Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cầu ngang tỉnh trà vinh (Trang 56)

Đề tài phân tích ảnh hƣởng của sự thay đổi lãi suất qua 3,5 năm 2010 – 6/2013 là giai đoạn trong quá trình phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến năm 2010, nên thị trƣờng tài chính có nhiều biến động cùng với sự biến động bất thƣờng của lãi suất, đặc biệt là năm 2011 lãi suất liên tục biến động và cho tới khoảng tháng 10/2011 mới dần đi vào ổn định kéo theo chỉ số lạm phát tăng cao, vào khoảng cuối quý 1 đầu quý 2 năm 2012 NHNN đã liên tục 2 lần giảm lãi suất, vào ngày 13/3/2012 thì NHNo & PTNT Cầu Ngang cũng đã điều chỉnh giảm lãi suất xuống 1% làm cho lãi suất huy động chỉ còn 13%/năm và ngày 11/04/2012 thì NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất xuống thêm 1% nữa, vào 28/5/2012 lãi suất huy động tiếp tục giảm còn

11%/năm và chỉ chƣa đầy 1 tháng sau đó ngày 11/6/2012 NH tiếp tục giảm lãi suất còn 9%/năm, cho đến cuối năm 2012 lãi suất giữ ở mức 8%/năm. Nhƣng đến cuối quí 1 năm 2013 lãi suất tiếp tục giảm còn 7,5%/năm, đến 13/5/2013 NH công bố mức lãi suất tiền gửi ngắn hạn khoảng 6,5%/năm và trở lại mức 7,5%/năm vào cuối tháng 6/2013 và thời gian này là lần duy nhất kể từ năm 2010 lãi suất huy động KKH giảm còn 1,2%/năm làm cho chúng ta không thể xác định rõ kỳ hạn biến động của lãi suất. Bên cạnh đó, do tính bảo mật về số liệu trong NH và việc cung cấp số liệu thì NH cũng không thể cung cấp số liệu tổng hợp về giá trị của các luồng thanh toán theo từng kỳ hạn, từng tuần, từng tháng hoặc từng quý… Vì vậy, đề tài không thể phân tích khoản mục nhạy cảm với lãi suất theo từng kỳ hạn, từng tháng hay từng quý theo sự biến động của lãi suất trên thị trƣờng mà phân tích sự nhạy cảm của các khoản mục tài sản và nguồn vốn đối với lãi suất theo năm, nghĩa là kỳ hạn nhạy cảm lãi suất của đề tài là 12 tháng.

57

Do NHNo & PTNT Cầu Ngang không có các khoản tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác nên tài sản nhạy cảm của NH chỉ có khoản mục dƣ nợ cho vay ngắn hạn đƣợc thể hiện ở trang 44.

Cho vay ngắn hạn là loại hình cho vay dƣới 12 tháng của các NHTM và đƣợc sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn lƣu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Thông thƣờng những khoản vay này sẽ đƣợc tái đầu tƣ trong năm tiếp theo nên những khoản này NCLS hơn những khoản cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, theo NHNo & PTNT Cầu Ngang thì những khoản cho vay ngắn hạn bao gồm những khoản cho vay đến 12 tháng.

Đồng thời, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chính trong các NHTM nên dƣ nợ của khoản mục này cũng chiếm tỷ trọng lớn trên tổng vốn đầu tƣ của NH. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Ngang cũng không ngoai lệ, tuy nhiên do đặc điểm riêng của vùng kinh tế thì trong cơ cấu dƣ nợ của NH thì dƣ nợ TD ngắn hạnluôn chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu TSNCLS.Mặt khác, đặc điểm của kinh tế - xã hội trong giai đoạn này là lạm phát ngày càng tăng, lãi suất cũng biến động theo chiều hƣớng tăng dần nên KH cũng hạn chế việc vay dài hạn mà thay vào đó là vay ngắn hạnnhằm hạn chế rủi ro do lãi suất gây ra cho cả NH và KH. Năm 2010, dƣ nợ TD ngắn hạn là 147.165 triệu đồng chiếm 51,87% so với tổng dƣ nợ, năm 2011 tăng nhanh và đã chiếm 75,04% tổng dƣ nợ và năm 2012 thì khoản mục này giảm đạt 210.300 triệu đồng nhƣng vẫn chiếm 58,43% trong tổng dƣ nợ, đến cuối tháng 6 năm 2013 khoản mục này giảm 16.222 triệu đồng tƣơng đƣơng 6,22% so với 6 tháng đầu năm 2012 nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng cao khoảng 61,81% trong cơ cấu tổng DN. Điều này cho thấy khoản mục này là rất quan trọng trong cơ cấu tài sản của NH, nó luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng DN hay trên tổng TSNCLS.

58

Bảng 4.6 Cơ cấu tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo & PTNT Cầu Ngang giai đoạn 2010 – 6/2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng – NHNo & PTNT Cầu Ngang

Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Dƣ nợ cho vay ngắn hạn 147.165 227.476 210.300 260.956 244.734 80.311 54,57 (17.176) (7,55) (16.222) (6,22)

+ Cá nhân 142.737 221.410 203.429 253.785 239.812 78.673 55,12 (17.981) (8,12) (13.973) (5,51) +Doanh nghiệp 4.428 6.066 6.871 7.171 4.922 1.638 36,99 805 13,27 (2.249) (31,36)

59

4.2.1.1 Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với cá nhân và hộ KD

Dựa vào hình 4.2, ta thấy trong cơ cấu tổng dƣ nợ của khoản mục này thì DN TD ngắn hạn của cá nhân và hộ KD chiếm tỷ trọng cao hơn DN TD ngắn hạn của doanh nghiệp rất nhiều luôn chiếm từ 72 – 80% trên tổng dƣ nợ TD ngắn hạn. Cụ thể nhƣ sau: năm 2010, dự nợ ngắn hạn của cá nhân và hộ kinh doanh là 142.737 triệu đồng chiếm 96,99% DN ngắn hạn và năm 2011 thì dƣ nợ ngắn hạn của cá nhân và hộ KD tăng lên 221.410 triệu đồng. Đến năm 2012, dƣ nợ ngắn hạn của cá nhân và hộ KD giảm xuống 203.429 triệu đồng chiếm 96,73% DN ngắn hạn. Vào cuối tháng 6/2013 DN ngắn hạn của cá nhân và hộ KD giảm so với thời điểm cũng kỳ năm trƣớc đạt 230.812 triệu đồng nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dƣ nợ ngắn hạn là 97,91%.

Nguyên nhân của điều này là do trên địa bàn các cá nhân chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên thƣờng cần nguồn vốn sử dụng trong ngắn hạn vì các ngành nghề chủ yếu của họ là trồng lúa, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy hải sản, đây là những sản phẩm có thời gian canh tác ngắn thƣờng dƣới 12 tháng/1 vụ, còn các hộ kinh doanh thƣờng là những tiểu thƣơng buôn bán nhỏ lẻ nên chỉ cần nguồn vốn để bù đắp những khoản thiếu hụt tạm thời trong kỳ kinh doanh, đồng thời nguồn vốn ngắn hạn này có lãi suất thấp hơn vốn trung, dài hạn và giảm thiểu RRLS khi đi vay nhất là trong giai đoạn lãi suất đầy biến động này. Chính nguồn vốn vay này đã giúp cá nhân và các hộ KD có động lực hơn để đầu tƣ sản xuất một cách hiệu quả nhất.

Nguồn: Phòng tín dụng – NHNo & PTNT Cầu Ngang

Hình 4.2 Dƣ nợ cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT Cầu Ngang giai đoạn 2010 – 6/2013 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6/2012 6/2013

Cá nhân và hộ KD Doanh nghiệp

Năm Triệu đồng

60

4.2.1.2 Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

Bên cạnh đó ta thấy, ngoài DN TD ngắn hạn của cá nhân và hộ KD thì DN TD ngắn hạn của doanh nghiệp cũng góp phần tạo nên tổng giá trị NCLS của khoản mục DN cho vay. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện thì các doanh nghiệp chỉ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa nên số vốn đi vay ngân hàng cũng ít hơn chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu DN ngắn hạn.

Cụ thể, DN TD ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2010 là 4.428 triệu đồng chiếm 3,01% DN TD ngắn hạn, năm 2011 tăng lên 6.066 triệu đồng tƣơng đƣơng 36,99% so với năm 2010 và tiếp tục tăng thêm 805 triệu đồng tƣơng đƣơng 13,27% đạt 6.871 triệu đồng năm 2012 chiếm 3,27% tổng DN ngắn hạn, tại thời điểm 6/2013 thì DN TD ngắn hạn của doanh nghiệp giảm mạnh còn 4.922 triệu đồng tƣơng đƣơng 68,64% so với 6/2012 . Dƣ nợ TD ngắn hạn của doanh nghiệp tăng là do năm 2011 và 2012 nền kinh tế đang bƣớc vào giai đoạn phục hồi và dần đi vào ổn định sau khủng hoảng nên các doanh nghiệp dần hoạt động mạnh mẽ trở lại nên nhu cầu về vốn tăng dần trong giai đoạn 2010 - 2012. Đầu năm 2013 các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã đi vào hoạt động ổn định hơn nên nhu cầu về vốn cũng giảm dần.

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cầu ngang tỉnh trà vinh (Trang 56)