Phân tích cơ cấu tài sản của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cầu ngang tỉnh trà vinh (Trang 46)

Phân tích tình hình tài sản là đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của ngân hàng nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Việc phân bổ vốn cho từng loại tài sản của ngân hàng nhằm thấy đƣợc khả năng sử dụng vốn của ngân hàng nhƣ dự trữ tiền mặt, đầu tƣ chứng khoán, cho vay và các tài sản có khác. Xem xét việc phân bổ giữa các loại vốn trong các giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh có hợp lý hay không để từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Quản lý tài sản của ngân hàng là việc chuyển hoá nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và tài sản sinh lời, tức là việc phân chia vốn giữa tiền mặt, tín dụng, đầu tƣ, chứng khoán và các tài sản khác. Các loại tài sản của ngân hàng bao gồm bốn loại: khoản mục ngân quỹ, đầu tƣ chứng khoán, tín dụng và tài sản cố định.

Cơ cấu tài sản tại NHNo & PTNT Cầu Ngang đƣợc thể hiện ở bảng 4.1 trang 33. Qua bảng 4.1 ta thấy, tổng tài sản của NH tăng liên tục qua các năm, cụ thể là năm 2011 tổng tài sản của NH đạt 321.208 triệu đồng tăng trƣởng 9,91% so với năm 2010, năm 2012 tăng thêm 81.607 triệu đồng chiếm 25,41% và đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng tài sản của NH đạt 496.098 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 với tốc độ tăng trƣởng 26,55%. Từ đó, ta thấy tổng tài sản của NH tăng trƣởng đều và ổn định qua mỗi năm.

Trong khoản mục TS bao gồm 2 loại: TS sinh lời và TS không sinh lời. TS không sinh lời của ngân hàng là tiền mặt và TSCĐ. TS sinh lời là những khoản sử dụng vốn đem lại thu nhập cho ngân hàng gồm tất cả các khoản mục TS còn lại, trong giai đoạn 2010 – 6/2013 luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng TS là trên 97%.

47

Bảng 4.1 Cơ cấu tài sản NHNo & PTNT Cầu Ngang giai đoạn 2010 – 6/2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng – NHNo & PTNT Cầu Ngang

Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Tiền mặt 2.983 4.614 3.328 7.528 6.126 1.631 54,68 (1286) (27,87) (1.402) (18,62) 2. Dƣ nợ cho vay 283.714 303.158 359.930 345.600 395.933 19.444 6,85 56.772 18,73 50.333 14,56 3. TSCĐ 1.212 1.395 1.370 2.538 2.619 183 15,10 (25) (1,79) 81 3,19 4. Tài sản có khác 4.344 12.041 38.188 36.338 91.420 7.697 177,19 26.147 217,15 55.082 151,58

48

Tiền mặt, đây là TS có tính thanh khoản cao mà ngân hàng phải duy trì để đảm bảo hoạt động kinh doanh và không có khả năng sinh lời nên ngân hàng phải duy trì nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của khách hàng gửi tiền, chi phí hoạt động và thực hiện dự trữ theo quy định của NHNN. Vì vậy, khoản mục này chiếm tỷ trọng không cao, năm 2010 là 2.983 triệu đồng chiếm 1,02% đến năm 2011 tăng lên 4.614 triệu đồng chiếm 1,44% và sau đó giảm chỉ còn chiếm khoảng 0,83% trên tổng TS năm 2012. Đến cuối tháng 6/2013 khoản mục này đạt 6.126 triệu đồng tiếp tục giảm so với 7.528 triệu đồng ở tháng 6/2012. Sự giảm này chủ yếu là do thay đổi trong phƣơng thức thanh toán, trƣớc đây KH rút tiền mặt để chi trả cho các hoạt động kinh doanh còn bây giờ thanh toán chuyển khoản trở nên phổ biến hơn nên NH có thể giảm dự trữ tiền mặt tại quỹ.

Dư nợ cho vay khách hàng, đây là khoản mục quan trọng nhất vì nó chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản của ngân hàng, cụ thể là năm 2010 chiếm 97,08%, năm 2011 là 94,38% và năm 2012 là 89,35%, khoản cho vay này mang lại phần lớn thu nhập cho NH và cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Thông qua hoạt động tín dụng này của NH ta có thể thấy đƣợc tình trạng hoạt động của NH.

Bảng 4.2 Dƣ nợ tín dụng của ngân hàng theo kỳ hạn giai đoạn 2010 – 6/2013 Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2012 6/2013

Ngắn hạn 147.165 227.476 210.300 260.956 244.734

- Cá nhân và hộ kinh doanh 142.737 221.410 203.429 253.785 239.812 - Doanh nghiệp 4.428 6.066 6.871 7.171 4.922

Trung và dài hạn 136.549 75.682 149.630 84.644 151.199

- Cá nhân và hộ kinh doanh 129.349 70.922 146.330 81.194 147.899 - Doanh nghiệp 7.200 4.760 3.300 3.450 3.300

Tổng dƣ nợ 283.714 303.158 359.930 345.600 395.933

Nguồn: Phòng tín dụng – NHNo & PTNT Cầu Ngang

Sản phẩm TD của NH bao gồm TD ngắn (thời hạn cho vay đến 12 tháng), TD trung hạn (từ trên 12 tháng đến 60 tháng) và TD dài hạn (trên 60 tháng). Hoạt động cho vay là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho NH, vì vậy bên cạnh sự tăng trƣởng về lợi nhuận thì DSCV luôn tăng qua các năm do chiến lƣợc marketing của ngân hàng nhằm giữ KH cũ và thu hút KH mới. Năm 2011,

49

DSCV là 466.777 triệu đồng tăng 52.196 triệu đồng chiếm 12,59% so với năm 2010 và DNCV cũng tăng 6,85% cụ thể là dƣ nợ ngắn hạn chiếm 227.476 triệu đồng tƣơng đƣơng 75,04% tổng dƣ nợ và dƣ nợ trung hạn là 75.682 triệu đồng, năm 2011 dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao vì trong giai đoạn này lãi suất còn biến động và lạm phát tăng nên TD ngắn hạn tăng nhằm giảm thiểu rủi ro cho NH và cả KH. Năm 2012, DSCV tiếp tục tăng lên đạt 598.623 triệu đồng và DNCV là 359.930 triệu đồng, trong đó dƣ nợ ngắn hạn là 210.300 triệu đồng chiếm 58,43% trên tổng dƣ nợ và dƣ nợ trung hạn là 149.630 triệu đồng chỉ chiếm 41,57% so với tổng dƣ nợ. Cuối tháng 6/2013, DSCV tăng nhẹ chỉ 0,02% so với cuối tháng 6/2012 đạt 285.392 triệu đồng, trong khi dƣ nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2012 chiếm 75,51% tồng dƣ nợ thì đến tháng 6/2013 dƣ nợ ngắn hạn chỉ còn chiếm 61,81% tổng dƣ nợ và dƣ nợ trung – dài hạn chiếm 38,19%.

Bên cạnh đó, khách hàng của NH phần lớn là các hộ kinh doanh và cá nhân mà chủ yếu là nông dân, còn các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thƣờng chỉ sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa nên tổng dƣ nợ cho vay cá nhân và hộ kinh doanh luôn cao hơn rất nhiều so với doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2010 DNCV cá nhân và hộ kinh doanh là 272.086 triệu đồng nhƣng doanh nghiệp thì chỉ có 11.628 triệu đồng chỉ bằng 4,2% DNCV cá nhân và hộ kinh doanh, năm 2011 DNCV cá nhân và hộ kinh doanh là 292.332 triệu đồng và tiếp tục tăng lên 349.759 triệu đồng năm 2012, đến tháng 6/2013 đạt 387.711 triệu đồng tăng 52.732 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.

TSCĐ và TS có khác, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên tổng TS của NH. TSCĐ chỉ chiếm khoảng 0,3 – 0,6% và TS có khác chiếm dƣới 20%, đây là đặc điểm chung của các tổ chức thuộc lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ không giống nhƣ những tổ chức thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh bắt buộc phải đầu tƣ nhiều vào dây chuyền máy móc thiết bị. Năm 2011, tổng của 2 khoản mục này là 5.556 triệu đồng trong đó TSCĐ là 1.395 triệu đồng chiếm 0,41%, tăng lên 183 triệu đồng, nhƣng đến năm 2012, lại giảm xuống còn 1.370 triệu đồng, nguyên nhân là khoản mục TSCĐ giảm xuống 25 triệu đồng vì quá trình đánh giá lại TS. Đến 6 tháng đầu năm 2013, TSCĐ đạt 2.619 triệu đồng tăng 3,19% so với 6 tháng đầu năm 2012. Đầu năm 2013 TS của NH tăng do NH bỏ vốn ra để đầu tƣ thêm cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động tín dụng ngày càng phát triển.

Sau khi phân tích cơ cấu TS, chúng ta sẽ tiếp tục đi vào phân tích nguồn hình thành nên TS của NH, đó là nguồn vốn của NH trong phần tiếp theo cơ cấu và những biến động trong nguồn vốn của NHNo & PTNT Cầu Ngang giai đoạn 2010 – 6/2013.

50 Bảng 4.3 Tình hình cho vay của NHNo & PTNT từ 2010 – 6/2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng – NHNo & PTNT Cầu Ngang

Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Doanh số cho vay 414.581 466.777 589.623 285.332 285.392 52.196 12,59 122.846 26,32 60 0,02 Doanh số thu nợ 397.255 439.451 538.680 242.178 259.956 42.196 10,62 99.229 22,58 17.778 7,34 Dƣ nợ cho vay 283.714 303.158 359.930 345.600 395.933 19.444 6,85 56.772 18,73 50.333 14,56 Dƣ nợ nhóm 1 252.816 286.036 358.562 340.285 384.307 33.220 13,14 72.526 25,36 44.022 12,94

51

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cầu ngang tỉnh trà vinh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)