Khi tìm hiểu, khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động TCM ở trường THPT kết quả thu được như sau :
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý hoạt động TCM của Hiệu trƣởng
STT Nội dung quản lý của Hiệu trưởng Mức độ(%) Tốt Khá TB Yếu 1 Chỉ đạo TTCM : xây dựng kế hoạch TCM và
hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân. 24.2 37.4 38.4 2 Quản lý việc xây dựng kế hoạch của TCM và
của GV. 8.3 20.1 25.3 46.3
3 Quản lý hoạt động dạy học của TCM. 17.5 28.9 53.6 4 Quản lý việc sử dụng CSVC và thiết bị, đồ
dùng dạy học của TCM. 19.4 29.3 51.3
5 Kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của
TCM. 4.7 18.5 41.4 35.4
6 Quản lý công tác hành chính của TCM. 27.7 29.2 43.1 Công tác quản lý TTCM xây dựng kế hoạch TCM được Hiệu trưởng quan tâm triển khai thực hiện, có trên 50% ý kiến đánh giá khá, tốt. Tuy nhiên công tác quản lý việc xây dựng kế hoạch của TCM và kế hoạch cá nhân của
GV chưa được Hiệu trưởng tổ chức thực hiện tốt, kết quả đánh giá 8.3% tốt, 20.1% khá, 25.3% TB, 46.3% yếu, như vậy công tác này Hiệu trưởng quản lý còn yếu. Qua tìm hiểu thực tế, Hiệu trưởng chỉ chú trọng việc xây dựng kế hoạch TCM, việc quản lý GV xây dựng kế hoạch cá nhân còn khá lỏng lẻo, giao phó hoàn toàn cho tổ trưởng; Tổ trưởng chuyên môn chưa chú ý quan tâm hướng dẫn, theo dõi, giám sát việc thực hiện của GV một cách chu đáo; việc kiểm tra, nhắc nhở chưa được tổ chức thực hiện thường xuyên, vì thế GV còn xem nhẹ và còn mang tính đối phó nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cá nhân của mình.
Quản lý họat động dạy học là một trong những trọng tâm của công tác quản lý hoạt động TCM. Qua khảo sát việc quản lý hoạt động dạy học của TCM, các ý kiến đánh giá đều đạt từ trung bình trở lên, trong đó 17.5% tốt, 28.9% khá, 53.6% TB. Như vậy công tác này được quản lý khá chặt chẽ, tuy nhiên kết quả đánh giá trung bình chiếm một tỉ lệ khá cao, mức độ tốt tương đối thấp.
Về công tác quản lý việc sử dụng CSVC và thiết bị, đồ dùng dạy học của TCM có 51.3% ý kiến đánh giá yếu. Hiện nay các trường THPT đều được trang bị, bổ sung khá đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học, nhưng khâu tổ chức và chỉ đạo sử dụng chưa được quan tâm đúng mức, việc theo dõi, nhắc nhở, giám sát chưa chặt chẽ. GV sử dụng thiết bị dạy học trên tinh thần tự giác là chính, một số giáo viên ngại sử dụng, vì vậy không tránh khỏi việc có trường hợp GV dạy chay trong khi thiết bị dạy học bộ môn ở trường có. Nhân viên thiết bị nhà trường chuyên môn chưa đạt chuẩn, nên việc phối hợp với TCM quản lý việc sử dụng và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học còn yếu kém, bất cập.
Quản lý tốt công tác hành chính ở các TCM sẽ giúp cho việc quản lý họat động dạy học và công tác kiểm tra đánh giá TCM của Hiệu trưởng được tổ chức thực hiện chặt chẽ hơn, chính xác, khách quan, công bằng và có hiệu quả hơn. Nhưng với ý kiến đánh giá 27.7% khá, 29.2% TB và 43.1% yếu cho
thấy việc quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác hành chính của TCM còn nhiều hạn chế. Phần lớn Hiệu trưởng chỉ tập trung quản lý công tác hành chính giáo vụ của TCM là chính, công tác hành chính văn thư chưa được quan tâm đúng mức, rất ít TCM quan tâm thực hiện công tác này một cách nghiêm túc và khoa học.