3.2.1.1. Mục đích:
Biện pháp này dựa vào mối quan hệ thứ bậc trong tổ chức nhà trường, nó có vai trò to lớn trong quản lý vì vậy sử dụng biện pháp này nhằm xác lập trật tự kỷ cương làm việc; nối các biện pháp lại thành một hệ thống và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý tổ chuyên môn một cách nhanh chóng. Nâng cao hiệu quả quản lý công tác tổ chức - hành chính của TCM trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động TCM, tổ chức thực hiện tốt chương trình, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT.
3.2.1.2. Nội dung
Triển khai, phổ biến và ban hành các quy định, quy chế hoạt động TCM một cách đầy đủ, rõ ràng, cụ thể nhằm xây dựng nền nếp sinh hoạt chuyên môn của TCM, nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, tinh thần trách nhiệm, chủ động thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo. Xây dựng, củng cố, hoàn thiện về mặt cơ cấu tổ chức TCM. Tăng cường quản lý công tác lập kế hoạch, công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới PPDH và công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS của TCM. Đẩy mạnh công tác sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý TCM.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
- Triển khai, phổ biến các văn bản pháp quy:
Triển khai, phổ biến đầy đủ chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; Luật giáo dục; Điều lệ trường trung học phổ thông; các quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của TCM; các văn bản chỉ đạo của Ngành về mục tiêu đổi mới giáo dục THPT, những yêu cầu của việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục THPT.
Phổ biến quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm và chế độ của TTCM trong công tác quản lý TCM; các quy định về chế độ, nội dung hoạt động chuyên môn của TCM trong từng thời gian cụ thể.
Đề ra các yêu cầu, quy định, hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ của GV bộ môn trong việc thực hiện chương trình; nền nếp sinh hoạt chuyên môn, công tác lập kế hoạch chuyên môn, thực hiện đổi mới PPDH, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện hồ sơ chuyên môn.
Cụ thể hóa các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thi đua, khen thưởng cá nhân, tập thể hàng năm theo tình hình thực tế của đơn vị, trong đó nêu rõ các yêu cầu nội dung thực hiện, mức độ cần đạt và thang điểm đánh giá, xếp loại.
- Củng cố, xây dựng cơ cấu tổ chức TCM:
Tổ chức quy hoạch cán bộ chủ chốt của tổ chuyên môn như: tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, tiến hành bồi dưỡng năng lực quản lý TCM.
Nắm vững những dự báo về nguồn lực, xác định nhu cầu dài hạn nguồn GV cần bổ sung từ đó có những định hướng xây dựng và phát triển TCM.
- Tăng cường quản lý công tác lập kế hoạch của TCM:
Định hướng, hướng dẫn và cung cấp các biểu mẫu về nội dung kế hoạch TCM, bao gồm kế hoạch hoạt động của TCM và kế hoạch hoạt động cá nhân, từ đó giúp cho TCM thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo, nhằm đảm bảo sự đúng hướng, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong TCM và giữa các TCM với nhau. Kế hoạch của tổ chuyên môn phải thống nhất đan xen với kế hoạch hoạt động của các tổ chức khác trong nhà trường để tránh tình trạng chồng chéo.
Tổ chức kiểm tra đánh giá, phê duyệt việc xây dựng kế hoạch TCM và công tác phê duyệt kế hoạch cá nhân nghiêm túc và hiệu quả.
Để làm tốt việc này Hiệu trưởng chỉ đạo lập kế hoạch tổ chuyên môn theo quy trình sau:
Bước 1: Chỉ đạo TTCM lập dự thảo kế hoạch năm học
+ Thu thập, xử lý thông tin:
Thu thập thông tin về những định hướng lớn của nhà trường trong năm học mới được cung cấp từ dự thảo kế hoạch năm học của Hiệu trưởng; những thông tin về quản lý dạy học như chương trình khung, những điều chỉnh mới trong nội dung giảng dạy của môn học, yêu cầu mới về cách tổ chức dạy học, PPDH của bộ môn theo yêu cầu.
Việc thu thập thông tin còn liên quan cả về đội ngũ GV của tổ như trình độ chuyên môn tay nghề, mặt mạnh mặt yếu và cả những thông tin về tình hình HS.
Trên cơ sở những thông tin đã có, TTCM tập trung phân tích tình hình để làm rõ những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch năm học.
+ Xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cho năm học mới: Trên cơ sở phân
tích các thông tin cần thiết để nắm tình hình, TTCM cần phát hiện ra những vấn đề cần giải quyết trong năm học mới, xác định thứ tự ưu tiên giải quyết, trong đó làm rõ các nhiệm vụ trọng tâm.
+ Xây dựng yêu cầu và các chỉ tiêu: Khi xây dựng các yêu cầu phải đảm
bảo tính khách quan, phù hợp với điều kiện thực tế và chuẩn mực đã được tổ chuyên môn, nhà trường qui định. Các chỉ tiêu đưa ra phải có liên quan mật thiết với nhau và phải đảm bảo sự thống nhất với mục tiêu.
+ Xác định các biện pháp thực hiện: Biện pháp đề ra là để làm và có thể làm được, do vậy cần được xem xét kỹ để đảm bảo tính khả thi vì vậy mỗi biện pháp đề xuất phải phù hợp với thực tiễn tình hình, điều kiện, năng lực của tổ chuyên môn và của nhà trường.
+ Dự kiến bố trí công việc và thời gian thực hiện: Việc này nhằm điều tiết, cân đối mối quan hệ giữa các nhiệm vụ của từng chặng thời gian với hệ thống nhiệm vụ năm học để tránh tình trạng bỏ sót hoặc trùng lặp, chồng chéo nhau.
Bước 2: Chỉ đạo TTCM lấy ý kiến đóng góp của tập thể.
các thành viên trong tổ để họ nghiên cứu trước. Việc này giúp các thành viên có thời gian chủ động phát hiện ra những vấn đề bổ khuyết, điều chỉnh cho dự thảo kế hoạch.
- Khi các thành viên trong tổ đã có đủ thời gian nghiên cứu dự thảo kế hoạch, tổ chuyên môn tiến hành họp để trao đổi, thảo luận về dự thảo kế hoạch năm học để có những bổ sung hay điều chỉnh phù hợp.
Bước 3: Chỉ đạo TTCM điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch.
TTCM lĩnh hội, phân tích và chọn lọc 2 nguồn thông tin: các ý kiến đóng góp của tập thể GV trong tổ và kế hoạch năm học của nhà trường đã được ban hành.
Bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho Hiệu trưởng phê duyệt
Sau khi tinh chỉnh, dự thảo kế hoạch năm học của tổ chuyên môn được TTCM nộp cho Hiệu trưởng theo thời gian qui định để tổng hợp dự thảo kế hoạch năm học của các tổ chuyên môn, từ đó Hiệu trưởng sẽ tinh chỉnh dự thảo kế hoạch năm học của nhà trường và sẽ ban hành kế hoạch năm học của trường thông qua hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học.
Bước 5: Công bố và thực hiện kế hoạch
Căn cứ kế hoạch năm học được ban hành, một lần nữa TTCM điều chỉnh lại kế hoạch của tổ và làm thành kế hoạch chính thức của tổ chuyên môn để gửi cho Hiệu trưởng ký duyệt. Sau khi Hiệu trưởng ký duyệt, các cá nhân căn cứ vào kế hoạch này điều chỉnh lại kế hoạch của cá nhân.
3.3.1.3. Điều kiện thực hiện.
Để kế hoạch hóa được thực hiện thì mọi công việc từ đầu năm đưa ra phải được bàn bạc cụ thể, dân chủ. Các nội dung đưa vào kế hoạch phải chi tiết cụ thể. Hơn thế nữa, trong quá trình thực hiện kế hoạch nếu có gì chưa phù hợp phải rút kinh nghiệm, bàn bạc thống nhất để đưa ra biện pháp giả quyết phù hợp với tình hình thực tế.
Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác thực hiện kế hoạch theo định kỳ: đánh giá cụ thể, chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch hóa của từng TCM;
tuyên dương, khen thưởng TCM thực hiện tốt và phê bình thẳng thắn TCM chưa nghiêm túc trong tổ chức thực hiện.
- Tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV ở TCM:
Xây dựng cụ thể các tiêu chuẩn về trình độ lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ khi lựa chọn, bố trí và bồi dưỡng TTCM. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các TTCM và lực lượng kế cận đạt được các tiêu chuẩn.
Chỉ đạo lập kế hoạch bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ :
+ Bồi dưỡng trình độ trung cấp lý luận chính trị cho GV bằng hình thức cử đi học theo từng đợt .
+ Nâng cao trình độ chuyên môn GV bằng hình thức vận động tham gia các lớp chuyên ngành sau đại học; tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian và xây dựng tốt chế độ hỗ trợ cho GV khi theo học các lớp sau đại học, cao học.
+ Liên kết với Trung tâm tin học của Sở GD&ĐT Hải Phòng mở lớp bồi dưỡng Tin học, bồi dưỡng cho đội ngũ kỹ năng ứng dụng công nghệ hiện đại, từ đó biết kết hợp thế mạnh của công nghệ cùng với năng lực và kinh nghiệm vào trong công tác giảng dạy và quản lý.
+ Tổ chức tập huấn cho cán bộ thiết bị, giáo viên các TCM về trình độ và kỹ năng sử dụng TBDH .
+ Tổ chức lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục ( ngắn hạn) dành cho TTCM bằng hình thức cử đi học theo từng đợt.
Chỉ đạo TCM tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong TCM , để nâng dần tay nghề sư phạm cho GV :
+ Khảo sát, đánh giá lại thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ để xác định đối tượng cần bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; lên kế hoạch bồi dưỡng hàng năm cho GV.
+ Tổ chức cho GV trao đổi kinh nghiệm, học hỏi kinh nghiệm của nhau thông qua các hình thức: tăng cường dự giờ đánh giá rút kinh nghiệm lẫn
nhau; kiểm tra công tác soạn giảng, tổ chức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn; thường xuyên tổ chức phong trào hoạt động chuyên môn như dạy tốt, thao giảng, làm đồ dùng dạy học, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hay … để xây dựng, tư vấn, thúc đẩy GV phát huy mặt mạnh, khắc phục yếu kém, hạn chế. - Tăng cường quản lý công tác đổi mới PPDH của TCM:
Quy định và quản lý chặt chẽ nền nếp, chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Hiệu trưởng chỉ đạo cho TTCM:
+ Lập kế hoạch: bồi dưỡng nhận thức, vai trò của GV bộ môn về yêu cầu đổi mới PPDH; xây dựng giáo án theo chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn đánh giá giờ dạy;
+ Hiệu trưởng chỉ đạo TTCM khi quản lý đổi mới PPDH phải song hành với việc chỉ đạo GV hướng dẫn HS phương pháp tự học; đổi mới cách kiểm tra đánh giá HS; triển khai đầy đủ đến GV các quy định về hướng dẫn kiểm tra đánh giá HS THPT cho GV thông hiểu và thực hiện nghiêm túc.
+ Thống nhất nội dung sinh hoạt TCM trong từng kỳ họp và trong từng thời điểm cụ thể.
+ Đổi mới hoạt động sinh hoạt nhóm chuyên môn: trao đổi thảo luận về giáo án, tìm hiểu những vấn đề khó, trao đổi các tình huống dạy học theo hướng đổi mới PPDH, tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm các tiết học theo hướng tích cực hóa và tăng cường mối quan hệ tương tác các hoạt động của học sinh . + Đẩy mạnh các phong trào hoạt động chuyên môn: tổ chức chuyên đề, hội thảo, hội giảng …tạo điều kiện, cơ hội cho giáo viên TCM và giữa các TCM với nhau nghiên cứu sách báo, tài liệu và trao đổi kinh nghiệm về PPDH mới. Quy định cụ thể các chuyên đề đổi mới PPDH trong từng học kỳ, phù hợp với từng môn học.
Tạo điều kiện cho TCM dự giờ, trao đổi, học tập kinh nghiệm của những đơn vị thực hiện tốt công tác đổi mới PPDH.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo HS vào mỗi đầu năm học: quy định cụ thể TCM tổ chức bồi dưỡng, đối tượng được bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng và các chế độ cho TCM tham gia bồi dưỡng.
Chỉ đạo TCM xây dựng các phong trào hoạt động và tổ chức thực hiện hoạt động ngoại khóa theo một lịch trình cụ thể, bao gồm: bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, tổ chức các câu lạc bộ môn học, câu lạc bộ thể thao, tổ chức cho HS đi thực tế, dã ngoại, …
- Đẩy mạnh hệ thống thông tin trong quản lý TCM.
Xây dựng và ban hành quy chế công tác thông tin báo cáo hoạt động TCM, trong đó quy định rõ: mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, biểu mẫu, trách nhiệm và thời gian hoàn thành.
Thành lập bộ phận quản lý hệ thống thông tin: tổ chức theo dõi, kiểm tra công tác thông tin báo cáo, từ đó xây dựng nền nếp báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động TCM theo định kỳ để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, bổ sung những thiếu sót, nhằm đảm bảo hoạt động TCM đúng hướng, có hiệu quả, tránh gây lãng phí về mặt nhân lực và tài lực; chi tiết hóa, cụ thể hóa các quyết định, chỉ thị và phổ biến đến từng cá nhân trong TCM.
- Tổ chức kiểm tra: kiểm tra việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, các quy định, quyết định, quy chế chuyên môn thông qua kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất công việc quản lý của cán bộ quản lý cấp dưới, của các tổ trưởng chuyên môn, trên cơ sở đó giúp đỡ các thành viên thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình đồng thời có thể điều chỉnh các quyết định quản lý cho phù hợp với thực tiễn.