Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng kế toán quản trị vào các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn các tỉnh Việt Nam (Trang 71)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.5.4.Phân tích hồi quy

Sau khi phân tích EFA, mô hình được giải thuyết như sau:

H1: Nếu sản phẩm, dịch vụ của Agribank tốt thì năng lực cạnh tranh càng cao. H2: Nếu năng lực tài chính của Agribank tốt thì năng lực cạnh tranh càng cao. H3:Nếu thương hiệuuy tín thì làm tăng năng lực cạnh tranh của Agribank. H4: Nếu nhân viên Agribank có tác phong chuyên nghiệp, hiểu nghiệp vụ và giao tiếp với khách hàng tốt thì năng lực cạnh tranh càng cao.

H5: Nếu công nghệ cao thì năng lực cạnh tranh của Agribank càng cao.

H6: Nếu năng lực marketing của Agribank tốt thì năng lực cạnh tranh càng cao.

Sử dụng phương pháp đưa các biến vào cùng một lúc để phân tích, kết quả hồi quy thu được như sau:

Bảng 2.9: Hệ số xác định R-Square và Anova

Model Summaryb

a. Predictors: (Constant), Nguồn nhân lực, Năng lực tài chính, Thương hiệu, Công nghệ, Marketing, Sản phẩm dịch vụ .

b. Dependent Variable: Năng lực cạnh tranh tổng thể .

Hệ số xác định được điều chỉnh Adjusted R Square là 0,619 chứng tỏ mô hình có sự phù hợp đến 61,9%. Hệ số Durbin- Watson trong khoản từ 1 đến 3 nên mô hình không tự tương quan. Kết quả cho thấy, các hệ số B đều khác 0 (signhỏ hơn 0,05) chứng tỏ các thành phần đều đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Như vậy, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được chấp nhận và chưa có cơ sở để bác bỏ những giả thuyết này. Từ kết quả phân tích trên, ta có phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau:

NLCT = 0,197*NLTC + 0,182*TH + 0,247*SPDV + 0,185*MAR +0,20*NNL + 0,23*CN

ANOVAa

Model Squares Sum of df Square Mean F Sig. 1.Regression 31.114 6 5.186 51.304 .000b

Residual 18.194 180 .101

Total 49.308 186

a. Dependent Variable: Năng lực cạnh tranh tổng thể

b. Predictors: (Constant), Nguồn nhân lực, Năng lực tài chính, Thương hiệu, Công nghệ, Marketing, Sản phẩm dịch vụ

a. Dependent Variable: Năng lực cạnh tranh tổng thể của Agribank

Từ phương trình hồi quy, có thể thấy năng lực cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ là yếu tố có tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của Agribank (hệ số B = 0,247). Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu chất lượng sản phẩm dịch vụ tăng lên 1 thì năng lực cạnh tranh tổng thể tăng lên 24,7%. Các yếu tố khác như: năng lực công nghệ ảnh hưởng 0,230; nguồn nhân lực ảnh hưởng 0,20; thương hiệu ảnh hưởng 0,182; năng lực tài chính ảnh hưởng 0,197; năng lực marketing ảnh hưởng 0,185; năng lực thương hiệu ảnh hưởng 0,182. Mô hình hồi quy đã thể hiện yếu tố làm cho năng lực cạnh tranh ảnh hưởng nhiều nhất là năng lực cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ. Điều này cũng đúng trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế được dự báo còn nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là hoạt động ngân hàng. Tình hình tài chính của tất cả các ngân hàng đều gặp khó khăn do phải xử lý nợ xấu, tại nhiều thời điểm nhiều ngân hàng gặp khó khăn về vốn, thanh khoản và mở rộng tín dụng, cùng với việc tháo bỏ rào cản khi gia nhập WTO để cải thiện tài chính hầu hết các ngân hàng đều tập trung vào phát triển dịch vụ dẫn đến môi trường cạnh tranh giành giật thị trường dịch vụ càng trở nên gay gắt và khốc liệu hơn. Với cơ sở khách hàng lớn nhất trong các NHTM và đang tiếp tục chiếm lĩnh thị trường, nắm giữ vai trò chủ lực tại khu vực nông thôn, Agribank cần phải đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, tiện ích và các kênh phân

Bảng 2.10: Hệ số hồi quy của phương trình

Coefficientsa

Model

Unstandardized

Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1.(Constant) .267 .173 1.540 .125 Năng lực tài chính .138 .034 .197 4.078 .000 .883 1.133 Thương hiệu .135 .039 .182 3.483 .001 .750 1.332 Sản phẩm dịch vụ .190 .046 .247 4.167 .000 .581 1.720 Marketing .132 .040 .185 3.332 .001 .668 1.497 Công nghệ .155 .040 .200 3.905 .000 .779 1.284 Nhân lực .151 .034 .230 4.382 .000 .745 1.343

phối SPDV song song với việc làm tốt nhất chất lượng SPDV hiện có kết hợp với đổi mới cách thức bán hàng với mục tiêu bán được nhiều SPDV nhất để cải thiện được tình hình hiện tại. Hơn nữa việc tự do hóa cơ chế quản lý, thì công nghệ là phương tiện giúp các ngân hàng có thể đánh bại các đối thủ cạnh tranh. Công nghệ thông tin được xem như một xu hướng chính trong hoạt động ngân hàng hiện đại, các giải pháp kỹ thuật công nghệ là yếu tố giúp các ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần bằng các thiết bị giao dịch tự động, tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại; đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tăng vòng quay tiền tệ. Theo đó khách hàng có khả năng nhận được những sản phẩm dịch vụ tiện ích phù hợp với nhu cầu của mình. Đối với các ngân hàng, ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng tạo ra những cơ hội giảm thiểu giấy tờ và nhân sự...Có thể nói công nghệ ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh và tăng khả năng chiếm thị phần của các ngân hàng. Bên cạnh đó con người là chủ thể sáng tạo, là nguồn lực chủ yếu và là yếu tố quyết định sự phát triển ngân hàng ổn định và bền vững, tạo ra những đột phá mới trong sự phát triển của hệ thống. Yếu tố con người là then chốt, quyết định đến sự thành công của quá trình xây dựng ngân hàng hiện đại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, bên cạnh việc giới thiệu sơ lược về Agribank, luận văn đã tiến hành mô tả về Agribnak và năng lực cạnh tranh của Agribank trong giai đoạn từ 2008- 2012. Đồng thời tác giả cũng đã tiến hành đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank bằng các phương pháp:

Thứ nhất, thống kê so sánh những yếu tố cạnh tranh giữa Agribank và các đối thủ cạnh tranh VCB, Vietinbank, BIDV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank theo mô hình CAMEL. Thứ ba, vận dụng ma trận SWOT đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank. Đồng thời tiến hành điều tra mẫu và phân tích các nhân tố khám phá EFA để xem xét mối quan hệ giữa NLCT của Agribank với các yếu tố khác. Qua đó tác giả đã nhìn nhận ra các vấn đề ưu, nhược của Agribank và hình thành các ý tưởng cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng kế toán quản trị vào các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn các tỉnh Việt Nam (Trang 71)