suất giảm giai đoạn 2010 – 6/2013
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6/2012 6/2013
Khi lãi suất chƣa biến động 17.034,57 25.317 32.656,82 31.422,03 32.873,76 Khi lãi suất giảm cùng mức độ 18.204,10 25.955,46 34.102,67 32.498,92 35.038,79 Khi lãi suất giảm không cùng
mức độ 20.845,28 28.868,68 37.651,52 36.185,37 39.651,16
Nguồn:Tính toán từ số liệu của NHNo & PTNT Cầu Ngang
Từ những số liệu tính trên ta đƣợc bảng 4.21, ta thấy trong trạng thái nhạy cảm NV thì LS càng giảm nhiều NH càng có thu nhập thuần từ lãi càng cao càng có lợi cho NH bởi vì NH không cần làm gì hết lợi nhuận của NH cũng sẽ tăng lên. Nhƣ vậy theo xu hƣớng nhƣ hiện nay thì cơ cấu TS và NV của NH bây giờ là tốt cho NH, tuy nhiên chúng ta không thể biết trƣớc đƣợc chuyện gì sẽ xảy ra trong tƣơng lai nếu LS có xu hƣớng đổi chiều thì RRLS sẽ gây ảnh hƣởng đến NH.
Qua việc phân tích sự ảnh hƣởng của lãi suất đến thu nhập thuần từ lãi của ngân hàng nhƣ trên, chúng ta cũng thấy đƣợc rằng: Ngân hàng vừa là ngƣời đi vay vừa là ngƣời cho vay. Vì thế khi lãi suất thay đổi, ngân hàng phải chịu rủi ro cả hai phía bên nguồn vốn và bên tài sản. Nhƣ thế Ban giám đốc ngân hàng cần phải quyết định xem sẽ chấp nhận hay sẽ đối phó với rủi ro này bằng những chiến lƣợc phòng ngừa rủi ro hoặc bằng những công cụ thật sự thích hợp.
4.3.3 Một số giải pháp góp phần nâng cao việc quản trị rủi ro lãi suất tại NHNo & PTNT Cầu Ngang NHNo & PTNT Cầu Ngang
Ngân hàng cần phải cung cấp đầy đủ những số liệu cần thiết cho những tính toán, lƣợng hoá rủi ro lãi suất. Do đó ngân hàng cần chú trọng xây dựng hệ thống kế toán thống kê thật sự vững mạnh và chuyên nghiệp. Giải pháp này là vô cùng cần thiết bởi vì:
Để tính toán đo lƣờng rủi ro lãi suất cần phải có số liệu thống kê về các tài sản trong ngân hàng một cách chính xác, nhƣng hiện nay tại ngân hàng chƣa thống kê đƣợc tất cả những số liệu này. Chẳng hạn, hiện nay các ngân hàng chƣa có số liệu thống kê về thời gian còn lại của từng khoản cho vay, từng tài sản đầu tƣ cũng nhƣ thời gian còn lại của từng khoản vốn huy động và vốn vay. Đối với các khoản mục tài sản đƣợc huy động và thanh toán theo nhiều kỳ hạn, ví
93
dụ: các khoản tiết kiệm tích luỹ, cho vay tiêu dùng, trả góp, cho vay trung và dài hạn… Các ngân hàng cũng chƣa có số liệu tổng hợp về giá trị của các luồng thanh toán ứng với từng kỳ hạn, từng ngày, từng tuần hoặc từng tháng… Chính hạn chế này sẽ gây trở ngại rất lớn cho các ngân hàng trong việc lƣợng hoá và quản lý rủi ro lãi suất một cách hữu hiệu.
Ngân hàng nên lựa chọn và đào tạo những cán bộ ngân hàng am hiểu một cách toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất. Có thể phải nên thành lập một bộ phận chuyên trách chuyên đo lƣờng, dự báo và quản trị rủi ro lãi suất.
Hiện nay, muốn biết đƣợc mức độ tổn thất của rủi ro lãi suất để có biện pháp phòng chống thì các ngân hàng cần phải tính toán đƣợc rủi ro lãi suất tác động nhƣ thế nào đến thu nhập ròng cũng nhƣ giá trị tài sản của ngân hàng. Để xác định một cách chính xác những tác động này đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải thực sự am hiểu về quản lý tài sản – nguồn vốn của ngân hàng, đồng thời phải có những kiến thức nhất định về tài chính để nắm vững những kỹ thuật đo lƣờng rủi ro lãi suất bằng việc sử dụng các mô hình. Đối với các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, đây là vấn đề tƣơng đối mới và phần lớn cán bộ nhân viên ngân hàng đều chƣa đƣợc trang bị những kiến thức này.
Một giải pháp tiếp theo là ngân hàng cần phải đầu tƣ để nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin, trình độ công nghệ của ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế. Để tăng cƣờng quản lý rủi ro lãi suất nhằm giảm thiểu những tổn thất đối với ngân hàng từ loại rủi ro này, đòi hỏi trong thời gian tới, chúng ta cần quan tâm tìm hiểu những nguyên nhân gây hạn chế, trên cơ sở đó nghiên cứu áp dụng các giải pháp cần thiết, nhanh chóng khắc phục những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý rủi ro lãi suất.
Hiện tại, ngân hàng đang duy trì một trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn, tức là nguồn vốn nhạy cảm lãi suất lớn hơn tài sản nhạy cảm lãi suất, do đó ngân hàng sẽ bị tổn thất nếu lãi suất tăng vì NIM của ngân hàng sẽ giảm.Vì vậy, ngân hàng có thể sử dụng một chiến lƣợc quản trị khe hở NCLS là thu hẹp kỳ hạn của tài sản hoặc kéo dài kỳ hạn của danh mục nguồn vốn hoặc giảm nguồn vốn nhạy cảm lãi suất và tăng tài sản nhạy cảm lãi suất lên.
94
Chƣơng 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN
Qua phân tích ta thấy, từ năm 2010 – 6/2013 qui mô tổng tài sản và nguồn vốn của NHNo & PTNT Cầu Ngang có sự thay đổi và điều này đã làm cho tình hình tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm của Ngân hàng biến động theo. Trong đó, nguồn vốn nhạy cảm của NH có xu hƣớng tăng đều qua các năm, nhân tố quyết định sự biến động của nguồn vốn nhạy cảm chính là mối tƣơng quan giữa sự thay đổi cùng chiều của vốn huy động và vốn điều chuyển Ngân hàng chuyển đi hàng năm. Tài sản nhạy cảm biến động tƣơng tự nhƣ nguồn vốn nhạy cảm nhƣng yếu tố quyết định là sự tăng trƣởng của hoạt động đầu tƣ tín dụng và chứng khoán ngắn hạn.Từ sự chênh lệch âm giữa tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm (IRSG <0), cùng với hệ số nhạy cảm và hệ số độ lệch bé hơn 1, ta xác định đƣợc Ngân hàng đang có trạng thái nhạy cảm về vốn, và mức độ nhạy cảm vốn này khác nhau qua từng năm theo mức độ biến động khác nhau của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm. Khi lãi suất tăng thu nhập lãi thuần sẽ giảm. Tuy nhiên, trong 2 năm 2010 và 2011, lãi suất thị trƣơng tăng liên tục và Ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm về vốn nhƣng thu nhập lãi thuần vẫn tăng qua từng năm, điều này chứng tỏ mức độ rủi ro lãi suất của Ngân hàng trong thời gian này không quá lớn, nên phần thu nhập lỗ do nhạy cảm vốn đem lại khi lãi suất tăng đƣợc bù đắp hoàn toàn bởi sự mở rộng của mức chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra của Ngân hàng. Sang giai đoạn 2012 – 6/2013, IRSG của NH giảm nhanh chóng, mức nhạy cảm của NH tăng cao, tuy nhiên trong giai đoạn này lãi suất biến động theo chiều hƣớng giảm dần nên NH yên tâm vì lợi nhuận của NH sẽ tự động tăng trong thời gian này. Tuy nhiên, chúng ta không thể biết trƣớc đƣợc lãi suất sẽ thay đổi nhƣ thế nào trong tƣơng lai, nếu không có một hệ thống quản trị rủi ro lãi suất nhằm đo lƣờng rủi ro và đƣa ra dự báo khả năng sinh lời của ngân hàng thì không thể duy trì mức thu nhập dự kiến trƣớc sự thay đổi lãi suất. Tại NHNo & PTNT Cầu Ngang đã có sự quan tâm đến việc hạn chế rủi ro lãi suất, cụ thể là ngân hàng luôn làm tốt những qui định về lãi suất huy động và lãi suất cho vay mà NHNo & PTNT Việt Nam Hội sở chính và chi nhánh tỉnh Trà Vinh gửi điện báo, bên cạnh đó, ngân hàng luôn chú trọng điều chỉnh lãi suất đầu vào, đầu ra một cách hợp lý theo sự biến động của thị trƣờng. Tuy nhiên, việc quản trị rủi ro lãi suất tại NHNo & PTNT Cầu Ngang chƣa thực sự hoàn thiện, chƣa có những qui định cụ thể, những nội dung cần thiết trong việc quản lý rủi ro lãi suất, chƣa có đủ điều kiện cần thiết để thực hiện lƣợng hóa rủi ro nên các biện pháp mà ngân hàng sử dụng để kiểm soát loại rủi ro này chƣa thật sự hiệu quả. Vì vậy NH cần có những giải pháp phù hợp để hạn
95
chế tác động xấu của rủi ro lãi suất đem lại trong tƣơng lai.
5.2 KIẾN NGHỊ
5.2.1 Đối với nhà nƣớc và cơ quan chức năng
Cần có các cơ quan chuyên trách phục vụ vấn đề phân tích biến động và dự báo về lãi suất. Bởi vì sự biến động của lãi suất không chỉ ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các ngân hàng mà còn ảnh hƣởng tới toàn nền kinh tế. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm về việc dự báo trong thay đổi lãi suất thị trƣờng, những ảnh hƣởng của nó đến nền kinh tế, những lợi ích hoặc thiệt hại mà nó có thể gây ra.
Đảm bảo các chính sách cho điều kiện phát triển của nền kinh tế trong đó có các NHTM. Nhà nƣớc cũng cần có những chính sách bảo vệ hoạt động của doanh nghiệp và các bộ phận khác trong nền kinh tế vì đây là thành phần tạo nên cung cầu vốn cho hệ thống tài chính tạo sự sống cho nền kinh tế.
5.2.2 Đối với NHNN
Ngân hàng Nhà Nƣớc cần tăng cƣờng quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các ngân hàng trong và ngoài nƣớc, ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và có biện pháp chế tài nghiêm túc các ngân hàng không tuân thủ các quy định này. Hỗ trợ các ngân hàng thƣơng mại trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ
Ngân hàng Nhà Nƣớc cần phát huy vai trò điều tiết lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ. Cơ chế điều hành lãi suất phải phù hợp với diễn biến của thị trƣờng tiền tệ là cơ sở để các ngân hàng thƣơng mại hình thành nên lãi suất kinh doanh của mình.
Để phòng ngừa rủi ro lãi suất, Ngân hàng nhà nƣớc hoàn thiện văn bản pháp lý hƣớng dẫn cho các ngân hàng thƣơng mại trích lập dự phòng rủi ro lãi suất, sử dụng nguồn dự phòng, xây dựng hạn mức rủi ro đối với từng loại rủi ro riêng biệt, trong đó có rủi ro lãi suất.
5.2.3. Đối với NHNo & PTNT Cầu Ngang
Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá công nghệ NH, tăng cƣờng trang bị các thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác thu thập và xử lý thông tin. Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá dịch vụ NH. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên. Bồi dƣỡng kiến thức nâng cao năng lực phân tích, đánh giá và đo lƣờng rủi ro của các nhân viên.
96
Quản lý khe hở lãi suất cần phân loại kỳ hạn theo đúng bản chất. Đồng thời, NH nên sử dụng các công cụ quản lý rủi ro lãi suất nhƣ:
+ Phải duy trì sự cân đối các khoản nhạy cảm với lãi suất bên nguồn vốn với tài sản.
+ Sử dụng một chính sách lãi suất linh hoạt, đặc biệt đối với những khoản vay lớn, thời hạn dài cần tìm kiếm nguồn vốn tƣơng xứng, hoặc thực hiện cơ chế lãi suất thả nổi.
+ Sử dụng các công cụ tài chính mới để hạn chế rủi ro ngoại bảng, nhƣ sử dụng các nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất, nghiệp vụ kỳ hạn về tiền gửi, nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất tiền vay, thực hiện hợp đồng tƣơng lai do không cân xứng nguồn vốn và tài sản; thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, quyền lựa chọn lãi suất.
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Tƣ, 2005. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.
2. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. TPHCM: Nhà xuất bản Phƣơng Đông.
3. Nguyễn Tiến Công, 7/2013. Quản lý rủi ro lãi suất ở ngân hàng thương mại. < http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/13/quan-ly-rui-ro-lai- suat-o-ngan-hang-thuong-mai.html > [ Ngày truy cập: 25 tháng 8 năm 2013].
4. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Trƣờng Đại học Cần Thơ.