Khái quát thực trạng giáo dục huyện CátHải thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cát hải thành phố hải phòng (Trang 44)

2.1.3.1.Tình hình chung

* Về mạng lưới trường lớp

Năm học 2012 - 2013 huyện Cát Hải có 41 trường. Trong đó có: 13 trường mầm non, 04 trường tiểu học, 10 trường tiểu học và trung học cơ sở; 02 trường THCS; 02 trường THPT, 01 trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu người học.

* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:

Năm học 2012 - 2013 huyện Cát Hải có 759 cán bộ, giáo viên, nhân viên các cấp học. Trong đó: 65 cán bộ quản lý, 520 giáo viên, 174 nhân viên.

Theo quy định hiện hành của Luật giáo dục, đội ngũ cán bộ giáo viên các cấp học trên địa bàn huyện hầu hết đạt chuẩn trình độ đào tạo, số giáo viên trên chuẩn chưa nhiều và chất lượng chưa tương xứng với trình độ đào tạo.

2.1.3.2. Giáo dục trung học phổ thông

*Về quy mô trường lớp:

Năm học 2010 - 2013 toàn huyện Cát Hải có 02 trường THPT công lập với 87 lớp, 3.079 học sinh.

Bảng 2.1. Bảng thống kê phát triển trƣờng lớp, học sinh năm 2010 – 2013 Năm học Tổng số lớp Tổng số HS Số lớp và số HS theo khối Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS 2010 -2011 30 1.127 10 386 10 318 10 415 2011-2012 29 989 10 329 11 359 08 301 2012-2013 28 960 10 291 08 315 10 354

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2010 – 2013 Trường THPT Cát Bà, Cát Hải)

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Năm học 2010 - 2011 Năm học 2011 -2012 Năm học 2012 - 2013 Học sinh khối 10 Học sinhkhối 11 Học sinhkhối 12

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ biểu diễn qui mô phát triển trƣờng lớp, học sinh năm 2010-2013

Nhìn vào bảng thống kê, biểu đồ qui mô phát triển trường lớp, HS của Trường trung học phổ thông huyện Cát Hải trong 03 năm học ( từ năm 2010 – 2013 ) cơ bản vẫn duy trì ổn định về sĩ số, không có sự tăng hay giảm quá lớn( số lượng học sinh và số lớp giảm do nhiều nguyên nhân trong đó chỉ tiêu

tuyển sinh có thay đổi trong 3 năm gần đây: chỉ tiêu được giao tuyển sinh đầu vào giảm); về cơ cấu lớp là tương đối ổn định.

* Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên:

Cán bộ quản lý:

Năm học 2012 - 2013 có 05 cán bộ quản lý; 100% đạt chuẩn trình độ đào tạo; trong đó có 02 thạc sỹ(40%), 100% được bồi dưỡng về kiến thức quản lý trường học, 02 cán bộ (40%) có trình độ trung cấp lý luận chính trị, 01 cán bộ đang theo học. 100% Hiệu trưởng đạt chuẩn theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.

Giáo viên:

Năm học 2012 - 2013 huyện Cát Hải có 75 giáo viên( trong đó: 100% đạt chuẩn; 05(6,6%) trên chuẩn; 90% có trình độ tin học A trở lên. Giáo viên trung học phổ thông cơ bản đã đủ về lượng( tỷ lệ giáo viên/ lớp là 2,25), hiện tại chỉ còn thiếu giáo viên Tin học. Các nhà trường đang thực hiện đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; chất lượng đội ngũ tiếp tục được nâng cao đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

2.2. Thực trạng hoạt động của tổ CM trƣờng THPT

2.2.1. Thực trạng đội ngũ CBQL trường ở các trường THPT huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng thành phố Hải Phòng

*Ban giám hiệu:

-Tổng số cán bộ quản lý: 05, trong đó

Nữ: 04 Đảng viên: 05

Bảng 2.2. Bảng thống kê về thâm niên công tác của CBQL

Dưới 5 năm Từ 5 đến 15 năm Trên 15 năm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 01 20% 02 40% 02 40%

(Nguồn: Báo cáo công tác nhân sự trường THPT Cát Bà, Cát Hải năm 2013)

Dưới 5 năm Từ 5 đến 15 năm

Trên 15 năm

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ thâm niên của CBQL

Nhận xét:

CBQL có thâm niên công tác lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy, nhiệt tình trong công tác. Tuy đã được đào tạo về công tác quản lý nhưng chưa thực sự bài bản vì vậy trong công tác quản lý điều hành còn nhiều thiếu sót, chưa khoa học.

2.2.2. Thực trạng đội ngũ TTCM ở các trường THPT huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng phố Hải Phòng

- Về cơ cấu tổ: Số lượng các tổ chuyên môn được chia ra làm 3 tổ chủ yếu theo các bộ môn như sau: Tổ tự nhiên (gồm Toán - Tin - Lý - Công nghệ, Tổ Hóa - Sinh - thể dục - giáo dục quốc phòng); Tổ Xã hội (Sử - Địa - giáo dục công dân -

ngoại ngữ)

- Về cơ cấu đội ngũ TTCM theo độ tuổi và thâm niên công tác:

Bảng 2.3. Cơ cấu TTCM theo độ tuổi và thâm niên công tác

Trường Dưới 30 tuổi 30 - 39 tuổi 40 - 50 tuổi Trên 50 tuổi THPT

CÁT BÀ 0 0 03 100% 0 0 0

THPT

CÁT HẢI 0 0 04 100% 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo về nhân sự trường THPT Cát Bà, Cát Hải)

- Về trình độ chính trị: Có 3/7 TTCM là Đảng viên. Chưa có TTCM nào được học qua các lớp bồi dưỡng về chính trị từ sơ cấp trở lên.

- Về trình độ chuyên môn của các TTCM:

+ Có trình độ đào tạo Đại học: 07; Thạc sỹ: 0

+ Chỉ có 01 TTCM đang tham gia học quản lý giáo dục. Các TTCM chưa có khóa học chính thức nào để được bồi dưỡng về các kỹ năng quản lý tổ chuyên môn.

Nhận xét: Các TTCM tuổi đời còn trẻ vì vậy có thâm niên công tác và

kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy chưa nhiều, t u y n h i ê n h ọ là bộ phận nòng cốt về chuyên môn của nhà trường, biết điều hành tổ, nhiệt tình trong công tác; nhưng do chưa được đào tạo bài bản về công tác quản lý tổ chuyên môn nên việc lập kế hoạch và triển khai kế hoạch vẫn còn chưa khoa học.

2.2.3. Thực trạng đội ngũ GV các tổ CM của các trường THPT huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng Hải thành phố Hải Phòng

Bảng 2.4. Bảng thống kê về thâm niên công tác của giáo viên

Dưới 5 năm Từ 5 đến 15 năm Trên 15 năm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 09 12,0% 47 62,7% 19 25,3%

(Nguồn: Báo cáo công tác nhân sự trường THPT Cát Bà, Cát Hải năm 2013)

Dưới 5 năm Từ 5 đến 15 năm

Trên 15 năm

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ thâm niên của giáo viên - Về chất lƣợng đội ngũ giáo viên:

Bảng 2.5. Bảng thống kê chất lƣợng đội ngũ GV năm 2010 – 2013

TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN TRÌNH ĐỘ TAY NGHỀ DANH HIỆU THI ĐUA Thạc sỹ Đại học GV giỏi Thành phố GV giỏi trường Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở Lao động tiên tiến SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 01 1,3 75 100 40 53,3 30 26,7 05 6,7 56 74,7

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Trình độ chuyên môn Trình độ tay nghề Danh hiệu thi đua Thạc sỹ Đại học GV giỏi thành phố Gv giỏi cấp trƣờng Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở Lao động tiên tiến

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ về trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề của GV

Nhận xét:

Trong biểu đồ về tỉ lệ về thâm niên của GV cho thấy đa số GV trong các trường có thâm niên công tác từ 5-15 năm( chiếm 62.7%). Số GV mới vào nghề nhiều và số GV có tuổi nghề trên 15 năm tương đối ít. Trong những năm gần đây đội ngũ GV trường THPT trên địa bàn huyện Cát Hải không chỉ tăng nhanh về số lượng mà chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của GV bước đầu được khẳng định với 100% đạt chuẩn. Tổng số GV là 75 đồng chí, trong đó có 01 thạc sỹ, nhiều GV trẻ giàu nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người của huyện đảo nơi đầu sóng ngọn gió đang được nhà trường khuyến khích, tạo điều kiện đi học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, nhà trường cũng không gặp ít những khó khăn đó là trường ở đảo xa đất liền, điều kiện kinh tế, đi lại gặp nhiều khó khăn vì vậy việc tham gia học tập để nâng chuẩn còn là vấn đề phải bàn. Các đồng chí giáo viên phần lớn từ đất liền ra đảo công tác, tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ vì vậy kinh nghiệm giảng dạy còn phải học hỏi nhiều. Số GV dày dạn kinh nghiệm không nhiều, do đó đội ngũ GV

có trình độ tay nghề tương đối đồng đều, chứ chưa có nhiều GV vượt trội. Do đặc thù nghề nghiệp, nhiều GV nữ trong độ tuổi sinh đẻ cho nên thường xuyên phải dạy thay, dạy thế; điều này cũng có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

2.2.4. Thực trạng chất lượng dạy học của các trường THPT huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng thành phố Hải Phòng

* Chất lượng giáo dục:

Bảng 2.6. Bảng thống kê về kết quả 2 mặt giáo dục 2010 - 2013 của Trƣờng THPT Cát Bà, Cát Hải

NĂM HỌC

HẠNH KIỂM HỌC LỰC

TỐT KHÁ TB YẾU GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM

2010-2011 (Số lượng: 1127 /Tỉ lệ %) 740 284 89 14 13 369 591 149 04 65.7 25.2 7.9 1.2 1.2 32.7 52.4 13.2 0.4 2011-2012 (Số lượng: 989 /Tỉ lệ %) 661 271 56 01 24 397 464 103 01 66.8 27.4 5.7 0.1 2.4 40.1 47.0 10.4 0.1 2012-2013 (Sốlượng:960 /Tỉ lệ %) 700 216 44 0 44 418 439 58 01 72.9 22.5 4.6 0 4.6 43.5 45.7 6.0 0.1

2.3. Thực trạng quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động tổ CM ở các trƣờng THPT huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng trƣờng THPT huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng

2.3.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn

Kế hoạch của tổ chuyên môn là cơ sở để Hiệu trưởng điều hành và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sư phạm, trực tiếp quản lý lao động. Khi dùng phiếu hỏi TTCM và GV về công tác lập kế hoạch, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Nhận thức của CBQL và GV về công tác lập kế hoạch

ST T

Công tác xây dựng kế họach Mức độ nhận thức(%) Tốt Khá TB Yếu

1

Kế hoạch TCM có mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, chi tiết; biện pháp thực hiện và chương trình hành động phù hợp, đáp ứng mục tiêu của đơn vị.

30.1 49.4 20.5

2

Kế hoạch TCM được các thành viên TCM thảo luận và thống nhất trước khi trở thành văn bản chính thức

10.3 71.3 18.4

3 TTCM hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá

nhân . 25.8 23.7 50.5

4

Kế hoạch cá nhân của GV bộ môn có mục tiêu, phương hướng, biện pháp thực hiện hoạt động dạy học cụ thể, rõ ràng và khả thi.

30.4 12.7 56.9

5 Tổ trưởng CM phê duyệt kế hoạch cá nhân

của tổ viên. 12.5 35.6 51.9

Qua các ý kiến đánh giá trên cho thấy công tác xây dựng kế hoạch cá nhân của GV còn nhiều hạn chế do việc chỉ đạo, hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân của TTCM chưa được tổ chức thực hiện nghiêm túc. Công tác phê duyệt kế hoạch cá nhân GV cũng chưa được TTCM thực hiện đúng theo quy định(ý kiến 12.5% khá, 35.5% TB, 51.9% yếu ).

2.2.2. Thực trạng hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn

Khi khảo sát về thực trạng hoạt động chuyên môn của các TCM trường, kết quả thu được như sau :

Bảng 2.8. Thực trạng trạng hoạt động chuyên môn của các TCM

STT Nội dung hoạt động chuyên môn Mức độ(%)

Tốt Khá TB Yếu 1 Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học

theo phân phối chương trình. 36.3 40.2 23.5

2 Tổ chức thực hiện đổi mới PPDH 15.7 25.8 58.5 3 Tổ chức kiểm tra đánh giá các họat

động giảng dạy của GV. 10.1 29.7 60.2 4 Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ cho GV. 30.7 40.5 28.8 5 Tổ chức kiểm tra đánh giá các họat

động học tập của HS. 37.1 45.8 17.1 6 Tổ chức các họat động ngọai khóa cho

HS 19.6 38.5 41.9

7

Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động phong trào chuyên môn.

19.5 38.1 42.4

Các hoạt động chuyên môn như: tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học theo phân phối chương trình của Bộ; tổ chức kiểm tra đánh giá các họat động giảng dạy của GV; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xây dựng và tổ chức thực hiện các họat động phong trào chuyên môn, đều đạt yêu cầu ( không có ý kiến đánh giá yếu ), tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao. Riêng họat động tổ chức kiểm tra đánh giá các họat động học tập của HS được thực hiện khá tốt( ý kiến : 37.1% tốt; 45.8% khá; 17.1% TB).

Các hoạt động: bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV có 28.8% đánh giá yếu; tổ chức đổi mới PPDH có 58.5% ý kiến đánh giá yếu, tổ chức các họat động ngoại khóa cho HS có 41.9% ý kiến đánh giá yếu. Qua trao đổi tìm hiểu nguyên nhân, được biết TTCM chưa thật sự quan tâm giúp đỡ tổ

viên, sinh hoạt TCM còn mang tính hình thức, chưa có chiều sâu; phần lớn giáo viên thường ngại trao đổi những vấn đề mới, khó; GV trong tổ CM dạy nhiều tiết nên đối với công tác bồi dưỡng tay nghề cho GV khó sắp xếp, phần lớn GV tự bồi dưỡng là chính; việc dự giờ đồng nghiệp rất ít; do đối tượng học sinh ở vùng sâu vùng xa chất lượng đầu vào thấp, chưa có ý thức và khả năng tự tìm tòi nghiên cứu, chương trình còn nặng nên hầu như GV chỉ chú trọng việc thực hiện chương trình do đó việc đổi mới PPDH còn hạn chế, điều kiện nguồn lực và khả năng huy động xã hội hóa giáo dục chưa đạt hiệu quả vì vậy hoạt động ngoại khóa còn nhiều khó khăn.

2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn của TCM

Khi tìm hiểu, khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động TCM ở trường THPT kết quả thu được như sau :

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý hoạt động TCM của Hiệu trƣởng

STT Nội dung quản lý của Hiệu trưởng Mức độ(%) Tốt Khá TB Yếu 1 Chỉ đạo TTCM : xây dựng kế hoạch TCM và

hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân. 24.2 37.4 38.4 2 Quản lý việc xây dựng kế hoạch của TCM và

của GV. 8.3 20.1 25.3 46.3

3 Quản lý hoạt động dạy học của TCM. 17.5 28.9 53.6 4 Quản lý việc sử dụng CSVC và thiết bị, đồ

dùng dạy học của TCM. 19.4 29.3 51.3

5 Kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của

TCM. 4.7 18.5 41.4 35.4

6 Quản lý công tác hành chính của TCM. 27.7 29.2 43.1 Công tác quản lý TTCM xây dựng kế hoạch TCM được Hiệu trưởng quan tâm triển khai thực hiện, có trên 50% ý kiến đánh giá khá, tốt. Tuy nhiên công tác quản lý việc xây dựng kế hoạch của TCM và kế hoạch cá nhân của

GV chưa được Hiệu trưởng tổ chức thực hiện tốt, kết quả đánh giá 8.3% tốt, 20.1% khá, 25.3% TB, 46.3% yếu, như vậy công tác này Hiệu trưởng quản lý còn yếu. Qua tìm hiểu thực tế, Hiệu trưởng chỉ chú trọng việc xây dựng kế hoạch TCM, việc quản lý GV xây dựng kế hoạch cá nhân còn khá lỏng lẻo, giao phó hoàn toàn cho tổ trưởng; Tổ trưởng chuyên môn chưa chú ý quan tâm hướng dẫn, theo dõi, giám sát việc thực hiện của GV một cách chu đáo; việc kiểm tra, nhắc nhở chưa được tổ chức thực hiện thường xuyên, vì thế GV còn xem nhẹ và còn mang tính đối phó nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cá nhân của mình.

Quản lý họat động dạy học là một trong những trọng tâm của công tác quản lý hoạt động TCM. Qua khảo sát việc quản lý hoạt động dạy học của TCM, các ý kiến đánh giá đều đạt từ trung bình trở lên, trong đó 17.5% tốt, 28.9% khá, 53.6% TB. Như vậy công tác này được quản lý khá chặt chẽ, tuy nhiên kết quả đánh giá trung bình chiếm một tỉ lệ khá cao, mức độ tốt tương đối thấp.

Về công tác quản lý việc sử dụng CSVC và thiết bị, đồ dùng dạy học của TCM có 51.3% ý kiến đánh giá yếu. Hiện nay các trường THPT đều được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cát hải thành phố hải phòng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)