệu quả đến từng cá nhân buộc họ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Xây dựng tổ chức bộ máy nhà trường có hiệu quả: xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi người, mỗi bộ phân; quy định rõ các mối quan hệ làm việc giữa các cá nhân trong TCM, giữa các TCM với nhau, giữa TCM với các bộ phận, tổ chức khác, giữa cấp trên và cấp dưới, làm sao cho bộ máy nhà trường hoạt động nhịp nhàng; bố trí người đúng việc, đúng vị trí.
+ Biết tổ chức các hoạt động của nhà trường một cách khoa học, hợp lý, thiết thực, hướng vào những nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản, không làm mất thời gian và sức lực của GV.
+ Có khả năng tư duy vừa sâu vừa rộng, nhạy bén, linh hoạt vận dụng sáng tạo, hợp lý các quy định của cấp trên vào hoàn cảnh thực tế của nhà trường; phát hiện nhanh và giải quyết có hiệu quả các tình huống xảy ra trong quản lý.
Hệ thống các biện pháp mà tác giả đưa ra là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận, tìm hiểu, khảo sát và phân tích thực trạng công tác quản lý TCM của các trường THPT huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã trưng cầu ý kiến của 5 CBQL và 7 TTCM, 75 GV các trường THPT huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng về ý nghĩa và tính khả thi của biện pháp đề xuất.
Bảng 3.1.Tổng hợp kết quả tính cần thiết và khả thi của các nhóm biện pháp S T T Nhóm biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Nhóm biện pháp tổ chức - hành chính 59 95.2 3 4.8 0 55 88.7 7 11.3 0 2 Nhóm biện pháp tâm lý- xã hội 53 85.4 9 14.6 0 56 90.3 6 9.7 0 3 Nhóm biện pháp kinh tế 60 96.8 2 3.2 0 48 77.4 12 19.4 0
Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm ý kiến đánh giá ở bảng kết quả ta thấy các biện pháp đều đáp ứng yêu cầu cần thiết và khả thi trong việc vận dụng.
Về tính cần thiết, nhóm biện pháp 1, 3 có tỷ lệ đánh giá cao ở mức độ cần thiết ( trên 90%), vì đáp ứng tình hình đổi mới quản lý theo yêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay và nhu cầu được cải thiện đời sống của giáo viên vùng sâu, vùng xa, khó khăn. Ở nhóm biện pháp 2 tỷ lệ đánh giá mức độ cần thiết thấp nhất ( 85.4%) vì các trường THPT, khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới rất hẹp, mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân có thể thiết lập một cách thuận lợi, nên không đặt nặng nhiều ở mức độ cần thiết.
Về tính khả thi, các nhóm biện pháp 1, 2 có tỷ lệ đánh giá mức độ khả thi cao nhất ( trên 80%), điều này cho thấy phần lớn các trường THPT có đủ
khả năng, điều kiện thực hiện các biện pháp này. Ngược lại nhóm biện pháp 3 có tỷ lệ đánh giá tính khả thi thấp nhất.Từ kết quả thu được qua trưng cầu ý kiến, kết hợp với những cơ sở đề xuất các biện pháp, tác giả cho rằng những nhóm biện pháp đề xuất trên có thể áp dụng vào thực tế để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TCM ở trường THPT huyện Cát Hải trong tình hình đổi mới giáo dục hiện nay .
Kết luận chƣơng 3
Công tác quản lý TCM theo yêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay phụ thuộc rất lớn vào trình độ và nghiệp vụ quản lý của đội ngũ CBQL trường THPT. Muốn thực hiện tốt chức năng quản lý TCM trường THPT, CBQL cần phải có những biện pháp quản lý khoa học phù hợp với thực tiễn đơn vị. Các biện pháp quản lý phải được xây dựng từ những hiểu biết nhất định về lý luận khoa học quản lý giáo dục và từ sự đánh giá được thực trạng công tác quản lý TCM trường THPT hiện nay. Theo mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, tác giả đề xuất ba nhóm biện pháp sau :
Nhóm biện pháp tổ chức - hành chính Nhóm biện pháp tâm lý- xã hội Nhóm biện pháp kinh tế
Trong mỗi nhóm biện pháp tác giả đều xác định mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện. Cách thức thực hiện không được trình bày theo các chức năng quản lý, mà chỉ đưa ra những cách thức cần thiết phải khắc phục và tăng cường nâng cao từ những vấn đề hạn chế, yếu kém của thực trạng.
Thông qua việc trưng cầu ý kiến về ý nghĩa và tính khả thi của các nhóm biện pháp, kết quả thu được từ các ý kiến đều cho rằng các nhóm biện pháp đưa ra là cần thiết và mang tính khả thi. Trong điều kiện cụ thể của mỗi trường, nếu Hiệu trưởng vận dụng một cách linh hoạt các nhóm biện pháp mà luận văn đã đề xuất tại chương này thì công tác quản lý TCM trường THPT sẽ thuận lợi hơn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận
Quản lý hoạt động TCM là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của Hiệu trưởng trường THPT. Quản lý hoạt động chuyên môn TCM có hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiện nay giáo dục THPT đã đổi mới về nội dung, chương trình, sách giáo khoa, đòi hỏi Hiệu trưởng cần phải đổi mới công tác quản lý hoạt động TCM. Từ nhận thức trên luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về trường trung học và quản lý trường THPT; tổ chuyên môn, quản lý hoạt động TCM và đổi mới quản lý TCM. Từ các khái niệm cơ bản, luận văn đã nêu ra những nội dung và phương pháp quản lý hoạt động TCM ở trường THPT, trong đó đề cập đến vị trí, vai trò của TCM trường THPT, những hoạt động cơ bản của TCM, vị trí vai trò quyền hạn và trách nhiệm của TTCM và quản lý hoạt động TCM ở trường THPT. Đồng thời luận văn cũng đã nêu rõ yêu cầu đổi mới nội dung chương trình và sách giáo khoa THPThiện nay, những yêu cầu đó đã đặt ra cho hoạt động TCM và công tác quản lý TCM trường THPT những vấn đề mới .
Những cơ sở lý luận đã nghiên cứu là định hướng cho việc khảo sát thực trạng. Từ việc khảo sát và phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM ở trường THPT huyện Cát Hải, luận văn đã làm rõ đặc điểm của trường THPT huyện Cát Hải, thực trạng hoạt động TCM và quản lý hoạt động TCM ở trường THPT huyện Cát Hải. Từ thực trạng, luận văn đã làm rõ những thuận lợi, khó khăn, những thế mạnh và điểm yếu, những cơ hội và thách thức của công tác quản lý hoạt động TCM ở trường THPT huyện Cát Hải.
Thực trạng cho thấy, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng hoạt động TCM ở trường THPT đã được thực hiện theo quy định, tuy nhiên vẫn còn nhiều hoạt động chưa được thực hiện tốt. Điều này cho thấy, trong công tác quản lý hoạt động TCM, Hiệu trưởng các trường THPT huyện Cát Hải đã thể hiện được vai trò của một tổ chức cơ sở, thực hiện đầy đủ các hoạt động chuyên
môn, có nhiều cố gắng, nhưng vẫn còn một số nhiều vấn đề yếu kém, cần phải được quản lý tốt hơn. Từ thực trạng quản lý TCM trường THPT, đối chiếu với cơ sở lý luận, luận văn đã đề xuất một số biện pháp đã được nêu ở chương 3 nhằm giúp cho Hiệu trưởng có thể vận dụng một cách sáng tạo theo tình hình của đơn vị, để khắc phục những hạn chế và phát huy thế mạnh, quản lý hoạt động TCM ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn.