Phân tích cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cầu ngang tỉnh trà vinh (Trang 51)

NHNo & PTNT Cầu Ngang trong suốt thời gian hoạt động vừa qua luôn cố gắng nâng cao số lƣợng và chất lƣợng nguồn vốn của mình, đặc biệt là vốn huy động. Để hiểu rõ cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT Cầu Ngang đƣợc hình thành chủ yếu từ nguồn nào, biến động qua các năm ra sao, chúng ta cùng xem xét bảng 4.4, trang 38.

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn hoạt động của chi nhánh ngân hàng bao gồm tiền gửi KH, vốn điều chuyển, các khoản nợ khác, vốn và các quỹ. Nguồn vốn của chi nhánh tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2010 là 292.253 triệu đồng tăng lên thêm 28.955 triệu đồng tƣơng đƣơng 9,91% đạt 321.208 triệu đồng năm 2011, tiếp tục tăng vào năm 2012 đạt 402.815 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2013 tổng nguồn vốn của NH tăng 104.094 triệu đồng tƣơng đƣơng 26,55% so với 6 tháng đầu năm 2012 đạt 496.098 triệu đồng.

Điều này cho thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển thể hiện qua qui mô vốn hoạt động tăng. Sự tăng trƣởng nguồn vốn này xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong địa bàn huyện ngày càng tăng để góp phần phục hồi sau cuộc khủng hoảng kéo dài, ngân hàng ngày càng mở rộng phạm vi cho vay và công tác quản trị nguồn vốn của chi nhánh đƣợc quản lý tốt.

Nguồn: Phòng tín dụng – NHNo & PTNT Cầu Ngang

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 6/2013 -300,000 -200,000 -100,000 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6/2012 6/2013

Tiền gửi khách hàng Các khoản nợ khác Vốn và các quỹ Vốn điều chuyển Năm Triệu đồng

52 Bảng 4.4 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 6/2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng – NHNo & PTNT Cầu Ngang

Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1.Tiền gửi khách hàng 316.331 473.385 438.605 398.978 481.509 157.054 49,65 (34.780) (7,35) 82.531 20,69 2.Vốn điều chuyển (36.922) (174.468) (63.335) (28.229) (8.102) (137.546) (372,53) 111.133 (63,70) 20.127 (71,30) 3.Các khoản nợ khác 1.451 4.249 5.536 9.937 15.035 2.798 192,83 1.287 30,29 5.098 51,30 4.Vốn và các quỹ 11.393 18.042 22.009 11.318 7.656 4.649 55,39 3.967 30,42 (3.662) (36,85)

53

Mặt khác, chi nhánh luôn duy trì khách hàng cũ bằng cách tăng lãi suất ƣu đãi, lãi suất dự thƣởng cho KH thân thiết, tăng các dịch vụ chăm sóc KH, đồng thời nhân viên phòng dịch vụ khách hàng luôn tranh thủ tìm kiếm khách hàng mới nhằm huy động đƣợc nhiều vốn nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động của ngân hàng có hiệu quả hơn. Do đó, ngân hàng cần phải tăng nguồn vốn hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động.

Huy động vốn là công tác trọng tâm và xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng. Trong những năm gần đây, do những biến động của nền kinh tế, cùng với việc trên địa bàn ngày càng có nhiều ngân hàng, nên việc huy động vốn trong dân cƣ cũng gặp nhiều khó khăn.

Vốn huy động của NH ở đây bao gồm 2 khoản mục là TGKH và vốn điều chuyển (VĐC) vì tại NH tình hình HĐV ổn định qua các năm, số vốn huy động đƣợc chẳng những đủ để cho vay mà còn thừa ra, nên NH sẽ điều chuyển phần vốn thừa đó đến những NH còn thiếu vốn trong cùng hệ thống. Hình 4.1 thể hiện vốn huy động tại NHNo & PTNT Cầu Ngang tăng đều trong các năm và luôn chiếm tỷ trọng rất cao trên tổng nguồn vốn khoảng trên 90% giai đoạn 2010 – 6/2013, trong đó năm 2011 tăng 19.508 triệu đồng tƣơng đƣơng 6,98% so với năm 2010 đạt đƣợc 298.917 triệu đồng, năm 2012 tăng 25,54% đạt 375.270 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn huy động tăng 102.658 triệu đồng tƣơng đƣơng 27,69% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong giai đoạn 2010 - 2012, khủng hoảng kinh tế kéo dài, tỷ lệ lạm phát tăng cao lên mức 2 con số vào năm 2011, giá cả hàng hoá đồng loạt tăng, giá vàng tăng kỷ lục có lúc lên đến 49 triệu đồng/lƣợng và không ổn định đã ảnh hƣởng đến việc khách hàng gửi tiền tại NH. Tuy nhiên, để có đƣợc kết quả này thì trong thời gian qua NH luôn quan tâm và có những định hƣớng đúng đắn trong công tác huy động vốn vì đây là nguồn vốn tạo ra sự chủ động cho ngân hàng trong việc đầu tƣ cho vay vốn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vốn vay cho khách hàng. NH đã tăng cƣờng công tác tuyên truyền, marketing bằng các chính sách khuyến mãi giúp NH vừa duy trì đƣợc khách hàng cũ, vừa mở rộng khách hàng mới và việc mở rộng các mối quan hệ của các nhân viên TD của NH đã góp phần gia tăng lƣợng vốn huy động. Mặt khác, do nền kinh tế nƣớc ta đã dần đi vào ổn định nên lƣợng vốn huy động ngày càng tăng.

Dựa vào bảng 4.5 ta thấy, TGTK của cá nhân trong những năm qua luôn cao hơn rất nhiều so với tiền gửi của các tổ chức. Sự chênh lệch này xảy ra là cho những chính sách khuyến mãi để thu hút khoản tiền gửi của KH trong giai đoạn này nhƣ ở trên đã đề cập đều hƣớng đến KH mục tiêu là những cá nhân. Sau đây chúng ta sẽ phân tích cụ thể từng khoản mục.

54

Bảng 4.5 Cơ cấu huy động vốn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 6/2013 Đơn vị tính: triệu đồng

Khoản mục 2010 2011 2012 6/2012 6/2013

1.Tiền gửi của cá nhân 285.282 438.705 404.852 385.084 467.738

+ Không kỳ hạn 1.135 956 679 679 337 + Có kỳ hạn 284.147 437.749 404.173 384.406 457.738

2.Tiền gửi của tổ chức 31.049 34.680 33.753 13.894 13.771

+ Không kỳ hạn 17.233 15.618 13.463 13.440 10.738 + Có kỳ hạn 13.816 19.062 20.290 454 3.033

TỔNG CỘNG 316.331 473.385 438.605 398.978 481.509

Nguồn: Phòng tín dụng – NHNo & PTNT Cầu Ngang

Đối với TG của cá nhân, chủ yếu là những khoản TGTK của ngƣời dân có số vốn nhàn rỗi đem gửi vào ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời qua mức lãi suất nhận đƣợc từ NH. Tiền gửi cá nhân tăng liên tục qua các năm và chiếm một lƣợng lớn trong tổng số vốn tự huy động của NH, luôn trên 90% từ năm 2010 đến 6/2013. Năm 2010 là 285.282 triệu đồng chiếm 90,18%, năm 2011 là 438.705 triệu đồng chiếm 92,67% và giảm nhẹ đạt 404.852 triệu đồng năm 2012, sau 6 tháng đầu năm 2013 TG của cá nhân đạt mức khá cao 467.738 triệu đồng tăng 82.654 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Tuy có sự tăng giảm không đều nhƣng khoản mục TG của cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động, điều này cho thấy mặc dù chịu ảnh hƣởng của sự biến động thị trƣờng nhƣng NH vẫn giữ đƣợc mối quan hệ thân thiết với khách hàng thông qua việc phát hành nhiều loại hình sản phẩm nhƣ tiết kiệm dự thƣởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm linh hoạt, huy động kỳ phiếu,… cùng với việc áp dụng mức lãi suất phù hợp, hấp dẫn hơn so với các TCTD trên địa bàn huyện giúp cho việc huy động vốn vẫn ổn định qua từng năm. Trong đó, năm 2010 TGTK có kỳ hạn (CKH) là 284.147 triệu đồng chiếm 99,60% và TGTK không kỳ hạn (KKH) là 1.135 triệu đồng chỉ chiếm 0,4%. Đến năm 2011, TGTK CKH tăng lên 437.749 triệu đồng tƣơng đƣơng 99,78% trên tổng số TGTK của KH, TGTK KKH giảm xuống chỉ còn 956 triệu đồng. Năm 2012 TGTK KKH tiếp tục giảm chỉ còn 679 triệu đồng và TGTK CKH cũng giảm xuống 404.173 triệu đồng nhƣng vẫn đạt mức 99,83%. Năm 2013, trong 6 tháng đầu năm TGTK KKH tiếp tục giảm còn 337 triệu đồng so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái, trong khi ở hình thức CKH có sự tăng trƣởng trở lại với mức 457.738 triệu đồng tƣơng đƣơng 97,86% trong tổng TGTK của cá nhân. Do năm 2013 NH áp dụng chƣơng trình quay số dự thƣởng cho khách

55

hàng có tài khoản tiền gửi tại NH với nhiều giải thƣởng có giá trị cao nên đã thu hút đƣợc nhiều khách hàng cả cũ và mới gửi tiền vào NH.

Đối với tiền gửi của tổ chức, ngoài các khoản TGTK thì tiền gửi của các tổ chức cũng là một bộ phận cấu thành nguồn vốn huy động hay khoản mục TG KH của NH. Tiền gửi của tổ chức chỉ chiếm khoảng 7 – 9%, cụ thể là năm 2010, đạt 31.049 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 34.680 triệu đồng và đến năm 2012 giảm còn 33.753 triệu đồng. Trong đó, năm 2010 TG KKH của tổ chức là 22.223 triệu đồng chiếm khoảng 71,6% trên tổng số tiền gửi của tổ chức, tăng lên 22.618 triệu đồng năm 2011. Năm 2012 giảm còn 19.463 triệu đồng chiếm khoảng 57,66% do các giao dịch mua bán của các tổ chức ngày càng nhiều. Nhƣ ở trên đã nói thì hình thức thanh toán chủ yếu trong thời đại hiện nay đang chuyển dần từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán bằng chuyển khoản nên các tổ chức kinh tế phải tăng các khoản tiền gửi KKH tại NH lên để đáp ứng nhu cầu, tuy nhiên năm 2012 TG KKH của tổ chức giảm dần đến cuối tháng 6/2013 chỉ còn 10.738 triệu đồng do lãi suất huy động bị sụt giảm. Đồng thời, khoản TG CKH của tổ chức tại NH cũng tăng do nền kinh tế đang dần phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng, nhƣng các tổ chức không nhƣ ngƣời dân họ luôn muốn lợi nhuận của những khoản tiền họ có đƣợc là tối đa nên gửi NH để lấy lãi không phải là biện pháp tốt nhất. Vì vậy, các tổ chức chỉ gửi tiền trong ngắn hạn để đợi thời cơ rút tiền đi đầu tƣ KD các lĩnh vực khác. Cụ thể nhƣ sau, năm 2011 là 12.062 triệu tăng 3.246 triệu đồng so với năm 2010 tƣơng đƣơng 36,81%, đến năm 2012 tiếp tục tăng thêm 2.228 triệu đồng chiếm 18,74%, có tỷ trọng 42,34% trên tổng TG của tổ chức, đến tháng 6/2013 thì TG CKH của tổ chức tăng hơn 6 lần so với 6 tháng đầu năm 2012 cụ thể là 3.033 triệu đồng so với 454 triệu đồng ở tháng 6/2013.

Các khoản nợ khác, thƣờng gồm vốn vay từ NH Hội sở và vốn vay các tổ chức tín dụng khác, nhƣng NHNo & PTNT Cầu Ngang không cần những khoản vay này vì NH luôn thừa vốn từ năm 2010 – 6/2013. Vì vậy, khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn của NH. Cụ thể là năm 2010 đạt 1.451 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 4.249 triệu đồng và đạt 5.536 triệu đồng ở năm 2012. Đến cuối tháng 6 năm 2013, các khoản nợ khác của NH tăng 51,3% so với cùng kỳ năm 2012 đạt 15.035 triệu đồng. Ngoài việc trích dự phòng rủi ro cho các khoản vay hay các tài khoản nội bảng thì NH cũng cần phải trích dự phòng rủi ro cho các công nợ tiềm ẩn và tài khoản ngoại bảng, cùng với việc NH phát hành kỳ phiếu đều tăng qua các năm do sự phát triển ngày càng tốt của NH nên khoản mục này cũng tăng dần qua các năm.

Vốn và các quỹ, chủ yếu là nguồn vốn tự có, lợi nhuận giữ lại của NH và các nguồn quỹ mà NH phải trích lập theo quy định nhƣ: quỹ bổ sung vốn điều lệ,

56

quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tƣ phát triển… Vốn tự có của NH tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2010 đạt 11.393 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 18.042 triệu đồng, tăng thêm 6.649 triệu đồng so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng thêm 3.967 triệu đồng đạt 22.009 triệu đồng tăng trƣởng khoảng 21,99%. Do sự tin cậy của KH dành cho NH ngày càng cao nên NH kinh doanh có hiệu quả và đạt đƣợc lợi nhuận cao nên nguồn vốn tự có của NH tăng dần từ năm 2010 đến năm 2012. Tuy nhiên sang 6 tháng đầu năm 2013 vốn tự có của NH giảm 32,36% so với 6 tháng đầu năm 2012 đạt 7.656 triệu đồng do năm 2013 NH trang bị thêm máy móc thiết bị và trích quỹ sử dụng cho việc trao tặng nhà tình nghĩa và nhà tình thƣơng cho các gia đình chính sách trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cầu ngang tỉnh trà vinh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)