Thực trạng hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cát hải thành phố hải phòng (Trang 52)

Khi khảo sát về thực trạng hoạt động chuyên môn của các TCM trường, kết quả thu được như sau :

Bảng 2.8. Thực trạng trạng hoạt động chuyên môn của các TCM

STT Nội dung hoạt động chuyên môn Mức độ(%)

Tốt Khá TB Yếu 1 Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học

theo phân phối chương trình. 36.3 40.2 23.5

2 Tổ chức thực hiện đổi mới PPDH 15.7 25.8 58.5 3 Tổ chức kiểm tra đánh giá các họat

động giảng dạy của GV. 10.1 29.7 60.2 4 Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ cho GV. 30.7 40.5 28.8 5 Tổ chức kiểm tra đánh giá các họat

động học tập của HS. 37.1 45.8 17.1 6 Tổ chức các họat động ngọai khóa cho

HS 19.6 38.5 41.9

7

Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động phong trào chuyên môn.

19.5 38.1 42.4

Các hoạt động chuyên môn như: tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học theo phân phối chương trình của Bộ; tổ chức kiểm tra đánh giá các họat động giảng dạy của GV; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xây dựng và tổ chức thực hiện các họat động phong trào chuyên môn, đều đạt yêu cầu ( không có ý kiến đánh giá yếu ), tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao. Riêng họat động tổ chức kiểm tra đánh giá các họat động học tập của HS được thực hiện khá tốt( ý kiến : 37.1% tốt; 45.8% khá; 17.1% TB).

Các hoạt động: bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV có 28.8% đánh giá yếu; tổ chức đổi mới PPDH có 58.5% ý kiến đánh giá yếu, tổ chức các họat động ngoại khóa cho HS có 41.9% ý kiến đánh giá yếu. Qua trao đổi tìm hiểu nguyên nhân, được biết TTCM chưa thật sự quan tâm giúp đỡ tổ

viên, sinh hoạt TCM còn mang tính hình thức, chưa có chiều sâu; phần lớn giáo viên thường ngại trao đổi những vấn đề mới, khó; GV trong tổ CM dạy nhiều tiết nên đối với công tác bồi dưỡng tay nghề cho GV khó sắp xếp, phần lớn GV tự bồi dưỡng là chính; việc dự giờ đồng nghiệp rất ít; do đối tượng học sinh ở vùng sâu vùng xa chất lượng đầu vào thấp, chưa có ý thức và khả năng tự tìm tòi nghiên cứu, chương trình còn nặng nên hầu như GV chỉ chú trọng việc thực hiện chương trình do đó việc đổi mới PPDH còn hạn chế, điều kiện nguồn lực và khả năng huy động xã hội hóa giáo dục chưa đạt hiệu quả vì vậy hoạt động ngoại khóa còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cát hải thành phố hải phòng (Trang 52)