& PTNT HUYỆN CẦU NGANG 3.3.1 Doanh thu
Qua bảng 3.1 về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH giai đoạn 2010 – 6/2013, ta thấy thu nhập của NH liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 đạt 74.703 triệu đồng, tăng 25.394 triệu đồng tƣơng đƣơng 51,5% so với năm 2010. Năm 2012, thu nhập chỉ tăng 646 triệu đồng tƣơng đƣơng 0,86% so với năm 2011. Trong tổng thu nhập của NH thì thu nhập từ hoạt động tín dụng là khoản thu luôn chiếm tỷ trọng cao khoảng 98%, mà nguồn thu này luôn tăng qua các năm đã kéo theo sự tăng trƣởng của thu nhập. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng này là do NH triển khai cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP “Về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”, bên cạnh đó năm 2011 nghề nuôi tôm sú công nghiệp ở huyện Cầu Ngang phát triển mạnh và trúng mùa nên ngƣời vay vốn có điều kiện trả nợ vay. Ngoài ra, nguồn thu từ dịch vụ và nguồn thu khác cũng tăng đáng kể so với năm 2010 kéo theo sự tăng nhanh của tổng thu nhập. Bƣớc sang năm 2012 lãi suất cho vay có phần sụt giảm từ 18% - 20,5%/năm ở năm 2011 còn 13% - 18%/năm làm cho nguồn thu từ lãi của NH không tăng nhiều so với năm 2011, cùng với việc sản xuất nông nghiệp bị mất mùa nên ngƣời vay không đủ điều kiện trả nợ cho NH làm cho tổng thu nhập NH chỉ có sự tăng nhẹ chứ không tăng vọt nhƣ năm 2011. Đến tháng 6 năm 2013 thì lãi suất cho vay lại tiếp tục giảm so với cùng kì năm ngoái chỉ còn 9% - 12%/năm nên nguồn thu nhập của NH giảm 11.003 triệu đồng. Từ phân tích trên ta thấy hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của NH.
3.3.2 Chi phí
Cùng với sự tăng trƣởng đáng kể của thu nhập năm 2011, tổng chi phí cũng tăng 20.745 triệu đồng với tốc độ là 50,7% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm này NH tiến hành mua mới nhiều trang thiết bị, sửa chữa, nâng cấp hệ thống kỹ thuật trong mọi hoạt động của các phòng ban giúp cho việc giao dịch với khách hàng cũng nhƣ công tác quản lý đƣợc nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó còn có sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn nên chi nhánh đã đƣa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới nhƣ tiết kiệm dự thƣởng, tiết kiệm đảm bảo bằng vàng… nên đã thu hút khách hàng đến gửi tiền ngày càng nhiều làm cho chi lãi tiền gửi tăng lên, đồng thời chi dịch vụ, chi dự phòng rủi ro cũng tăng lên làm tổng chi tăng. Năm 2012 chi phí giảm 3.321 triệu đồng tƣơng ứng với 5,39% nguyên nhân là do trong năm 2012 NH giảm dần lãi suất huy động nên chi phí lãi giảm xuống vì nguồn chi chủ yếu của NH là chi lãi tiền gửi của khách hàng. Lãi suất huy động cứ thế giảm dần đến tận tháng 6
41
năm 2013 làm cho chi phí lãi cũng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, cụ thể là tổng chi phí hai quý đầu năm 2013 giảm 12.937 triệu đồng (45,73%) so với cùng kỳ năm 2012. Tốc độ tăng giảm trong chi phí của NH qua các kỳ đều tƣơng xứng với tốc độ tăng giảm thu nhập nên nhìn chung cơ cấu trong chi phí hoạt động của NH thì chi phí cho hoạt động tín dụng luôn chiếm phần lớn (98%).
3.3.3 Lợi nhuận
Trong việc kinh doanh thì mục tiêu cần đạt đƣợc đó là lợi nhuận, nó phản ánh khá đầy đủ quá trình hoạt động của NH. Lợi nhuận mà chi nhánh Cầu Ngang đạt đƣợc trong thời gian qua liên tục tăng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trƣớc rất nhiều. Năm 2010 lợi nhuận đạt 8.393 triệu đồng, năm 2011 lợi nhuận tăng 55,39% đạt 13.042 triệu đồng và tiếp tục tăng ở năm 2012 nhƣng tốc độ tăng trƣởng đã giảm so với năm trƣớc chỉ đạt 30,42%. Kết quả này cho thấy hoạt động hiệu quả của NH trong việc cân đối thu nhập chi phí. Ban lãnh đạo NHNo & PTNT Cầu Ngang đã đƣa ra đƣợc những giải pháp linh hoạt nhƣ đƣa ra các chƣơng trình tiết kiệm dự thƣởng, ƣu đãi lãi suất,… Bên cạnh đó nỗ lực của các cán bộ tín dụng tăng doanh số cho vay và thu nợ giúp quay vòng vốn nhanh góp phần làm tăng thu nhập nên đã giúp NH duy trì đƣợc tốc độ phát triển của mình. Sang năm 2013, chỉ mới 6 tháng đầu năm nhƣng lợi nhuận của NH đã đạt đƣợc 11.932 triệu đồng tăng 19,34% so với 6 tháng đầu năm 2012, với chủ trƣơng tiết kiệm trong chi tiêu, tăng cƣờng các hoạt động mang lại doanh thu cho NH nên lợi nhuận mà NH đạt đƣợc rất cao. Đây là tín hiệu khả quan cho thấy lợi nhuận của NH có thể tiếp tục tăng trong các kỳ tiếp theo.
42
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Cầu Ngang giai đoạn 2010 – 6/2013
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng – NHNo & PTNT Cầu Ngang
Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Tổng thu nhập 49.309 74.703 75.349 38.287 27.284 25.394 51,50 646 0,86 (11.003) (28,74)
- Thu nhập từ lãi 48.754 73.954 74.465 37.752 26.832 25.200 51,69 511 0,69 (10.920) (28,93) - Thu ngoài lãi 555 749 884 535 452 194 34,95 135 18,02 (83) (15,51)
2. Tổng chi phí 40.916 61.661 58.340 28.289 15.352 20.745 50,70 (3.321) (5,39) (12.937) (45,73)
- Chi trả lãi 40.597 60.885 57.843 28.171 15.201 20.288 49,97 (3.042) (4,99) (12.970) (46,04) - Chi ngoài lãi 319 776 497 118 151 457 143,26 (279) (35,95) 33 27,97
43
3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG NHNo
& PTNT HUYỆN CẦU NGANG 3.4.1 Thuận lợi
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang là một chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam với vị thế là Ngân hàng thƣơng mại – định chế tài chính lớn nhất Việt Nam là một điểm mạnh giúp chi nhánh luôn đứng vững và chiếm thị phần khá cao so với các tổ chức tín dụng khác.
- Chính thƣơng hiệu NHNo & PTNT đã nói lên sự gắn bó, gần gũi với ngƣời nông dân với ngành nông nghiệp giúp mối quan hệ giữa NH và ngƣời dân càng thân thiết tin tƣởng nhau hơn. Đó cũng là điểm mạnh mà các tổ chức khác không có đƣợc.
- Mạng lƣới hoạt động rộng khắp trên toàn quốc với gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trong nƣớc, 1 chi nhánh nƣớc ngoài tại Campuchia cùng với 9 công ty con khác.
- Chất lƣợng đội ngũ cán bộ nhân viên của NH đã ngày càng đƣợc củng cố và hoàn thiện về trình độ tay nghề cũng nhƣ kỹ năng chăm sóc khách hàng. Cán bộ nhân viên của NHNo & PTNT Cầu Ngang luôn đƣợc đào tạo và tiếp xúc với các chƣơng trình, công nghệ mới nhằm nắm vững để phục vụ khách hàng.
- Các thủ tục hành chính ngày càng đơn giản nên khách hàng dễ hiểu, thuận lợi và nhanh chóng hơn trong giao dịch với NH.
- Bên cạnh đó NH hoạt động trên địa bàn tƣơng đối lâu trên 20 năm, có lƣợng khách hàng truyền thống tƣơng đối nhiều và ổn định, nên mức độ tin cậy và sự hiểu biết giữa khách hàng và NH cao. Điều này tạo điều kiện cho NH chiếm thị phần lớn trong các dịch vụ NH.
- Đƣợc tỉnh và trung ƣơng cấp văn bản về quy trình chế độ nghiệp vụ thẩm định. Tổ chức huấn luyện, hƣớng dẫn nghiệp vụ, giúp cho cán bộ thẩm định nắm vững về nguyên tắc, chế độ thực hiện tốt các món vay.
- Sự đoàn kết thống nhất về ý chí và hành động của Ban Giám đốc và tất cả các cán bộ nhân viên. Thƣờng xuyên quan tâm giúp đỡ kịp thời những cán bộ viên chức gặp hoàn cảnh khó khăn trong công tác cũng nhƣ gia đình gặp ốm đau bệnh tật. Tổ chức tham quan nghỉ mát cho cán bộ viên chức có tinh thần thoải mái.
3.4.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên chi nhánh còn gặp một số khó khăn nhƣ sau: - Huyện Cầu Ngang là một huyện còn khó khăn có trên 35% dân tộc Khmer, trình độ dân trí còn thấp, khách hàng còn ít am hiểu về thủ tục vay
44
vốn, do đó cán bộ tín dụng phải tốn rất nhiều thời gian để hƣớng dẫn khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trên địa bàn huyện Cầu Ngang có rất nhiều NH hoạt động nên gặp rất nhiều khó khăn trong huy động vốn cũng nhƣ cho vay.
- Khách hàng chủ yếu là các hộ dân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động kinh doanh của họ phần lớn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan nhƣ thời tiết, giá cả thị trƣờng, những biến động khác. Thiên tai, dịch bệnh thƣờng xuyên xảy ra làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, đồng thời ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị vay vốn, từ đó ảnh hƣởng đến công tác thu nợ của NH.
- Tình trạng quá tải công việc đối với các bộ tín dụng trong khi địa bàn hoạt động rộng lớn dẫn đến việc quản lý các món vay rất khó.
- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chƣa đáp ứng tốt những đòi hỏi cho sự phát triển. Việc triển khai các chƣơng trình dịch vụ sản phẩm mới vẫn còn tốn nhiều thời gian, nhân lực và tiền bạc.
- Lãi suất thƣờng xuyên biến động do áp lực cạnh tranh, những chính sách của NHNN kèm theo lạm phát gia tăng và sự biến động của tỷ giá ngoại tệ,…
3.4.3 Phƣơng hƣớng hoạt động năm 2013
3.4.3.1Dự kiến một số chỉ tiêu chủ yếu
Căn cứ kết quả thực hiện đƣợc năm 2012, định hƣớng NHNo cấp trên và mục tiêu phát triển kinh tế của huyện năm 2013. Công tác đầu tƣ vốn của NHNo huyện Cầu Ngang tập trung vào chuyên canh nhƣ cho vay cùng lúa, màu cao sản, đàn gia súc, nuôi trồng thủy sản,… cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã làm ăn có hiệu quả.
Dự kiến một số chỉ tiêu chủ yếu như sau:
- Nguồn vốn tăng từ 11% - 13% - Dƣ nợ cho vay tăng từ 9% - 11%
- Tỷ lệ cho vay nông nghiệp và nông thôn đạt 70% tổng dƣ nợ - Tỷ lệ nợ xấu dƣới 5%
- Tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 10%
3.4.3.2Phương hướng phát triển
- Tăng cƣờng thêm nguồn vốn huy động nhằm đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế, ngân hàng xác định rõ đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề bởi vì nới thị trƣờng tài chính địa phƣơng chƣa phát triển thì kênh cung ứng vốn quan trọng và chủ yếu cho yêu cầu phát triển kinh tế vẫn là kênh vốn từ ngân hàng.
45
vay hỗ trợ lãi suất cho Huyện Ủy và UBND huyện.
- Phối hợp với phòng Nông nghiệp huyện trong việc cho vay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nuôi trồng thủy sản, cho vay trồng màu, phát triển đàn gia súc.
- Nâng cao chất lƣợng phục vụ của các dịch vụ, ngân hàng lắp đặt thêm máy ATM, nâng cấp hệ thống máy ATM để khách hàng có thể tự gửi tiền vào tài khoản mà không cần đến ngân hàng nhƣ hiện nay.
- Phát hành thẻ tín dụng kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
- Đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Mở rộng hệ thống hoạt động của ngân hàng để phục vụ đầy đủ cho khách hàng, đặc biệt là những hộ vùng nông thôn, vùng xa, hẻo lánh.
- Tổ chức kiểm tra sau khi cho vay, phân loại nợ các đối tƣợng nhằm tận thu các nguồn nợ xấu – tồn đọng.
- Tiếp tục giao khoán các chỉ tiêu đến cán bộ tín dụng, Phòng giao dịch thị trấn Cầu Ngang và Phòng giao dịch thị trấn Mỹ Long nhằm tạo phong trào thi đua hoàn thành chỉ tiêu của đơn vị, là cơ sở để xét thi đua – khen thƣởng kịp thời những nhân tố tích cực.
46
Chƣơng 4
PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI LÃI SUẤT ĐẾN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT
HUYỆN CẦU NGANG
4.1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN CẦU NGANG & PTNT HUYỆN CẦU NGANG
4.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản của ngân hàng
Phân tích tình hình tài sản là đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của ngân hàng nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Việc phân bổ vốn cho từng loại tài sản của ngân hàng nhằm thấy đƣợc khả năng sử dụng vốn của ngân hàng nhƣ dự trữ tiền mặt, đầu tƣ chứng khoán, cho vay và các tài sản có khác. Xem xét việc phân bổ giữa các loại vốn trong các giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh có hợp lý hay không để từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Quản lý tài sản của ngân hàng là việc chuyển hoá nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và tài sản sinh lời, tức là việc phân chia vốn giữa tiền mặt, tín dụng, đầu tƣ, chứng khoán và các tài sản khác. Các loại tài sản của ngân hàng bao gồm bốn loại: khoản mục ngân quỹ, đầu tƣ chứng khoán, tín dụng và tài sản cố định.
Cơ cấu tài sản tại NHNo & PTNT Cầu Ngang đƣợc thể hiện ở bảng 4.1 trang 33. Qua bảng 4.1 ta thấy, tổng tài sản của NH tăng liên tục qua các năm, cụ thể là năm 2011 tổng tài sản của NH đạt 321.208 triệu đồng tăng trƣởng 9,91% so với năm 2010, năm 2012 tăng thêm 81.607 triệu đồng chiếm 25,41% và đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng tài sản của NH đạt 496.098 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 với tốc độ tăng trƣởng 26,55%. Từ đó, ta thấy tổng tài sản của NH tăng trƣởng đều và ổn định qua mỗi năm.
Trong khoản mục TS bao gồm 2 loại: TS sinh lời và TS không sinh lời. TS không sinh lời của ngân hàng là tiền mặt và TSCĐ. TS sinh lời là những khoản sử dụng vốn đem lại thu nhập cho ngân hàng gồm tất cả các khoản mục TS còn lại, trong giai đoạn 2010 – 6/2013 luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng TS là trên 97%.
47
Bảng 4.1 Cơ cấu tài sản NHNo & PTNT Cầu Ngang giai đoạn 2010 – 6/2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng – NHNo & PTNT Cầu Ngang
Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Tiền mặt 2.983 4.614 3.328 7.528 6.126 1.631 54,68 (1286) (27,87) (1.402) (18,62) 2. Dƣ nợ cho vay 283.714 303.158 359.930 345.600 395.933 19.444 6,85 56.772 18,73 50.333 14,56 3. TSCĐ 1.212 1.395 1.370 2.538 2.619 183 15,10 (25) (1,79) 81 3,19 4. Tài sản có khác 4.344 12.041 38.188 36.338 91.420 7.697 177,19 26.147 217,15 55.082 151,58
48
Tiền mặt, đây là TS có tính thanh khoản cao mà ngân hàng phải duy trì để đảm bảo hoạt động kinh doanh và không có khả năng sinh lời nên ngân hàng phải duy trì nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của khách hàng gửi tiền, chi phí hoạt động và thực hiện dự trữ theo quy định của NHNN. Vì vậy, khoản mục này chiếm tỷ trọng không cao, năm 2010 là 2.983 triệu đồng chiếm 1,02% đến năm 2011 tăng lên 4.614 triệu đồng chiếm 1,44% và sau đó giảm chỉ còn chiếm khoảng 0,83% trên tổng TS năm 2012. Đến cuối tháng 6/2013 khoản mục này đạt 6.126 triệu đồng tiếp tục giảm so với 7.528 triệu đồng ở tháng 6/2012. Sự giảm này chủ yếu là do thay đổi trong phƣơng thức thanh toán,