Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng kế toán quản trị vào các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn các tỉnh Việt Nam (Trang 36)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.2. Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua phát triển sản phẩm dịch vụ để chiếm lĩnh thị phần, tăng lợi nhuận. Các sản phẩm dịch vụ này phải được thực hiện thành một chiến lược kiên quyết, triệt để, trên cơ sở xem xét các thế mạnh cũng như điểm yếu của các NHTM trong nước trong tương quan so sánh với NHTM nước ngoài.

Thứ hai, tập trung xử lý nợ xấu. Giải pháp cơ bản để xử lý nợ xấu là thông qua công ty quản lý tài sản. Việt Nam cũng có những công ty quản lý tài sản thuộc các NHTM nhưng tính hiệu quả chưa cao. Giải quyết vấn đề nợ khó đòi của Việt Nam cũng cần được tiến hành song song với chương trình cải cách các doanh nghiệp.

Thứ ba, đẩy mạnh văn hóa kinh doanh trong ngân hàng kết hợp với tăng lương hợp lý cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Văn hóa ngân hàng được thể hiện hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, phong cách làm việc, khả năng giao tiếp với khách hàng và các nội dung khác thuộc về văn hóa trong kinh doanh. Các công việc đó được gắn liền với tinh giảm biên chế trong ngành ngân hàng.

Thứ tư, tạo được sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng là hết sức quan trọng để làm cơ sở cho ngân hàng đưa ra những sản phẩm mới đến với khách hàng, từ đó mở rộng thị phần. Việc phát triển các sản phẩm mới không loại trừ sản phẩm dịch vụ là thế mạnh của NHTM nước ngoài tại nước sở tại nhưng NHTM trong nước có thể tận dụng lợi thế đi trước và sự am hiểu truyền thống, tập quán văn hóa xã hội của quốc gia để phát triển các dịch vụ này như một thế mạnh cạnh tranh.

Thứ năm, nâng cao năng lực quản trị điều hành, tăng cường tổ chức các khóa đào tạo dành riêng cho cán bộ quản lý theo từng cấp, lựa chọn cán bộ quản lý cấp cao đi đào tạo thực tập ở các ngân hàng nước ngoài, đổi mới mô hình tổ chức và quy chế điều hành theo hướng tăng quyền lực quản lý của hội đồng quản trị, nâng cao hơn nữa quyền tự chủ tài chính cho các NHTM của mình.

Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng trong quá trình cải cách, mở cửa, hiện đại hóa đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Việt Nam và Trung Quốc đều là những quốc gia đang phát triển, lực lượng kinh tế, trình độ văn hóa, hệ thống luật pháp còn có những hạn chế so với các nước phát triển; hai nước đều vừa phải trải qua thời kỳ thực hiện kinh tế kế hoạch tập trung, quá trình cải cách thể chế kinh tế theo hướng kinh tế thị trường mới bắt đầu; hai nước đều vừa phải trải qua thời kỳ đóng cửa tương đối về kinh tế, giao lưu kinh tế đối ngoại mới thực sự bắt đầu từ ngày chuyển sang cải cách mở cửa, chưa nhiều kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế về kinh tế… do vậy , những kinh nghiệm của Trung Quốc rất có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này đề tài đã nêu khái quát một số nội dung cơ bản như sau: Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và năng lực cạnh tranh của NHTM nói riêng, những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM.

Thứ hai, các mô hình và ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng bao gồm mô hình CAMEL, Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài(EFE), Ma trận hình ảnh cạnh tranh, Ma trận SWOT...

Thứ ba, luận văn cũng tìm hiểu kinh nghiệm và rút ra bài học về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số NHTM tại Trung Quốc .

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng kế toán quản trị vào các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn các tỉnh Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)