Phân loại tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cát hải thành phố hải phòng (Trang 26)

Theo quy định của Điều lệ trường trung học, trong nhà trường trung học tổ chuyên môn được thành lập theo tổ bộ môn (gồm những giáo viên có cùng bộ môn đào tạo).

Tổ chuyên môn trong các nhà trường được kiện toàn sau mỗi năm học. Căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường mà Hiệu trưởng quyết định thành lập tổ chuyên môn cho phù hợp. Có những tổ chuyên môn gồm 2 hoặc 3 nhóm chuyên môn sinh hoạt với nội dung giảng dạy khác nhau (như Sinh – công nghệ, Thể dục – quốc phòng.... ) có những tổ chuyên môn chỉ hoạt động dạy trên một chuyên môn duy nhất. Đặc điểm nổi bật của tổ chuyên môn trong các

nhà trường THPT là hầu hết các thành viên trong tổ đều được đào tạo ở trình độ chuyên môn có bằng cấp đạt chuẩn theo quy định, tuy tay nghề và thâm niên công tác có thể khác nhau. Song tất cả các thành viên trong tổ chuyên môn đều có thể hoạt động chuyên môn trên cùng đối tượng, nội dung chương trình như nhau.

Như vậy trong thực tế hiện nay ở một số trường THPT việc biên chế tổ chuyên môn theo hai mô hình chính sau đây:

- Tổ đơn môn: là tổ chuyên môn mà tất cả các giáo viên của tổ đều dạy một môn học và tên gọi của tổ và tên môn học đó, ví dụ tổ Toán, tổ Văn...

- Tổ đa môn (còn gọi là tổ ghép môn): giáo viên của tổ là những người dạy các môn học khác nhau tuỳ theo số lượng giáo viên mỗi môn, hoặc kết hợp với tính chất gần nhau của các môn học mà có số lượng môn ghép là khác nhau. Ví dụ: tổ Hóa - Sinh - Thể dục; tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân...,có thể gọi tên tổ theo đặc trưng môn học:

+ Tổ tự nhiên: (gồm những giáo viên bộ môn: Toán, lý, hóa, sinh, công nghệ, thể dục, tin học...).

+ Tổ xã hội: (gồm những giáo viên bộ môn: Văn, sử, địa, ngoại ngữ, giáo dục công dân...).

Ở một số trường THPT do số lượng giáo viên cùng chuyên môn ít nên việc thành lập tổ chuyên môn phần lớn là tổ ghép. Việc thành lập tổ ghép như vậy ảnh hưởng tới việc sinh hoạt chuyên môn. Thông thường tổ chuyên môn sinh hoạt là buổi học tập trao đổi thảo luận hoặc làm sáng tỏ một vấn đề khó, mới trong hoạt động chuyên môn giữa các thành viên trong tổ để tìm ra con đường, cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề, tuy nhiên việc các thành viên trong tổ không cùng chuyên môn thì chất lượng và hiệu quả của buổi sinh hoạt chuyên môn không cao như mong đợi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cát hải thành phố hải phòng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)