6. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài(EFE)
Sử dụng phương pháp lượng hóa các yếu tố môi trường bên ngoài thông qua chấm điểm quan trọng như đã trình bày tại chương 1, chúng ta sẽ hình dung được khả năng ứng phó của Agribank đối với các thay đổi môi trường qua ma trận EFE.
-Phạm vi khảo sát là: một số chi nhánh NHTM ở TP HCM và Quảng Ngãi. -Thang đo được chia theo phương pháp Likert: mẫu khảo sát 30 người. Mức độ ảnh hưởng tăng dần từ 1 đến 5: 1 điểm: Hoàn toàn không ảnh hưởng; 2 điểm: Không ảnh hưởng; 3 điểm: Trung hòa; 4 điểm: Khá ảnh hưởng; 5 điểm: Rất ảnh hưởng. Phân loại phản ứng: 1: Yếu; 2: Trung bình; 3: Khá; 4: Tốt.
-Tiến hành phân tích các yếu tố môi trường. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia: Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng, phó phòng các chi nhánh NHTM để thu thập ý kiến.
Bảng 2.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
SST Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức độ quan
trọng (a) Phân loại tác động (b) Số điểm quan trọng
1 Chính sách điều tiết của NHNN 0.111 3 0.33
2 Tốc độ tăng trưởng GDP 0.092 2 0.18
3 Chính sách dự phòng rủi ro tín dụng 0.112 3 0.34
4 Những diễn biến phức tạp trên thị trường tiền tệ Việt Nam 0.115 3 0.35
ngân hàng 6
Đang có sự cơ cấu cho vay một cách tích cực từ nhóm các doanh nghiệp lớn sang
nhóm khách hàng SMEs 0.085 2 0.17
7 Nhu cầu sản phẩm dịch vụ ngân hàng 0.101 2 0.20
8 Sự xâm lấn và cạnh tranh của các ngân hàng ngoại, định chế tài chính 0.102 2 0.20
9 Điều kiện tự đổi mới 0.096 2 0.19
10 Sự phát triển của khoa học công nghệ 0.090 3 0.27
Tổng cộng 1.00 2.52
Nguồn : Khảo sát ý kiến chuyên gia và tự tính toán của tác giả
Theo bảng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ta có thể thấy EFE của Agribank đạt giá trị 2.52 cao hơn mức trung bình 2.50 chứng tỏ Agribank có khả năng phản ứng ở mức trung bình khá trước các tác động, biến đổi của môi trường vi mô và vĩ mô, hơn nữa Agribank cũng đang tận dụng tốt những cơ hội đang có và tối thiểu hóa những nguy cơ, thách thức bên ngoài để hoàn thành được những mục tiêu đề ra.