Phân cấp quản lý trong quản lý giáo dục THPT và yêu cầu về quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cát hải thành phố hải phòng (Trang 34)

hệ quản lý trong quản lý hoạt động chuyên môn của trƣờng THPT

1.7.1. Phân cấp quản lý trong quản lý giáo dục THPT

1.7.1.1. Phân cấp quản lý

Phân cấp quản lý là giao bớt một phần việc quản lý cho cấp dưới, qui định quyền hạn và nhiệm vụ cho mỗi cấp. (Từ điển Tiếng Việt, Viện KHXH Việt Nam, 1992).

Quan niệm phổ biến hiểu phân cấp là chuyển giao quyền quyết định xuống các cấp thấp hơn cho phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn; hoặc phân cấp tương đương với cấu trúc tổ chức mà trong đó nhiều cá nhân hay các đơn vị thành phần có thể ra các quyết định.

Cách hiểu phân cấp nêu trên đã phản ánh được một mặt của phân cấp, đó là phân công lại hoặc trao thêm trách nhiệm và quyền quyết định phù hợp với các chức năng hoặc thành phần cụ thể của chức chức năng cho cấp thấp hơn. Tuy nhiên, để hiểu đầy đủ về phân cấp cần phải đề cập đến các mặt còn lại của phân cấp, đó là tính chịu trách nhiệm của từng cấp và mối quan hệ công việc giữa các cấp trong và ngoài hệ thống quản lý.

1.7.1.2. Phân cấp quản lý giáo dục

Từ quan niệm về phân cấp quản lý như đã trình bày, khi vận dụng vào hệ thống giáo dục, nhiều chuyên gia cho rằng, phân cấp quản lý giáo dục là trao các chức năng hoặc thành phần đặc biệt của chức năng từ chính phủ trung ương cho chính quyền địa phương theo địa lý hoặc trao trách nhiệm hoặc các hoạt động của hệ thống giáo dục từ chính phủ trung ương cho các chính quyền cấp dưới như tỉnh/thành phổ hoặc quận/huyện, xã /phường; hay phân cấp quản lý giáo dục là quá trình phân công lại trách nhiệm và quyền ra quyết định tương ứng với các chức năng cụ thể từ cấp cao tới cấp thấp hơn của các cơ

quan chính phủ trung ương và tổ chức; hoặc cụ thể hơn nữa: phân cấp quản lý giáo dục là chuyển trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý và phân bổ nguồn lực từ chính phủ trung ương tới các cơ quan chuyên ngành của chính phủ, các cơ quan cấp dưới của chính phủ, các đơn vị công lập tự chủ một phần,các đơn vị vùng chức năng hoặc các tổ chức tư nhân hay tình nguyện (Faguet, 2000 and Gropello, 2002).

Tác giả luận văn lựa chọn khái niệm phân cấp quản lý giáo dục của tác giả Nguyễn Tiến Hùng (2011) để nghiên cứu. “Phân cấp quản lý giáo dục là quá trình thiết kế lại hệ thống quy trình trách nhiệm, quyền hạn và tính chịu trách nhiệm (theo các chức năng hoặc thành phần của chức năng quản lý giáo dục) theo hướng dịch chuyển từ cấp trên xuống dưới, nhà trường và cộng đồng cũng như qui trình quan hệ công việc giữa các bên liên quan (trong và ngoài hệ thống quản lý giáo dục) nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực đạt tới mục tiêu đã đề ra”.

1.7.1.3. Phân cấp quản lý trong quản lý giáo dục THPT

Phân cấp quản lý trong quản lý giáo dục THPT thực chất là phân cấp quản lý giáo dục đối với một phân hệ của hệ thống giáo dục quốc dân – giáo dục THPT. Nói cách khác, phân cấp quản lý giáo dục THPT là sự cụ thể hóa phân cấp quản lý giáo dục phù hợp với đặc điểm quản lý giáo dục ở một cấp học cụ thể.

Vì thế, có thể hiểu: Phân cấp quản lý trong quản lý giáo dục THPT là quá trình thiết kế lại hệ thống quy trình trách nhiệm, quyền hạn và tính chịu trách nhiệm theo các chức năng hoặc thành phần của chức năng quản lý giáo dục THPT theo hướng dịch chuyển từ cấp trên xuống dưới, nhà trường THPT và cộng đồng cũng như qui trình quan hệ công việc giữa các bên liên quan trong và ngoài hệ thống quản lý giáo dục THPT nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực đạt tới mục tiêu quản lý đã đề ra, trong và bằng cách đó đạt được mục tiêu phát triển giáo dục TH PT.

1.7.2. Quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn của trường THPT theo yêu cầu của phân cấp quản lý giáo dục THPT

Xuất phát từ bản chất của phân cấp quản lý giáo dục là thiết lập lại hệ thống quy trình trách nhiệm, quyền hạn và tính chịu trách nhiệm theo hướng dịch chuyển từ cấp trên xuống dưới nên quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động chuyên môn của trường TH PT cần phải có những thay đổi theo hướng sau:

1.7.2.1. Tăng cường tính đáp ứng của hệ thống quản lý hoạt động chuyên môn của trường THPT

Yêu cầu này đòi hỏi phải xác định rõ ràng và hợp lý trách nhiệm, quyền hạn, tính chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của từng cấp quản lý giáo dục và trường THPT cũng như các cơ chế trong việc điều hành hoạt động chuyên môn một cách hiệu quả ở trường TH PT.

1.7.2.2. Tăng cường tính chịu trách nhiệm

Yêu cầu này đòi hỏi các nhà ra quyết định tại các cấp quản lý hoạt động chuyên môn của trường THPT phải luôn sẵn sàng trả lời một cách chính thức, công khai và trung thực về các hoạt động và kết quả làm việc của mình với các bên liên đới. Muốn vậy, cần thiết lập các tiêu chí để đo lường, đánh giá và so sánh việc thực hiện của các cấp quản lý hoạt động chuyên môn của trường THPT, đi đôi với cơ chế giám sát, kiểm soát để đảm bảo các tiêu chí được đáp ứng theo một qui trình đảm bảo chất lượng phù hợp.

1.7.2.3. Tăng cường tính tham dự

Yêu cầu này đòi hỏi có sự tham gia của nhiều chủ thể liên quan đến hoạt động chuyên môn của trường THPT tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý hoạt động chuyên môn của trường THPT. Với các trường phổ thông ở nhiều nước, Hô ̣i đồng trường là mô ̣t tổ chức quyền lực với sự tham gia c ủa nhiều lực lượng xã hô ̣i nên đă ̣c trưng về tính tham dự trong phân cấp quản lý giáo dục được thể hiện rõ nét . Với Viê ̣t Nam, Hô ̣i đồng trường chưa thể hiê ̣n hết vai trò của mô ̣t hô ̣i đồng quyền lực cho nhà trường (phân biê ̣t với các Hô ̣i

đồng tham mưu) nên mức đô ̣ tham gia của các lực lượng khác nhau vào quản lí nhà trường còn hạn chế.

1.7.2.4. Tăng cường tính minh bạch và công khai thông tin

Yêu cầu này một mặt đòi hỏi các quyết định quản lý hoạt động chuyên môn phải được thực hiện tuân thủ đúng các quy định pháp lý, mặt khác, những người chịu ảnh hưởng của quyết định có quyền tiếp cận tự do với hệ thống thông tin sẵn có và dể hiểu để biết rõ về các vai trò, chính sách, các quy định, các quyết định, hoạt động và kết quả công việc của các cấp quản lý.

1.7.2.5. Tăng cường tính tự chủ cho trường THPT

Yêu cầu này đòi hỏi trường THPT phải được ủy quyền tự chủ ra các quyết định liên quan đến nguồn lực đầu vào của nhà trường cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện của nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu của hoạt động chuyên môn. Tất nhiên, các quyết định này của trường THPT vẫn phải tuân thủ theo quy định chung của các cấp quản lý cao hơn.

1.8. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trƣờng THPT

1.8.1. Các yếu tố chủ quan

*Các yếu tố về năng lực cá nhân

Năng lực của Hiệu trưởng, năng lực của các tổ trưởng chuyên môn , năng lực thực hiện của giáo viên , sự hỗ trợ của các tổ chức , các nhân viên khác trong nhà trường là những yế u tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến quan hê ̣ quản lý trong quản lý hoạt đông tổ chuyên môn ở trường THPT.

*Các yếu tố về phát triển quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tình hình phát triển trường, lớp qua từng năm, qua từng cấp học, bậc học.

- Việc huy động học sinh đến trường, duy trì số lượng học sinh qua các năm học của từng cấp học, bậc học.

- Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông và phổ cập bậc THPT sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển quy mô trường lớp của các trường.

Việc phát triển quy mô trường có liên quan đến công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng và đào tạo bồi dưỡng giáo viên, ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng đội ngũ TTCM của các trường THPT.

*Các yếu tố về chính sách và cơ chế quản lý

Các yếu tố về chính sách có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu TTCM, cụ thể như sau: Việc thay đổi định mức biên chế từ 2,1 giáo viên/lớp lên 2,25 giáo viên/lớp đã làm tăng số lượng giáo viên của các trường. Việc thay đổi định mức lao động: từ 18 tiết/tuần/giáo viên xuống còn 17 tiết/tuần/ giáo viên làm ảnh hưởng tới số lượng đội ngũ giáo viên từ đó tác động tới việc thay đổi cơ cấu tổ chuyên môn trong nhà trường.

Các yếu tố về quản lý: cơ chế quản lý, phân cấp quản lý... cũng có ảnh hưởng tới quan hệ quản lý tổ chuyên môn của các trường THPT.

* Yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông.

Việc đổi mới giáo dục THPT hiện nay bao gồm đổi mới từ mục tiêu, nội dung, chương trình và sách giáo khoa, phương pháp, phương tiện, kiểm tra đánh giá...Có thêm một số môn học mới, thời lượng học tập của các môn học trong kế hoạch dạy học - giáo dục có sự thay đổi đã làm ảnh hưởng tới đội ngũ TTCM về cơ cấu, số lượng, chất lượng đội ngũ.

1.8.2. Các yếu tố khách quan: yếu tố về kinh tế - văn hoá - xã hội

Điều kiện văn hóa (trình độ dân trí, phong tục tập quán, truyền thống hiếu hoc...), điều kiện xã hội (thành thị - nông thôn...), điều kiện kinh tế (các nhà cung cấp, thu nhập dân cư...), điều kiện tự nhiên (miền núi, đồng bằng), tiến bộ khoa học công nghệ (công nghệ thông tin, công nghệ dạy học...), điều kiện quốc tế (hội nhập toàn cầu hóa, kinh tế tri thức...), chủ trương chính sách quản lý giáo dục các cấp, mối quan hệ giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, môi trường xã hội và gia đình học sinh, điều kiện cơ sở vật chất.

Các yếu tố về kinh tế xã hội ảnh hưởng tới việc phát triển đội ngũ TTCM, đó là: tổng sản phẩm quốc nội GDP, chỉ số phát triển con người HDI, dân số và độ tuổi đến trường.

Kết luận chƣơng 1

Trong chương này, những nội dung cơ bản và chủ yếu của các khái niệm liên quan đến công tác quản lý đã được phân tích, hệ thống hóa. Quản lý nói chung và quản lý nhà trường nói riêng, đặc biệt là nhà trường THPT đòi hỏi người làm công tác quản lý phải nắm thật vững những vấn đề cơ bản về khoa học quản lý. Đó là các khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường THPT, các quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT.

Tổ CM là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THPT. Hoạt động của tổ CM góp phần quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Vì vậy, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là yêu cầu tất yếu và là một trong những nội dung quản lý quan trọng trong quản lý trường học.

Quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn và các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn cũng đã được nêu ra trong phần cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Đây là những vấn đề rất cơ bản, điều kiện cần thiết để Hiệu trưởng vận hành các quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT đảm bảo đúng bản chất vốn có của nó. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp để vận hành các quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT trên địa bàn huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ngày một phát triển đáp ứng được những yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUAN HỆ QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

HUYỆN CÁT HẢI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1. Khái quát về sự nghiệp giáo dục của huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng Phòng

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Huyện đảo Cát Hải có vị trí chiến lược quan trọng của thành phố Hải Phòng và của vùng Đông Bắc Tổ quốc. Trải suốt chiều dài lịch sử dân tộc, các thế hệ người dân huyện đảo đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Diện tích tự nhiên của huyện là 345km2, bao gồm hai đảo lớn: Cát Hải diện tích xấp xỉ 40km2

và Cát Bà hơn 300 km2. Huyện Cát Hải nằm ở phía Bắc giáp huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) qua dòng sông Phượng; phía Tây giáp đảo Đình Vũ, phía Đông và Nam là vịnh Bắc Bộ. Dân số là 29.899 người (tính đến tháng 6/2010), gồm 12 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn Cát Bà, Cát Hải và 10 xã.

2.1.2. Vài nét kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng

Trong những năm qua, kinh tế huyện Cát Hải luôn giữ vững ổn định, mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

* Về kinh tế: một số lĩnh vực sản xuất đạt và vƣợt chỉ tiêu

- Sản xuất thuỷ sản: Giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 505.950 triệu đồng, bằng 92% kế hoạch, tăng 14% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đạt 9.010 tấn

UBND huyện tiếp tục chỉ đạo tích cực công tác quy hoạch nuôi trồng thủy sản theo Quyết định 1572/QĐ-UBND ngày 27/9/2010 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển nuôi trồng hải sản trên vùng biển Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và

công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên các vịnh. Hiện tại, qua khảo sát, thống kê trên địa bàn huyện có 577 bè, 8.769 ô lồng, 2.277 giàn bè, 169 bãi nuôi tu hài được phân bố ở các vụng vịnh ( giảm 11 bè, 128 ô lồng, 92 giàn ). UBND huyện tiếp tục chỉ đạo triển khai dự án “Mô hình cụm lồng bè thủy sản an toàn, thân thiện với môi trường khu vực vịnh Bến Bèo”. Tổ chức tuyên truyền cộng đồng và tập huấn kỹ thuật áp dụng nuôi cá theo công nghệ thân thiện với môi trường. Lắp đặt thử nghiệm 04 mô hình nhà vệ sinh bằng vật liệu composite; triển khai 05 mô hình nuôi cá lồng bè bằng thức ăn công nghiệp. Kết hợp Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) tổ chức tập huấn và điều tra quan trắc kinh tế và xã hội tại xã Trân Châu phục vụ công tác quản lý bảo tồn biển. Tổ chức tiếp nhận dự án “Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng thích ứng biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển Việt Nam”; chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn biển cho cộng đồng dân cư khu vực Cát Bà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 59.240 triệu

đồng, bằng 97 % kế hoạch, tăng 14% so với cùng kỳ.

- Du lịch:

Năm 2012, du lịch Cát Bà phát triển tương đối ổn định, tuy tổng số lượng khách du lịch đến Cát Bà không đạt kế hoạch song vẫn tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2011. Tổng khách du lịch đến Cát Bà đạt 1.335.000 lượt khách, bằng 99% kế hoạch, tăng 11% so với cùng kỳ (trong đó khách quốc tế đạt 274.000 lượt khách). Tổng doanh thu từ du lịch đạt 590,7 tỷ đồng.

*Về văn hoá - xã hội

- Công tác giáo dục - đào tạo

Chất lượng các mặt giáo dục được giữ vững; chất lượng giáo dục toàn diện được bảo đảm; quy mô trường, lớp được giữ vững ổn định về số lượng;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cát hải thành phố hải phòng (Trang 34)