Năng lực tài chính Agribank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng kế toán quản trị vào các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn các tỉnh Việt Nam (Trang 44)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Năng lực tài chính Agribank

Quy mô vốn chủ sở hữu nhằm tăng cường năng lực tài chính phục vụ tốt hơn nhiệm vụ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Tháng 03/2010, Agribank được Chính phủ cấp bổ sung 10.202,11 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ Agribank lên 20.708 tỷ đồng và đến cuối năm 2012 tổng vốn điều lệ đạt 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Hình 2.1: Vốn điều lệ của Agribank từ 2008-2012

Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank qua các năm

Theo biểu đồ trên cho thấy vốn điều lệ của Agribank ngày càng tăng, từ 6.513 tỷ đồng năm 2006 đã nâng lên 29.605 tỷ đồng vào năm 2012, tăng 36,51% so với năm 2011. Việc tăng vốn điều lệ sẽ góp phần gia tăng vốn chủ sở hữu của Agribank. Tính đến nay Agribank vẫn là NHTM có tiềm lực tài chính mạnh nhất so với các NHTM khác trong nước nhưng nếu so với một số NHTM trong khu vực

Đông Nam Á thì mức vốn điều lệ như trên vẫn còn khá nhỏ bé. Với tiềm lực tài chính hùng mạnh của các Ngân hàng nước ngoài thì một khi cam kết của WTO hoàn toàn đựơc áp dụng năng lực cạnh tranh của Agribank sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Hệ số an toàn vốn

Sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn giúp các Ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính. Hệ số an toàn vốn (CAR) của Agribank đã ở mức dưới ngưỡng tối thiểu theo quy định 9% trong nhiều năm cho tới năm 2011. CAR của Agribank lên mức 9,5% vào tháng 3/2012 nhờ vốn Chính phủ, nhưng cũng chỉ mới cao hơn chút đỉnh so với yêu cầu tối thiểu và chưa cao so với các NHTM khác, tỷ lệ này của khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%.

Bảng 2.1:Tỷ lệ CAR của một số NHTM tiêu biểu giai đoạn 2010-2012

NHTM Agribank BIDV Vietinbank VCB EIB TCB ACB

Năm 2010 8,50 9,31 8,02 8,52 17,83 13,12 9,03

Năm 2011 7,90 10,28 10,57 10,00 17,00 11,43 8,90

Năm 2012 9,49 10,28 10,33 14,83 16,38 12,6 11,2

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM từ 2010-2012

Khả năng thanh khoản

Agribank là ngân hàng có khả năng thanh khoản khá tốt,đảm bảo các tỷ lệ an toàn. Số dư để đảm bảo cho dự trữ thanh khoản luôn ở mức 70 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn chi trả theo quy định là 15% nhưng nay là 16%. Bên cạnh đó, trong cơ cấu tiền gửi nếu như trước đây tiền gửi dân cư và DNNVV chỉ chiếm 50%, thì hiện tại, tỷ lệ này là 70%. Nhờ đó, thanh khoản của Agribank trong hai năm qua rất tốt, từ chỗ là ngân hàng thường xuyên phải vay tái cấp vốn từ NHNN đã trở thành đơn vị cung cấp vốn trên thị trường liên ngân hàng.

Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là điều kiện để đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Khả năng sinh lời được được thể hiện qua các chỉ số ROE và ROA.

Bảng 2.2: Tình hình tài chính và hệ số ROE, ROA của Agribank qua các năm

Đơn vị tính: triệu VNĐ Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận 3,319,214 1,829,680 2,568,155 3,554,697 3,255,869 Vốn chủ sở hữu 14,040,072 19,254,557 24,749,029 35,475,011 40,195,914 Tổng tài sản 396,993,075 480,937,045 530,713,255 561,249,619 617,859,001 ROE 27,11% 10,99% 11,67% 11,01% 8.10% ROA 0,92% 0,42% 0,51% 0,71% 0.55%

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ báo cáo thường niên của Agribank từ 2008-2012 Hệ số sinh lời của Agribank trong những năm trước 2009 khá cao, tuy nhiên từ năm 2009 đến nay cả hệ số ROE lẫn ROA đều chưa đạt chuẩn quốc tế do lợi nhuận của Agribank bị giảm sút. Nguyên nhân xuất phát từ sự suy thoái nặng nề của hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đã thu hẹp thị trường xuất khẩu, thị trường vốn và có nhiều tác động đến kinh tế - xã hội nước ta. Đồng thời do có sự tăng mạnh của vốn chủ sỡ hữu nên chỉ số ROE năm 2012 chỉ còn 8.10% giảm 2.1% so với năm 2011.

Về kết cấu thu nhập thuần các hoạt động kinh doanh của Agribank:

Năm 2012, mặc dù dư nợ cho vay và đầu tư của toàn hệ thống tăng trên 8% nhưng thu nhập từ lãi giảm 4.698 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 6,23%; thu nhập lãi thuần đạt 25.035 tỷ đồng, giảm 565 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 2,21% so với năm 2011. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.388 tỷ đồng, tăng 223 tỷ đồng,chiếm 4,7% thu nhập thuần trong các hoạt động kinh doanh của Agribank. Trong khi đó, thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất 84,7%; từ hoạt động dịch vụ chiếm 4,7%; từ hoạt động khác (bao gồm cả thu nợ đã XLRR) là 9,2%.

Hình 2.2: Kết cấu thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribanknăm 2012

Cơ cấu tài sản có

Tài sản có của Agribank bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại TCTD khác; đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh liên kết; cho vay khách hàng; tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình; tài sản Có khác: các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác.

Trong cơ cấu tài sản có tài sản sinh lời luôn chiếm tỷ trọng từ 89% đến 92% trong tổng tài sản có; Tiền mặt và giá trị còn lại cố định thường chiếm từ 2% đến 2,3% tổng tài sản, đây cũng là một trong những lợi thế kinh doanh của Agribank so với các TCTD khác.

Dư nợ cho vay khách hàng đạt 480.608 tỷ đồng, tăng 36.639 tỷ đồng, tốc độ tặng 8% so với năm 2011; tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản có chiếm 79% bằng mức năm 2011.

Cấu trúc tài sản tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 của Agribank tương đối an toàn, tỷ trọng cho vay khách hàng tiền gửi trên tiền gửi khách hàng đã có biên độ dương so với nhiều năm gần đây, giảm thấp khả năng rủi ro thanh khoản, dư nợ cho vay khách hàng trên nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu đảm bảo biên độ ổn định.

Hình 2.3: Tỷ lệ cho vay khách hàng từ năm 2008-2012

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribanknăm 2012 và tính toán của tác giả Tuy nhiên, hiện nay Agribank đang phải đối mặt với những vấn đề phức tạp về nợ xấu. Dư nợ cao nhất hệ thống song nợ xấu của Agribank cũng ở bậc cao nhất trong số các ngân hàng thương mại Nhà nước. Theo số liệu sổ sách thì nợ xấu của Agribank tại thời điểm 31/12/2012 là 5,8%, xấp xỉ 28.000 tỷ đồng – chiếm hơn 10% tổng nợ xấu của toàn hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này cũng cao gấp

hơn 2 lần so với tỷ lệ nợ xấu của BIDV và Vietcombank trong khi gấp tới 4 lần so với của Vietinbank. Nguyên nhân là do khả năng tài chính của doanh nghiệp đi xuống bởi lợi nhuận giảm khi chi phí tăng và gánh nặng nợ tăng do lãi suất cao. Một nguyên nhân nữa khiến cho nợ xấu của Agribank tăng cao là do đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhiều dự án đóng băng khiến cho doanh nghiệp điêu đứng và vì thế đẩy nợ xấu ngân hàng tăng lên. Sự thua lỗ hơn 3.600 tỷ của Công ty cho thuê tài chính II (ALC II) của Agribank cũng góp phần làm tăng nợ xấu của Ngân hàng này.

Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các Ngân hàng

Đơn vị tính : %

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng 31-12-2012

NHTM Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Agribank 5,80 BIDV 2,90 Vietcombank 2,26 Vietinbank 1,47 ACB 2,50 Sacombank 2,05 MB 1,86 Eximbank 1,32 SHB 8,53

2.2.2. Năng lực hoạt động Agribank

Huy động vốn là một hoạt động quan trọng đối với mọi ngân hàng, nó là tiền

đề để tăng trưởng hoạt động tín dụng vốn dĩ luôn chiếm tỷ trọng lớn. Trong những năm gần đây hoạt động huy động vốn có thể được xem là mảng hoạt động cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các ngân hàng. Trong bối cảnh đó, Agribank cũng đã linh hoạt đưa ra nhiều phương thức huy động như tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, Chứng chỉ tiền gửi dự thưởng, tiết kiệm 12 tháng lãnh lãi định kì để thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, thực hiện các biện pháp huy động vốn thích hợp đối với từng loại khách hàng, vùng, miền; tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế, tổng công ty … Nhờ vậy, nguồn vốn huy động của Agribank đã không ngừng tăng lên qua các năm.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn của toàn hệ thống năm 2012 tăng khoảng 16%. Còn theo báo cáo tài chính của các ngân hàng lớn, ngoại trừ ở ngân hàng ACB sụt giảm do xảy ra “khủng hoảng” hồi quý 3, huy động vốn năm qua tăng khá mạnh, có ngân hàng đạt mức tăng trên dưới 100% so với năm 2011.

Đến 31/12/2012,huy động vốn tại các ngân hàng đều tăng từ mạnh đến rất mạnh. Nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động còn thị trường vàng thì bị siết chặt do NHNN mạnh tay quản lý. Cụ thể, tổng nguồn vốn Agribank đạt 540.378 tỷ đồng tăng 34.586 tỷ đồng so với cuối năm 2011. Trong đó huy động vốn từ các tổ chức và dân cư của Agribank đến cuối năm 2012 đạt gần 540.000 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cuối năm 2011.

Hình 2.4: Tăng trưởng nguồn vốn của Agribank giai đoạn 2008-2012

Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank qua các năm

So với Agribank, nhiều ngân hàng khác cũng đạt mức tăng huy động vốn trên 20% như BIDV với 26%; Techcombank 25,7%; Vietcombank 25,3%, trong khi đó Vietinbank chỉ đạt mức tăng 12,1%. Về con số tuyệt đối trong huy động vốn, Agribank dẫn đầu hệ thống ngân hàng với hơn 540.000 tỷ đồng của khách hàng gửi trong năm vừa qua. Đứng thứ hai là BIDV với 360.167 tỷ.Vị trí thứ 3 và thứ 4 thuộc về Vietinbank và Vietcombank với lần lượt 288.271 tỷ đồng và 284.514 tỷ đồng.

Hình 2.5:Tăng trưởng nguồn vốn của của 10 ngân hàng tốp đầu trong năm 2012

Nguồn: BCTC các ngân hàng 31-12-2012

Tăng trưởng tín dụng, theo báo cáo của Agribank, tính đến 31/12/2012, tổng

dư nợ cho vay đạt 480.453 tỷ đồng. Đây là số liệu gộp cả dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ. Con số này tăng 36.576 tỷ đồng so với cuối năm 2011, tương đương mức tăng 8,2%. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 320.075 tỷ đồng, tăng 13,1% và chiếm gần 70%. Kết quả này thể hiện sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước và của hệ thống ngân hàng, nhất là của NHNN đối với việc tăng trưởng tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn mà trong đó Agribank đóng vai trò trụ cột. Ðể thực hiện được vai trò đó, thời gian qua, NHNN luôn quan tâm đến Agribank trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp và nông thôn, trong mọi trường hợp cần thiết, NHNN luôn cho vay tái cấp vốn đủ để Agribank có nguồn vốn phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Hình 2.6: Dư nợ của Agribank giai đoạn 2008 - 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank các năm

Hoạt động kinh doanh thẻ

Tính đến 31/12/2012, toàn thị trường có 52 tổ chức tham gia phát hành thẻ, với tổng số lượng thẻ phát hành đạt gần 57,1 triệu thẻ (tăng 38,5% so với năm 2011). Trong đó, thẻ nội địa vẫn là sản phẩm chủ yếu của các ngân hàng. Với Agribank năm 2012 vẫn là năm đánh dấu sự phát triển bền vững trên thị trường thẻ Việt Nam về số lượng, doanh số thanh toán thẻ và mạng lưới chấp nhận thanh toán. Agribank duy trì tốc độ tăng trưởng cao về phát hành thẻ, với tổng số lượng thẻ phát hành lũy kế đạt trên 10,6 triệu thẻ, tăng 27% so với năm 2011, chiếm khoảng 20% thị phần thẻ cả nước sau Vietinbank (12,6 triệu thẻ, chiếm 23,09% thị phần).Doanh số thanh toán thẻ đạt 182.000 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2011, chiếm khoảng 21% thị phần doanh số thanh toán thẻ của hệ thống Ngân hàng cả nước.

Hình 2.7: Số lượng thẻ phát hành qua các năm 2008-2012

Hình 2.8: So sánh số lượng ATM và EDC/POS năm 2012 giữa Agribank và các NHTM

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng qua các năm

Kênh phân phối qua ATM và EDC/POS: đây là kênh phân phối hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển dịch vụ ngân hàng. Kênh phân phối qua ATM, EDC/POS ngày càng trở nên quen thuộc với khách hàng bởi sự thuận tiện, nhanh chóng và an toàn. Kênh phân phối này góp phần quan trọng trong việc phát triển mạng lưới thanh toán cũng như quảng bá thương hiệu Agribank. Đến 31/12/2012 Agribank có 2.100 ATM, chiếm khoảng 15% thị phần ATM của hệ thống ngân hàng. Agribank cũng hiện có 7.046 thiết bị chấp nhận thẻ (EDC/POS), tăng 34% so với năm trước, chiếm 6,7% thị phần EDC/POS toàn thị trường. Thông qua đó, Agribank tích cực góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử.

2.2.3. Khả năng ứng dụng công nghệ của Agribank

Trình độ trang thiết bị, máy móc và công nghệ là vấn đề sống còn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam mà Agribank không là ngoại lệ.

Theo tính toán và kinh nghiệm của các Ngân hàng nước ngoài thì công nghệ thông tin có thể làm giảm tối đa đến 76% chi phí hoạt động ngân hàng. Nắm được tầm quan trọng đó trong thời gian qua Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Trong những năm qua Agribank đã triển khai hàng lọat các dự án công nghệ có tầm quan trọng như: Dự án IPCAS (Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng) do Ngân hàng thế giới tài trợ hoàn thành đã kết nối trực tuyến toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. ; Dự án kết nối thẻ Visa, Master Card, Banknetvn; Cung cấp dịch vụ Moblie Banking (SMS banking, Vntopup); Dự án tư vấn chiến lược phát triển công nghệ thông tin và sản phẩm dịch vụ tới năm 2015; Mua bản quyền Microsoft Office cho toàn hệ thống…

Ngoài ra còn có một số dự án quan trọng khác như hệ thống xác thực tập trung PKI, hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning, dự án xây dựng trung tâm hỗ trợ chi nhánh và khách hàng Contact Center, phát hành thẻ chíp theo chuyển EMV cũng được triển khai, tạo nền tảng công nghệ tiên tiến để Agribank cung cấp nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại như gửi tiền nhiều nơi, rút nhiều nơi, Telephone Banking, Internet Banking….

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng kế toán quản trị vào các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn các tỉnh Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)