Mô hình CAMEL

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng kế toán quản trị vào các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn các tỉnh Việt Nam (Trang 27)

6. Kết cấu của đề tài

1.3.3. Mô hình CAMEL

Hệ thống đánh giá CAMEL do Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ (National Credit Union Administration - NCUA) xây dựng, song không chỉ có Hoa Kỳ mà còn có nhiều nước trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam. Phân tích theo chỉ tiêu CAMEL dựa trên 5 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của mộtngân hàng, đó là: Qui mô vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, và Thanh khoản.

Qui mô vốn (Capital adequacy): Qui mô vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đây là yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một ngân hàng nếu có mức vốn tự có càng lớn thì khả năng chịu đựng rủi ro càng cao, phạm vi hoạt động càng rộng. Qui mô vốn lớn được coi là tiền đề quyết định việc nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng và để phát triển thị trường thực hiện chiến lược cạnh tranh của NHTM. Qui mô vốn còn được xem xét trên chỉ tiêu hệ số an toàn vốn và được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.

CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%

Qua hệ số này có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được hệ số này tức là nó đã tự tạo ra

một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.

Chất lượng tài sản có (Assetsquality): Chỉ tiêu này nhằm mục đích phân tích chất lượng tài sản có bằng cách thẩm định định tính và định lượng đối với các khoản cho vay và mức độ rủi ro đầu tư khác nhau của ngân hàng. Việc đánh giá chất lượng tài sản có của ngân hàng là đánh giá tính vững mạnh, lành mạnh về mặt tài chính của ngân hàng. Đây là yếu tố quan trọng vì sự thất bại của hầu hết các ngân hàngthường bắt nguồn từ sự yếu kém của chất lượng tài sản có và các khoản cho vay. Do đó, khi phân tích cần xem xét xu hướng tăng/giảm hoạt động cho vay của ngân hàng, chất lượng danh mục các khoản cho vay, phân loại các khoản cho vay và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Để phân tích chất lượng tài sản có, thường sử dụng các chỉ tiêu tài chính sau: Nợ quá hạn/Tổng dư nợ; Nợ quá hạn/Tổng dư nợ đến hạn.

Năng lực quản lý (Management cacity ): Đây là yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, qua đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng để đánh giá chỉ tiêu này người ta thường xem xét ở những khía cạnh sau: Năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp quản lý và điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý; Kết quả hoạt động kinh doanh của ban điều hành trong nhiệm kỳ vừa quacủa ban điều hành đó; Các chính sách liên quan đến tuyển dụng và sử dụng cán bộchính sách luân chuyển cán bộ trong nội bộ ngân hàng và giữa các chi nhánh; Các chương trình đào tạo và huấn luyện; Xác định mục tiêu kinh doanh và chiến lược của ngân hàng bao gồm các chiến lược về danh mục cho vay, về nguồn vốn, về tài chính và sản phẩm; Khả năng ứng phó của cơ chế điều hành trước diễn biến của thị trường.

Khả năng sinh lời (Earing): Khả năng sinh lời là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của một NHTM. Đây là dấu hiệu chi tiết nhất về khả năng cạnh tranh của ngân hàng.Thu nhập cao tạo điều kiện cho ngân hàng đầu tư vào sản phẩm và công nghệ mới; tạo lợi nhuận cho cổ đông; trang trải các rủi ro mà không làm suy yếu vốn.Tuy vốn nhiều hơn sẽ bảo vệ ngân hàng khi xảy ra khủng hoảng, nhưng thu nhập

ít thì cũng là rào cản cho các hoạt động đầu tư và phát triển; hậu quả là ngân hàng sẽ mất vị thế của mình và có thể sẽ phải đối mặt với khủng hoảng. Để đánh giá lợi nhuận của NHTM, thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE (Return on Equity) ROE = (Lãi ròng sau thuế/Vốn chủ sở hữu)*100%

ROE là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng vốn tự có của ngân hàng. Nó cho biết trong kỳ, một đồng vốn chủ sở hữu mang lại cho bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế ROE đặc trưng cho khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và giải thích làm thế nào vốn của các chủ sở hữu được sử dụng một cách có hiệu quả nhất.ROE còn cho biết số lợi nhuận ròng mà các cổ đông có thể nhận được từ sự đầu tư vốn của mình. Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn của ngân hàng chiểm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn.Vốn kinh doanh vì vậy sẽ chủ yếu là nguồn vốn huy động và như vậy cóthể ảnh hưởng tới mức độ lành mạnh trong kinh doanh ngân hàng.

ROA là công cụ đo lường tính hiệu quả của việc phân phối và quản lý các nguồn lực của ngân hàng, giúp xác định hiệu quả kinh doanh tính trên một đồng tài sản có: cứ một đồng tài sản có đem kinh doanh trong kỳ sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROA càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng càng tốt, cơ cấu tài sản hợp lý, ngân hàng có sự điều chỉnh linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản có trước những biến động của nền kinh tế.Nó khác ROE ở chỗ nó cho biết tỷ lệ lợi nhuận mang lại cho vốn chủ sở hữu và cả chủ nợ, trong khi ROE chỉ cho biết lợi nhuận mang lại cho chủ sở hữu mà thôi.

Lợi nhuận ròng trên tài sản có sinh lời: chỉ số này cho biết chất lượng quản lý và kinh doanh của TCTD có hiệu quả hay không, thông thường phải đạt mức 5% trở lên và càng cao càng tốt.

Khả năng thanh khoản (Liquidity): Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, được tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn vốn. Mức độ thanh khoản được đánh giá theo khả năng thanh toán nhanh chóng các khoản tiền gửi; tần

suất và mức độ sử dụng nguồn vốn đi vay của ngân hàng; năng lực chuyên môn liên quan đến cơ cấu tài sản nợ; mức độ sẵn có của tài sản có có thể chuyển đổi thành tiềnmặt và mức độ tiếp cận với thị trường tiền tệ hoặc những nguồn vốn khác. Mức độ thanh khoản của một ngân hàng phải được đánh giá theo từng giai đoạn và từng thời điểm cụ thể. Các chỉ số dùng để phân tích khả năng thanh toán của NHTM như: Chỉ tiêu 1, Tài sản có có thể thanh toán ngay/Tổng tiền gửi: đây là chỉ số cơ bản dùng để phân tích khả năng thanh khoản, nói lên khả năng ngân hàng trong việc đáp ứng các nhu cầu rút tiền của công chúng.

Chỉ tiêu 2, Tài sản có có thể thanh toán ngay /tổng tiền gửi và các loại kỳ phiếu phải trả: đo lường mức độ đáp ứng đầy đủ về các tài sản có có khả năng thanh khoản của ngân hàng đối với nhu cầu rút tiền và thanh toán cho các quỹ đi vay. Chỉ số này thường phải lớn hơn 30% mới được coi là tốt.

Chỉ tiêu 3, Dư nợ ròng/tổng tiền gửi và các loại kỳ phiếu phải trả.Hệ số này cao cho thấy mức độ sử dụng tiền gửi cao và sử dụng các quỹ đi vay để tài trợ cho các khoản vay cao.Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao sẽ đe dọa trạng thái thanh khoản của ngân hàng.Các ngân hàng thường duy trì chỉ số này ở mức 70% đến 80%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng kế toán quản trị vào các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn các tỉnh Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)